• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Seaway Bill Là Gì – Vì Sao Sử Dụng và Ưu Nhược Điểm Của SWB

Last Updated on Tháng Ba 27, 2018 By SONGANHLOGS 20 Bình luận

Seaway bill (SWB) gần giống như là một loại vận đơn nhằm đáp ứng tính nhanh gọn lẹ trong việc giải phóng hàng cho consignee, Sea waybill là phương thức giải phóng hàng thông qua hệ thống mạng nội bộ website của hãng tàu hoặc forwarder. Vì không phải là một vận đơn nên Sea wayBill được gọi là giấy gởi hàng đường biển. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao lại dùng Seaway bill và những chức năng cơ bản có khác gì so với vận đơn thông thường hay không.

Hiểu nôm na là thế này: Seaway bill tương tự như telex release nhưng seaway bill được làm thông qua hệ thống website, hệ thống kết nối internet thay vì phải “gọi điện” như telex release cho đại lý đầu nhận hàng. Có thể nói seaway bill là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin phát triển, khi mà tất cả các đại lý hãng tàu có một hệ thống liên lạc nội bộ hiện đại.

Chú ý là Việt Nam mình hay đọc sao viết vậy chứ nước ngoài theo viết đúng là Sea Waybill (Waybill viết liền). Vì vấn đề này nên rất nhiều người hiểu lầm sea waybill là bill. Thực tế là waybill. Có chỗ Ánh viết là Seaway bill cho anh em quen thuộc dễ đọc theo thói quen.

Nội dung

  1. Seaway Bill là Gì? Mẫu Seaway Bill Thực Tế
  2. Lý Do Seaway Bill Ra Đời
  3. Trường Hợp Nên Dùng Seaway Bill:
  4. Một Số Chức Năng Của Seaway Bill
  5. Quy Trình Cấp Seaway Bill
  6. Ưu Điểm và Nhược Điểm Khi Dùng Seaway Bill
    1. Ưu điểm :
    2. Nhược điểm :
  7. Kết luận :

Seaway Bill là Gì? Mẫu Seaway Bill Thực Tế

Sea waybill là một hợp đồng vận chuyển giữa khách hàng và công ty vận chuyển như hãng tàu, Seaway bill có hình thức giống như một vận đơn. Nó có thể làm dưới dạng file mềm như bản scan hoặc file cứng in ra giấy như bill tuy nhiên trên bill có đóng chữ Negotiable – Có nghĩa là không dùng để mua bán, không thương lượng do đó không thể chuyển cho bên thứ 3. Có nghĩa Sea waybill không có tính sở hữu.

Theo Luật hàng hải Việt Nam “Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế”

Ánh gởi bạn mẫu Seaway bill (SWB) ví dụ nhé. Nhìn thông tin trên seaway thì không khác gì so với bill thông thường. Mọi thông tin cơ bản như shipper, consignee, notify party, port of discharge…

Seaway Bill of Lading
Seaway Bill of Lading

Ví dụ khi bạn xuất một lô hàng gồm 5 container 40′ HC sang Kaohsiung, và trên chi tiết bill để là seaway thì hãng tàu sẽ apply trên hệ thống website gải phóng hàng ngay khi hàng cập cảng mà không cần hỏi lại ý kiến shiper ( tất nhiên là không phát hành bill gốc cho shiper), khi hàng đến đầu Kaohsiung thì đại lý sẽ gởi mail, fax hoặc điện thoại cho consignee ra nhận hàng.

Lý Do Seaway Bill Ra Đời

Thật sự là mỗi lần làm hàng, shiper thông báo làm seaway mình cảm thấy rất thoải mái, chẳng lo đến việc sửa bill quá nhiều như dùng bill gốc có thanh toán L/C. Sau đây là một số lý do cho việc seaway bill ra đời.

– Sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin đã giúp ra đời loại “vận đơn” này, cùng với đó là tàu chạy ngày càng nhanh hơn, hàng đến cảng đích nhanh hơn.

– B/L gốc không thuận lợi trong việc nhận hàng vì phải gởi bộ chứng từ gốc. Mặc dù bill gốc có tính sở hữu hàng hoá còn Seaway bill thì không nhưng trong trường hợp này người mua và người bán không cần đến chức năng “sở hữu” của bill gốc.

