Vận đơn đường biển (B/L – Bill Of Lading) là một chứng từ vận tải hàng hoá do người chuyên chở, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của hãng tàu (forwarder) ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến. Trong vận tải đường biển, vận đơn có chức năng quan trọng và tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hoá. Tuỳ vào mục đích và căn cứ riêng mà người ta phân loại vận đơn đường biển. Hiện tại có 6 cách phân loại vận đơn đường biển.
Nhiều bạn chưa vào nghề hoặc đang theo học nghề xuất nhập khẩu có lẻ hàng ngày nghe đến vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L) rất nhiều nhưng chưa từng thấy cái vận đơn đó thực tế như thế nào, trong vận đơn ghi gì và có khác gì so với vận đơn đường hàng không (air) hay không.
Trong bài viết này Ánh sẽ đưa ra một vài mẫu vận đơn của các hãng tàu mà Ánh đã làm với khách hàng. Nhưng mình cũng nói trước là một số thông tin trên bill mình sẽ che mờ nhằm đảm bảo không lộ thông tin của khách hàng.
Vận đơn có thể nói là linh hồn của hàng hóa, nó là một giấy chứng nhận hãng tàu cấp cho bạn nhằm xác minh hãng tàu đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn. Tất cả các loại vận đơn quốc tế đều bằng tiếng Anh.
Ánh sẽ dịch một vận đơn ra tiếng Việt cho các bạn dễ hiểu nội dung của nó. Hãy ủng hộ website SongAnhlogs.com bằng cách nhấn Like và G+ nếu bài viết này bổ ích nhé.
Chức năng và tác dụng của vận đơn đường biển
Sau khi bạn book tàu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng thanh lý xong trước giờ closing time thì việc đầu tiên bạn cần phải gởi cho hãng tàu là một chi tiết bill nhằm cung cấp cho hãng tàu biết thông tin về lô hàng của bạn để hãng tàu làm cho bạn một bản draft bill, khi co draft bill rồi bạn sẽ có một thời gian xác nhận draft bill đã ok hay chưa, khi bạn đã confirm ok thì lúc này hãng tàu chính thức mới cấp cho bạn vận đơn đường biển hay còn gọi là BILL (Ocean Bill of Lading – B/L).
Chức năng của vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính:
– Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….
– Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.
– Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ ( tàu container, hàng LCL ) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước( Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.
Tác dụng của vận đơn
Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương. Sau đây là một số tác dụng chính:
– Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.
– Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, Manifest.
– Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gởi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.
– Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
– Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng…
Nội dung vận đơn đường biển
Đây có thể nói là trọng tâm của bài viết. Các bạn nhìn hình mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu KMTC nhé.
– Shipper: Tên người gởi, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
– Consignee: Tên người nhận, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
– Notify Party : Tên người nhận thông báo hàng đến, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
– Vessel/Voy.No : Tên tàu / Số chuyến
– Port of loading : Cảng load hàng
– Port of discharge: Cảng dỡ hàng
– Container no/ Seal no: Số container, số seal ( niêm chì)
– Description of goods: Mô tả hàng hóa, gross weight, net weight, số lượng cartons,
– Freight prepaid : Cước trả tại cảng load hàng ( xem thêm )
Phân loại vận đơn đường biển
Có rất nhiều cách để phân loại vận đơn đường biển, sau đây là một số cách hay sử dụng để phân loại vận đơn. Ánh sẽ trình bày đầy đủ nhất về cách phân loại vận đơn. Hiện tại có 6 cách phân loại vận đơn đường biển như sau:
Căn cứ vào tính sở hữu
Có 3 loại:
– Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. ( Trong ví dụ là mục consingee, vân đơn trên là vận đơn đích danh).
– Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.
Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Bạn phải chú ý ký hậu và đóng dấu khi gặp vận đơn này. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill.
– Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng.
Vận đơn theo lệnh (To order) có thể biến thành vận đơn đích danh (Straight Bill) nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng hoặc có thể biến thành vận đơn vô danh (To bearer Bill) khi chỉ ký hậu mà không ghi tên người nhận.
Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển:
– Vận đơn gốc (Original Bil) : là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh (to order).
– Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE (như hình trên). Có nghĩa là không được chuyển nhượng.
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
– Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gởi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.
– Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn
– Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gởi.
– Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách) …
Căn cứ vào phương thức thuê tàu:
– Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng ( ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ)
– Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).
Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa:
– Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
– Vận đơn chở suốt (Through Bill): cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
– Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill): vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…
Nhược điểm của vận đơn đường biển
Thứ 1: Hàng hoá có thể đến cảng rồi nhưng vận đơn bill chưa đến làm chậm quá trình dỡ hàng. Trường hợp này xảy ra khi hành trình trên biển ngắn.
Thứ 2: Vận đơn giấy có hạn chế về mặt công nghệ, không thể truyền dữ liệu số bằng internet được.
Thứ 3: Việc in ấn và chống làm giả sẽ gây lãng phí về mặt kinh tế.
Thứ 4: Bill giấy có thể thất lạc hay mất cắp.
Một số loại vận đơn khác
So với những vận đơn trên có thể có nhiều bạn quen hơn những vận đơn sau, bài viết chi tiết thì mình cũng đã viết rồi:
– Master bill: Vận đơn của hãng tàu cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder.
– House bill: Vận đơn nhà. Vận đơn này do forwarder cấp cho shipper
– Surrenderd bill: Là vận đơn điện giao hàng hay còn gọi là vận đơn xuất trình nhằm đảm bảo hàng hoá có thể release nhanh.
– Seaway bill: Vận đơn để release hàng hoá nhanh hay còn được gọi là Express release
Kết Luận
Vận đơn là một loại giấy tờ quan trọng trong vận chuyển đường biển bằng container. Mặc dù có nhiều cách phân loại bill nhưng trong thực tế người ta hay thấy 2 loại vận đơn chính : Master bill và house bill. Bill gốc là bill quan trọng nhất và tuyệt đối không được làm mất bộ bill gốc. Nếu bạn không muốn khách hàng chờ nhận bill gốc thì có thể làm surrendered bill hoặc seaway bill.
Bạn có thể dùng vận đơn gốc để chuyển nhường hàng hoá, ngoài ra còn có rất nhiều cách phân loại khác tuỳ vào mục đích sử dụng. Chẳng hạn trong mua bán 3 bên người ta có thêm loại Vận đơn thay đổi (Switch B/L).
Nguyễn Công Thành viết
Chào admin, cho em hỏi Một B/ L chỉ hiển thị trọng lượng thô (205. 85 tấn) trong khi các chứng từ khác chỉ hiển thị trọng lượng tịnh (200 tấn). Điều này có chấp nhận được không? Em cảm ơn ạ !
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bill thì chỉ cần thể hiện G.W là được rồi bạn, không nhất thiết phải có N.Ư bạn nhé
Nguyễn Công Thành viết
Chào admin, cho em hỏi một B/ L chỉ hiển thị trọng lượng thô (205. 85 tấn) trong khi các chứng từ khác chỉ hiển thị trọng lượng tịnh (200 tấn). Điều này có chấp nhận được không? Em cảm ơn Admin ạ !
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Khi chứng từ có sự sai lệch thì bạn phải tìm cách xác định được đâu là dữ liệu đúng, sau đó điều chỉnh lại các dữ liệu sai cho phù hợp với thực tế hàng hóa nhé bạn.
Hà viết
về nguyên tắc, tiền về tài khoản thì mới nhả hàng. Khách thì họ luôn muốn trả tiền muộn nhất có thể. Trong mỗi loại seaway bill, surrended bill và original bill, đâu là thời điểm muộn nhất khách hàng phải thanh toán tiền hàng?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Thời hạn muộn nhất khách trả tiền hàng cho bạn phụ thuộc vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mà bạn với khách hàng thỏa thuận và ký trước đó nhé bạn.
Hải viết
Nếu trên ô shipper có tên 2 người gửi hàng thì nó là master bill hay house bill anh
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn chỉ cung cấp thông tin như vậy mình cũng không phân biệt được đó là master bill hay house bill nữa, bạn xem lại B/L bên bạn xem có logo hãng tàu không (có logo hãng tàu thì thường là master bill), chữ ký ở cuối B/L là chữ ký hãng tàu hay FWD (hãng tàu phát hành MBL còn FWD thì phát hành HBL), bạn cung cấp thêm thông tin rồi mình tư vấn cụ thể hơn nha
Trần Kim Khánh viết
Cho Mình hỏi câu này :
Công ty bên USA l là :A
CTY mình là :B
CTY trung quốc là :C
Cty A bán cho CTY B , CTY B bán cho Cty C
Container Được xếp hàng tại new york port , tàu đi thẳng tới Shanghai port ,
Bill of lading : được Cty A chuyển về CTY B , cho hỏi trên Bill of lading ghi consignee và notify party , ggi như thế nào để CTY B chúng tôi lên nộp ngân hàng và nhận thanh toán từ CTY C , xin cám ơn.
