Closing time là thời hạn cuối cùng mà shipper phải thanh lý container cho cảng để cảng bốc xếp container lên tàu. Cũng có một số hãng tàu gọi là cut off time, còn đối với với người Việt Nam hay gọi “mấy giờ tàu cắt máng”. Trong vận chuyển hàng hóa đường biển , Nếu lô hàng của bạn thanh lý sau closing time hay thời gian cắt máng thì rất có khả năng bị rớt tàu rất cao. Thông thường các hãng tàu quy định thời gian closing time cũng chính là thời hạn nộp chi tiết bill (SI) cho hãng tàu. Chú ý đối với hàng đi Nhật (Japan) hoặc Shanghai thời hạn nộp chi tiết bill sớm hơn, có khi sớm hơn 3 ngày trước ngày tàu chạy .
Nếu làm hàng không thể trước thời gian Closing time ?
Nếu như bạn đang làm hàng, và hàng của bạn không thể thanh lý sớm hơn closing time thì bạn phải đi chuyến tàu sau. Hoặc nếu bạn có mối quan hệ tốt với hãng tàu sẽ xin thêm được closing time thường là thêm được 3-6h. Để xin được closing time mình thấy chủ yếu các hàng của forwarder, vì forwarder có mối quan hệ tốt hơn với hãng tàu, do họ là người ủng hộ hãng tàu nhiều nhất.
Không liên quan gì nhưng nghe bài nhạc giải trí nhé các bạn:
Oanh viết
Cho mk xin 1 bộ chứng từ hàng xuất sea được không ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn cần chứng từ xuất để làm gì vậy bạn, tự học cách đọc chứng từ hay dùng làm tài liệu báo cáo tốt nghiệp, bạn để lại địa chỉ email nhé, mọi người tham gia trang web nếu có sẽ hỗ trợ được cho bạn.
Mai anh viết
Bạn ơi. Nếu closing time là 02:00 am ngày 29 Thì mình khai số lượng cho hãng tàu trước giờ đó là ok. Nhưng nếu trước giờ đó ko phải là giờ hành chính thì có hãng tàu có làm việc để tiếp nhận thông tin không.?
ngọc châu viết
bạn ơi, cho mình hỏi thêm về closing time. Do hãng tàu còn làm việc với cảng, nên dù forwarder có quan hệ với hãng tàu tốt đến đâu thì nếu cảng không cho phép thì cũng không làm gì được. Vậy nên ngoài cách này mình còn cách nào khác hay không
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Nếu cảng ko cho thêm Closing time thì cũng khó đấy bạn, vì giữa hãng tàu và cảng có sự thoả thuận trước và làm theo nguyên tắc