– Seaway bill cho tốc độ giải phóng hàng nhanh hơn cả Surrendered Bill.

– Hãng tàu không cần ký lên bill và người mua, người bán cũng không lo lắng đến việc bill bị thất lạc.

– Seaway bill vẫn đảm bảo chỉ giao hàn cho Consignee khi họ chứng minh được danh tính bằng giấy giới thiệu.

– Vẫn giống như các loại vận đơn khác, seaway bill vẫn có các điều khoản được in phía sau (bằng chữ nhỏ).

Trường Hợp Nên Dùng Seaway Bill:

– Thời gian hành trình chuyên chở hàng bằng tàu biển ngắn hơn thời gian gởi bill gốc.

– Thường áp dụng với những công ty đã làm ăn uy tín với nhau như : công ty mẹ và công ty con, hợp đồng mà đã chuyển đủ tiền & người bán rất uy tín trên thị trường, các đơn vị forwarder và gom hàng lẻ consolidator là argent của nhau.

– Muốn làm được Seaway bill phải là bill đích danh, tức là ai có tên trong ô Consignee mới được nhận hàng. Ví dụ: bill gốc là bill đích danh hoặc bill theo lệnh ( tức là ai cầm bill gốc có thể lấy hàng được ).

Một Số Chức Năng Của Seaway Bill

– Việc làm Seaway Bill là do thỏa thuận của người mua và người bán.

– Chỉ sử dụng khi buyer và seller đã tin cậy lẫn nhau do đó SWB không có chức năng giống như vận đơn.

– Người nhận hàng phải chứng minh thông tin trên SWB khớp với thông tin trên Manifest. Thực tế các doanh nghiệp thường dùng giấy giới thiệu.

So Sánh Seaway Bill và Các Loại Vận Đơn Khác
So Sánh Seaway Bill và Các Loại Vận Đơn Khác

– Vì không có chức năng như một vận đơn, không có chức năng sở hữu nên không thể dùng seaway bill như một giấy tờ chuyển nhượng.

– Vì bản chất làm seawy bill dựa vào lòng tin do đó sẽ không có gì để đảm bảo cho hàng hóa của bạn. Và bạn cũng có thể gặp một vài khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán.

– Hiện tại một số quốc gia chưa công nhận Seaway bill ( ít).

– Các đơn vị forwarder và consolidator thường dùng seaway bill trong nội bộ công ty.

– Nếu những hàng hóa không phải thanh toán tiền hàng : hàng mẫu, cho tặng, triển lãm thì nên dùng seaway bill.

– Hải quan chấp nhận dùng seaway bill để khai hải quan và một số ngân hàng chấp nhận SWB làm bill trong thanh toán.

– Người bán ( shipper) có thể không cẩn gởi seaway bill cho người nhận hàng consignee do đó tiết kiệm được chi phí.

Quy Trình Cấp Seaway Bill

– Đặt booking, đóng hàng, thanh lý hải quan.

– Gởi chi tiết bill (SI) để hãng tàu làm bill draft. Và Trong SI ghi chú làm Seaway Bill

– Hãng tàu gởi cho bạn bản Draft bill yêu cầu xác nhận thông tin. Nếu thông tin đã đúng confirm.

– Hàng đến cảng đích, hãng tàu đầu cảng đích gởi giấy thông báo hàng đến D/O.

– Người nhận hàng có tên trong ô Consignee đem giấy giới thiệu (hoặc bất cứ giấy tờ gì chứng minh mình là người của Consignee để nhận hàng.

Ưu Điểm và Nhược Điểm Khi Dùng Seaway Bill

Ưu điểm :

– Không cần bill gốc để nhận hàng, nhưng người nhận hàng vẫn có thể sử dụng các tiện ích như telex realease. Chỉ cần giấy giới thiệu của công ty bạn hoàn toàn nhận hàng dễ dàng, do đó tiết kiệm được thời gian.

– Vì seaway bill là bill đích danh tức nên chỉ một người nhận hàng duy nhất do đó giúp các cơ quan hữu quan dễ dàng quản lý.