Khánh 0903719016
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
Trường hợp này bạn sẽ thể hiện như sau:
shipper: cty A (USA)
Buyer: Cty B (bạn)
Consignee: Cty C ( china)
Notify party: Cty C (china), và trên hợp đồng thể hiện rõ là CTy C sẽ thanh toán công nợ cho Cty B (có thể làm hợp đồng 3 bên nha bạn).
Như Anh viết
Dear admin,
Em có 1 chút thắc mắc nhờ các a/c giải đáp:
Hàng của bên em đóng vào 2 CASES mỗi CASE gồm 1 PCE.
Trên CI thể hiện đơn vị tính PCE, trên BL thể hiện đơn vị tính CASES.
Như vậy có hợp lệ không ạ và đơn vị tính trên BL và CI có bắt buộc giống nhau không ạ.
Em cảm ơn!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Không vấn đề gì nhé bạn. Mình ví dụ lô hàng có 1000 PCE, đóng vào 100 CT, 100 CT đóng vô 2 PALLETS, thì khi đó trên B/L sẽ thể hiện 2 PP, còn trên invoice sẽ tính tiền trên 1000 PCE. ĐVT trên B/L và CI không nhất thiết phải giống nhau đâu bạn.
Hưởng viết
em đang học môn logistics, cho em hỏi là khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ thì để được thanh toán tiền hàng, thì vận đơn đường biển xuất trình trong bộ thanh toán chứng từ tại ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu gì?. Em cảm ơn ạ
Hiếu viết
Cảm ơn những bài chia sẻ của bạn thật sự rất dễ hiểu và bổ ích. Chúc bạn sức khỏe, thành công và hạnh phúc!
Hồng viết
Anh ơi anh có thể hỏi anh cái này được không ạ
A có thể giải thích giúp e, về cái khác nhau giữa hàng được gom bởi hãng tàu và hàng được gom bởi người gom hàng không ạ
E cảm ơn
Lâm Quang Việt Đức viết
Anh ơi cho em hỏi đó giờ anh từng gặp trường hợp mất B/L nào chưa ạ,anh có thể cho em xin ví dụ và cách xử lý được không ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào Em,
Em là đầu shipper hay consignee?
Nếu shipper mất BL, e liên hệ lại hãng tàu để nhờ issue BL khác, phải cam kết và nộp lệ phí cùng với điều kiện là e phải đóng tiền mặt 110% giá trị lô hàng đó với hãng tàu để làm xác nhận,và muốn hãng tàu release hàng.
Phuonganhlinh viết
Chào anh Ánh,
Em hỏi nhờ anh chút ạ:
Thanh toán bằng phương thức TT, đặt cọc 30%, thanh toán 70% còn lại sau khi nhận được bill copy –> quy định như thế này có gì không ổn không ạ?
– nếu theo quy định này, trong vòng 3 ngày sau khi người mua nhận bản bill copy, thì người mua phải thanh toán. vậy sau bao lâu người bán sẽ gửi bộ bill gốc cho người mua để người mua nhận hàng ạ?
– nhỡ người bán nhận tiền rồi mà không gửi bill gốc cho người mua hoặc không làm bill surrender cho người mua thì người mua vừa mất tiền vừa k lấy đc hàng phải k?
– quy định như thế nào để tránh rủi ro cho người mua trong trường hợp này?
Thanks anh nhiều ạ!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nếu không đủ tin tưởng thì chỉ cần đổi điều kiện thanh toán là được bạn nhé, ví dụ thay vì bạn thỏa thuận thanh toán sau khi nhận được bill copy thấy không yên tâm thì đổi lại là sau khi nhận được B/L gốc, hoặc là sau khi nhìn thấy Surrender B/L………..cái này tùy vào mỗi quan hệ các bên thôi bạn nhé
lê thị thùy trang viết
ad ơi. cho m xin một vận đơn bill of lading mẫu đầy đủ ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Ở bài viết có các vận đơn mẫu rồi, bạn có thể tham khảo nha. Vận đơn trong bài viết là đầy đủ rồi đó bạn, chỉ che mỗi tên người nhận hàng và người gửi hàng thôi bạn nhé.
Khue viết
Anh ơi. Anh có thể giải thích dùm e phần này được không ạ.
Trên vận đơn, mục consignee đề SIFOCO là nhà nhập khẩu. Đây là vận đơn đích danh không được phép chuyển nhượng. Vì vậy ngân hàng phát hành L/C có quyền từ chối thanh toán là điều hợp lý.
Anh giải thích dùm em là tại sao ngân hàng phát hành lại từ chối thanh toán được không ạ.
Em cám ơn anh ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn.
Đối với vận đơn đích danh là người nhập khẩu như vậy thì người nhập khẩu có thể lấy được hàng khi có vận đơn rồi, nhưng người trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu lại là ngân hàng mở LC.
Thông thường thanh toán LC thì mục cnee thường để là To order of [tên Ngân hàng Mở], người sở hữu lô hàng là ngân hàng mở LC, nếu người NK muốn lấy lệnh giao hàng thì phải thanh toán tiền cho ngân hàng, sau đó ngân hàng mới ký hậu lên B/L để chuyển quyền sở hữu cho ng NK, như vậy ngân hàng mới nắm quyền chủ động được,
Thanh viết
Anh ơi, anh giải thích thêm giúp em khái niệm các loại bill: consol, co-load và triangle với ạ?
Em cảm ơn anh!
Song Ánh Logs Support viết
Consol là hàng lẻ đó bạn, hay gọi hàng LCL – less than container load (hàng không đóng đủ 1 container, chủ hàng có hàng ít không đóng đủ 1 container nên 1 bên đứng ra (ví dụ FWD) gom hàng của nhiều chủ hàng lại đóng thành 1 cont rồi chuyển đi.
Có nhiều trường hợp hàng consol đóng chung container nhưng không đi cùng 1 đích đến, có thể vận chuyển đến 1 địa điểm nào đó rồi lại dỡ ra đóng vào container khác đi tiếp. LCL co-load là hàng lẻ phải chuyển sang container khác để đi tới cảng đích đó bạn
Thọ Trương viết
Chào anh, em có chút thắc mắc mong được anh giải đáp ạ !
Trong bài có nói: “Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.”
Mà ở bài viết khác của anh ( Chuyển tải là gì? Phân biệt direct via ) có viết “direct trong shipping thì được hiểu khác, đi Direct có nghĩa là không thay đổi tàu trong suốt quá trình vận chuyển, tàu vẫn có thể ghé nhiều cảng.”
Có mâu thuẫn gì trong 2 bài ko ạ, em cảm ơn.
Song Ánh Logs Support viết
Theo mình biết thì vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường, nghĩa là chỉ có 1 con tàu chạy từ cảng đi tới cảng đến không phải trung chuyển qua cảng nào ở giữa, không phải chuyển hàng qua con tàu khác.
Dung viết
Dear Anh Ánh,
Em rất cảm ơn website cùng những chia sẻ hữu ích, có tâm của anh.
Em tốt nghiệp kế toán nhưng lại làm nhân viên mua hàng nội địa được 4 năm cho một công ty nước ngoài. Em rất muốn chuyển sang làm mua hàng quốc tế để hoàn thiện bản thân. Các công ty mới luôn yêu cầu kinh nghiệm mua hàng quốc tế từ 2-3 năm, nên từ chối tuyển dụng em ngay cả khi em muốn nhận một mức thấp hơn để học việc. Em thực sự mất phương hướng.
Mong một người có nhiều kinh nghiệm như anh cho em xin một lời khuyên ạ, em cần làm gì, học thêm về Xuất Nhập Khẩu ở đâu, đi hướng nào để đạt được mong muốn ạ.
Em chân thành cảm ơn anh ạ.