Nhược điểm :

– Một số hãng tàu xem đây là phụ phí vận tải biển và bạn phải đóng phí, hoặc không cho hold (giữ) hàng tại cảng đến khi mà đã phát lệnh làm seaway bill. Do đó việc chủ động hold hàng là khó khăn đôi chút. Tuy nhiên seaway bill có đầy đủ chức năng như một vận đơn bill of lading.

– Chỉ dùng được khi bạn và khách hàng rất tin tưởng nhau.

Kết luận :

Seaway bill được làm thông qua hệ thống của các công ty vận chuyển ( hãng tàu, forwarder,…) Do đó tiết kiệm được chi phí và tiện lợi. Nhưng khi làm bạn chú ý đo được lòng tin của đối tác nhé. Thường thị Seaway Bill (SWB) sử dụng rộng rãi trong việc giải phóng hàng của những công ty lớn, công ty đa quốc gia họ dùng chuyển hàng từ công ty mẹ cho công ty con.

Nhiều hãng tàu miễn phí Seaway Bill nhưng dạo gần đây vì tính linh hoạt, được nhiều người sử dụng nên có một vài hãng tàu thu phí Seaway (gọi chung là phí telex release). Tuy nhiên so với Surrendered Bill thì phí này vẫn rẻ hơn.
Chúc bạn sức khỏe, thành công !

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Bill Surrender Là Gì – Mẫu Surrendered Bill Và Tại Sao Lại Sử Dụng
  • Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
  • Phí bill là gì
  • Bill gốc là gì
  • Nên làm Master bill hay house bill
  • Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
  • Thuộc chủ đề:Phụ Phí

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Hòa viết

      Tháng Mười Hai 8, 2020 lúc 11:51 sáng

      các vận đơn như Surrendered B/L ,Seaway bill khi nhận được hàng từ cảng thì quá trình làm thủ tục nhập khẩu thì sẽ có giấy tờ (chứng từ) gì ạ. Theo em thì người xuất khẩu chỉ gửi bản scan Surrendered B/L ,Seaway bill qua email cho người nhập khẩu.Em xin cảm ơn

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Mười Hai 9, 2020 lúc 12:15 chiều

        Chào bạn,

        Các vận đơn như Surrendered B/L, Seaway bill thì người XK chỉ cần gửi bản scan qua email và chấp nhận thả hàng là người NK có thể nhận hàng được nhé bạn.
        Các loại chứng từ cần khi làm thủ tục hải quan gồm có:
        – Invoice
        – Packing list
        – Surrender bill or Seaway bill
        (03 loại này chỉ cần bản scan)
        – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (bản gốc hoặc nếu khách hàng có mã số REX thì gửi INV gốc có mã số REX)
        – Các chứng từ khác tùy loại hàng hóa như C/Q, C/A, PHyto…..
        Bạn đến hãng tàu đóng tiền lấy lệnh giấy hoặc chuyển khoản nhận EDO qua email là có thể thực hiện thủ tục hải quan và nhận hàng nhé.

        Trả lời
    2. Hùng viết

      Tháng Tư 1, 2020 lúc 2:45 chiều

      bạn cho mình hỏi Seaway bill hãng tàu có đóng dấu Draft gửi cho mình trước để mình gửi mẫu cho khách xem không

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Tư 17, 2020 lúc 10:52 sáng

        Chào bạn,

        Đối với Seaway bill thì mình thấy hãng tàu vẫn gửi bản draft đó bạn.

        Trả lời
    3. Kylee viết

      Tháng Ba 2, 2020 lúc 6:19 chiều

      Bài viết ok nhưng có rất nhiều lỗi chính tả

      Trả lời
    4. Đạt viết

      Tháng Tám 20, 2019 lúc 11:43 sáng

      Bài viết rất hay nhưng chỗ này chắc có nhầm lẫn ” trên bill có đóng chữ Negotiable –”, Phải là Non-Negotiable chứ nhỉ.

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Tám 22, 2019 lúc 3:10 chiều

        Chào bạn,

        Order B/L or NEGOTIABLE B/L là vận đơn theo lệnh.
        Còn Non-Negotiable: thông thường bạn sẽ thấy chữ này trên vận đơn bản sao, nó là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay và thường được đóng dấu COPY và NON-NEGOTIABLE.