Ngan viết
Anh ơi cho em hỏi. Co khách mua hàng ma đòi nhận vận đơn gốc rồi mới thanh toán tiền. Vậy mình gửi BL bằng air trước cho người mua. Khi họ nhận BL họ không làm thủ tục hải quan được phải không.-phải có đủ bộ chứng từ thì mới nhập hàng về phải không ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Cái này còn tùy nhiều vấn đề nữa nhé bạn, tùy bạn bán mặt hàng gì nữa, cũng phức tạp đấy. Mình ví dụ bạn bán hàng không cần kiểm tra chuyên ngành gì, và đã thanh toán hết cho hãng tàu bên đây thì họ vẫn có thể lấy hàng bình thường nhé, hoặc bạn bán mặt hàng ngoài B/L thì cần chứng từ khác thì bên kia mới lấy hàng được ví dụ PHYTO, bạn giữ lại PHYTO thì khách của bạn không làm thủ tục hải quan được, còn tùy vào quy định, luật pháp hải quan bên kia nữa.
Ngọc Cẩm viết
Chào anh,
Em làm bên ngành xuất nhập khẩu, nhưng lần đầu tiên phải làm thanh toán LC. Chứng từ em ko rõ lắm. Bill gốc mình phải kí hậu giáp lưng. Nhưng em ko biết rõ đã đóng thêm dấu giáp lai, thì có sao ko anh?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn.
Bạn đã gửi Bct và original bill đến ngan hàng rồi phải không?vậy thì bạn có thể alo nhờ bên ngan hàng xử lý giúp nha,có thể được vì nó cũng ko sai lớn nha bạn.
Dung viết
Dear anh,
Anh cho em hỏi thủ tục làm vận đường biển mất tầm bao lâu thời gian ạ!
Tks anh!
Song Ánh Logs Support viết
Rất nhanh nhé bạn, vì đã có sẵn hệ thống hết rồi
Vo thai oanh viết
Xin chao anh! Em lam o cty xnk nhung do la bo phan ke toan nen ko am nhieu nhieu ve bill nn dan den sai sot. Nho anh cho em hoi ti em la ben abn khach hang chiu trach nhiem chuyen tien cuoc van chuyen nhung do sai sot tren bill cua ben em ghi la nguoi ban tra tien nen gio neu sua thi phai lam the nao. Nong nhan duoc thong tin phan hoi som tu anh.
anh t nguyễn viết
cho em hỏi trong thuê tàu chợ thì chi phí san cào (trimming) là gì ạ?/
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
San cào hàng (Trimming) trong hầm tàu (đối với hàng rời), phí này thường xuất hiện trong hợp đồng thuê tàu chuyến đó bạn, vì khác với tàu chợ – người chuyên chở chịu trách nhiệm và chi phí bốc dỡ/san xếp hàng hóa, đối với thuê tàu chuyến thì các bên phải thỏa thuận với nhau các chi phí này do ai chịu và phải được thể hiện rõ trong hợp đồng thuê tàu chuyến.
Mai viết
Các bài viết của anh rất hữu ích. Cám ơn anh rất nhiều!
Nguyễn Văn Thịnh viết
seal niêm phong hiện chữ cảnh báo
Phương Nghi viết
Cho em hỏi, Bill gốc được cấp trước hay sau khi tàu chạy vậy ạ?
Song Ánh Trần viết
Em hỏi câu hỏi này hơi ngây thơ đó. Tất cả bill đều cấp sau khi tầu chạy. Ngoại trừ house bill làm sai thì chẳng nói làm gì. Còn lý do vì sao họ lại cấp dc trước ngày tàu chạy thì….cao thủ họ tính toán, anh không muốn nói về cái này trên 1 cộng đồng lớn thế này :D. Cafe thì anh nói dc, haha.
Nguyễn Thị Phượng viết
Chào anh,
Công việc của em hiện tại có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng em chưa có kiến thức nhiêu về lĩnh vực này .Em nhờ anh tư vấn cho những điều mà chắc ai cũng biết.
Khi nào thì mình bắt đầu đi khai hải quan ?
+ Có phải khi mình đã chuẩn bị xong hàng hóa , liên hệ với hãng tàu để book chỗ hãng tàu sẽ đưa cho mình bill lading rồi mình mới đi khai hải quan không ạ.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E,
KHi hàng hóa của E ok, e hoàn thành bộ chứng từ Invoice +packing list+sale contract và các giấy tờ liên quan(nếu có), Booking hãng tàu e đã book, xác định nội dung trên booking ngày ETD bao nhiêu? cut off SI+VGM bao nhiêu? thời gian e mở tờ khai hải quan phải trước thời gian này, load hàng phải trước thời gian closing time.
còn Bill of laing là khi nào hàng e hạ cảng xong, tới ngày ETD hoặc sau, hảng tàu sẽ gửi E sau nha!
Thắng viết
Xin chào! Cho mình hỏi là vận chuyển đường biển thì ngoài vận đơn còn có hoá đơn( invoice) nữa không? Hoặc có thể dùng vận đơn thay hoá đơn để làm thủ tục hải quan không? Xin cám ơn
Song Ánh Trần viết
Ngoài vận đơn thì bạn cần có bộ chứng từ : Packing list, invoice, C/O, giấy khai hải quan nhé bạn.
Nguyen Nhung viết
kính gửi anh Ánh!
EM muốn hỏi rằng nếu mình thuê tàu chuyến để xuất khẩu hàng ngũ cốc thì trên Bill phần số container và số seal sẽ được thế hiện như thế nào? E đang nghĩ rằng sẽ có số kẹp chì nhưng sẽ không có số container do mình thuê cả tàu rồi có đúng ko ạ?
Rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ anh ạ. Em cảm ơn anh
Song Ánh Trần viết
Anh thấy rằng việc thuê tàu chuyến thường dùng cho những hàng nặng khó đóng container như : Cát, Đá….Em thuê tàu chuyến xuất khẩu hàng nông sản thì khó đấy vì hàng nông sản rất dễ hư. Đôi khi đóng cont không đảm bảo độ ẩm nó còn hư nữa.
Vì tàu chuyến không có số cont và số seal nên làm gì trên bill có thông tin này đâu em
Chúc em thành công.
My Lê viết
Anh cho e hỏi chút ạ .
E đang học môn bảo hiểm hàng hóa XNK, cho em hỏi nếu không có số vận đơn thì có thể dò tìm hàng hóa được không ?
Nếu e là người NK. Người XK mua bảo hiểm cho em. Vậy tại sao e không tự mua mà phải nhờ người XK ạ.
Mong câu trả lời của Anh.
Em cảm ơn
Song Ánh Trần viết
Nếu không có số vận đơn thì phải có số container nhé em, hoàn toàn tracking ra lô hàng.
Việc mua bảo hiểm là do thỏa thuận của người XK và người NK chứ đâu bắt buộc người XK mua bảo hiểm đâu em. Thường do người XK mua bảo hiểm vì dùng điều kiện CIF và bảo hiểm làm việc với shipper là thuận tiện nhất. Ví dụ em nhập hàng từ Mỹ, em nhờ cty bảo hiểm ở VN bảo hiểm lô hàng thì họ không biết rõ hàng hóa nên có thể mức bảo hiểm sẽ cao hơn.
Song Ánh Trần viết
– Không nhất thiết phải lưu nhé em ( Nhưng phải nên lưu) vì 1 số shipper làm seaway bill có thể họ không lấy bill cũng được. Em nên nói rõ đơn vị là shipper hay consignee hay là….
– Goss weight khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc thông quan đặc biệt là lô hàng làm Original bill. Đáng lẻ khách hàng phải khai đúng Gross weight. Gross weight trên bill cũng là do shipper khai do đó ko thể nói là khách quan hơn.
– 1 shippment chỉ có 1 bill, nhưng có thể có nhiều tờ khai. Ví dụ: 1 shipment 20 container gạo xuất khẩu. Mỗi 1 container là 1 tờ khai, nhưng khi làm bill chỉ có 1 bill duy nhất.
Bùi Xuyến viết
Gửi anh Ánh !
Em thực sự không làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng công việc hiện tại của em có liên quan đến lĩnh vực này nên có một số vấn đề thắc mắc mong anh giải đáp giùm em. Cụ thể:
+ Thứ nhất: khi làm việc trên bộ xuất khẩu thì một số công ty xuất khẩu không xuất trình được bill of lading. Theo quy định thì đơn vị có cần phải lưu tại doanh nghiệp đầy đủ bộ hồ sơ hải quan đầy đủ gồm sale contract, invoice, packing list, bill of lading không ah.
+ Thứ hai: về trọng lượng (gross weight) trên tờ khai và trên Bill có sự sai lệch. Em không lý giải được sự khác nhau này, đồng thời thì gross weight trên bill thì khách quan hơn trên tờ khai có đúng không ah.
+ Thứ ba: Một tờ khai thì có thể có nhiều bill được không ah và trong trường hợp nào thì xảy ra trường hợp như trên ?
Rất mong nhận được câu trả lời của anh.
Cảm ơn anh rất nhiều.