        Trả lời
    5. long long nguyễn viết

      Tháng Mười Một 28, 2018 lúc 9:31 sáng

      dạ cho em hỏi, khi làm seaway bill mà bên hãng tàu lại gởi thông tin là draft seaway bill để gởi cho bên lấy hàng, thì có lấy được không ạ?? tại sao không phải là sea waybill mà lại làm draft seaway bill

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Ba 26, 2020 lúc 4:07 chiều

        Chào bạn,
        Có thể là do lô hàng chưa được thanh toán đầy đủ nên hàng tàu chưa phát hành Seaway bill chính thức, cũng có thể là lô hàng chưa được release đó bạn.

        Trả lời
    6. jessica viết

      Tháng Mười Một 6, 2017 lúc 5:30 sáng

      Anh cho em hỏi,

      Hiện tại bên em có 2 lô hàng nhập về sử dụng seaway bill. 1 đi qua hãng tàu Yangming, 1 đi qua Wanhai.
      Khi đi lấy bộ lệnh, thì Wanhai yêu cầu trên sea-way bill phải ký tên + đóng dấu (của người nhận hàng), trong khi đó Yangming lại không yêu cầu điều này.

      Vậy nhờ anh giải thích giúp em, sao có sự khác biệt này.

      Rất cảm ơn anh.

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Tư 25, 2020 lúc 12:39 chiều

        Chào bạn,
        Chắc có thể là do quy định nội bộ của hãng tàu thôi bạn, nhưng nếu dùng seaway bill và hãng tàu xác nhận đã có seaway bill rồi thì chỉ cần cầm giấy giới thiệu đúng với cnee trên vận đơn là lấy được lệnh rồi bạn, không cần ký tên đóng dấu gì trên seaway bill đâu (tất nhiên phải đóng đủ các loại phí nữa bạn nhé)

        Trả lời
    7. Bùi Ngọc Khôi viết

      Tháng Mười 24, 2016 lúc 3:35 chiều

      Tại sao lại phải tin cậy lẫn nhau mới dùng được seaway bill vậy anh, em không hiểu lắm ạ? Em cảm ơn anh nhiều

      Trả lời
      • Song Ánh Trần (Mr.) viết

        Tháng Ba 27, 2018 lúc 1:06 sáng

        Vì cũng như bạn đi gởi hàng, Khách chưa tính tiền cho bạn, mà bạn đã kêu đơn vị vận chuyển giao ngay hàng cho khách, nếu chưa thanh toán thì sao bạn.

        Trả lời
    8. hanh viết

      Tháng Năm 27, 2015 lúc 3:49 chiều

      khi hàng đến cảng nhưng B/L chưa đến thì người nhận hàng phải làm gì ạ?

      Trả lời
      • brain viết

        Tháng Chín 29, 2015 lúc 9:44 sáng

        Mình nghĩ là lúc này nên dùng surrender bill

        Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Bảy 21, 2016 lúc 9:34 sáng

        Người nhận hàng phải trao đổi với shipper của mình là quan trọng nhất.

        Trả lời
    9. Trần Thị Loan viết

      Tháng Một 5, 2015 lúc 9:15 sáng

      Bạn ơi cho mình hỏi chút là điều kiện để phát hành sea way bill là gì?

      Trả lời
      • Song Ánh Trần (Mr.) viết

        Tháng Ba 27, 2018 lúc 1:05 sáng

        Bạn muốn phát hành thì có phí hoặc ko phí là hãng tàu sẽ phát hành. Còn trường hợp nào nên dùng thì mình đã viết

        Trả lời
    10. Ngọc Anh viết

      Tháng Tư 12, 2014 lúc 6:39 chiều

      seaway bill được làm thông qua hệ thống, vậy hãng tàu có phát hành cho mình bill seaway không ạ ? Làm sao để lấy bill này làm thực xuất với hải quan

      Trả lời
      • Song Ánh viết

        Tháng Mười Hai 13, 2014 lúc 5:29 chiều

        Chào bạn !
        Hãng tàu vẫn cấp seaway bill bình thường, làm thực xuất sẽ có bill thực xuất.

        Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • Mẫu vận đơn đường biển Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Mẫu Packing List Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap