Chào các bạn, trong thời gian qua mình nhận được rất nhiều yêu cầu viết bài về quy trình xuất nhập khẩu một lô hàng bằng container đường biển. Ánh cố gắng viết một cách chi tiết để những bạn chưa vào nghề hoặc thậm chí chưa từng làm một lô hàng xuất nhập khẩu nào cũng mường tượng ra được quy trình đó làm như thế nào. Sau khi đọc bài viết của Ánh các bạn hoàn toàn tự tin nếu được giao nhiệm vụ chứng từ cho một lô hàng xuất. Và Ánh quyết định chia chủ đề này thành 2 bài viết. Trong bài viết này Ánh sẽ nói về quy trình làm lô hàng xuất khẩu container (FCL) và xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng đường biển (Sea). Bài viết sau mình sẽ nói về hàng nhập và cũng bổ sung thêm vận chuyển bằng đường hàng không (Air) . Mình viết bài trên website bằng tất cả sự đam mê và muốn chia sẻ kiến thức đến những anh em đang và muốn theo nghề Logistics, ngoại thương. Nếu bài viết này bổ ích hãy cho Songanhlogs một cái like nhé.
Các bước làm một lô hàng xuất khẩu :
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đây là khâu rất quan trọng và theo mình nó quan trọng nhất trong tất cả các bước làm xuất nhập khẩu. Vì nó quyết định đến lợi nhuận của công ty, thậm chí trong trường hợp khủng hoảng kinh tế như những năm 2008, người đi nhận hợp đồng và đàm phán hợp đồng quyết định đến “mạng sống” của một công ty. Vì trong giai đoạn này, hầu như công ty nào cũng làm ăn thua lỗ và giá hàng giảm về mức kỷ lục. Nếu bạn đàm phán lần đầu tiên với khách hàng thì công việc đàm phán hợp đồng là bước tạo uy tín và cơ sở đế khách hàng có làm việc với mình trong những lô hàng tiếp theo hay không.
Mình sẽ lấy một hợp đồng ngoại thương mẫu để nói về nội dung hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên mỗi công ty có một cách làm khác nhau. ( Mẫu hợp đồng ngoại thương bạn có thể donwload cuối bài viết này). Nội dung hợp đồng ngoại thương gồm:
– Các bên tham gia hợp đồng ( Bên A: người bán, bên B: người mua), người đại diện, địa chỉ và thông tin liên lạc.
– Điều khoản 1: Định nghĩa các từ ngữ dùng trong hợp đồng.
– Điều khoản 2: Phạm vi hợp đồng. Trong mục này ghi rõ trách nhiệm của bên bán và trách nhiệm của bên mua.
– Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng. Ghi rõ lô hàng xuất theo điều kiện nào theo như các điều kiện incoterms, FOB hay CIF.
– Điều khoản 4: Điều kiện giao hàng, cảng load hàng, cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng,….
– Điều khoản 5: Phương thức thanh toán.
– Điều khoản 6: Thuê tàu container hay tàu hàng lẻ.
– Điều khoản 7: Mua bảo hiểm
– Điều khoản 8: Kiểm tra hàng
– Điều khoản 9: Thời gian bảo hành, điều kiện bảo hành hàng hóa.
– Điều khoản 10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngân hàng bảo lãnh hợp đồng và điều kiện bồi thường hợp đồng nếu làm không đúng.
– Điều khoản 11: Chấm dứt hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng không có nghĩa là một trong 2 bên vi phạm hợp đồng. Hợp đồng chấm dứt có thể đã hoàn thành công việc.
– Điều khoản 12: Trách nhiệm pháp lý các bên, phạt giao hàng chậm…
– Điều khoản 13: Trường hợp bất khả kháng mà 2 bên không thể thực hiện hợp đồng.
– Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng. Bất kỳ hợp đồng nào sửa chữa hay bổ sung đều do người đại diện có pháp lý ký kết.
– Điều khoản 15: Trọng tài kinh tế. Trong phần này 2 bên thỏa thuận chọn trọng tài xử lý tranh chấp, địa điểm phân xử….
– Điều khoản 16: luật điều chỉnh hợp đồng. Luật này do nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành.
– Điều khoản 17: Thỏa thuận các điều kiện chuyển nhượng hợp đồng hay không chuyển nhượng hợp đồng.
– Điều khoản 18: Quy định ngôn ngữ dùng trong hợp đồng, thường là tiếng Anh hoặc song ngữ. Và hệ thống thang đo ( ví dụ m hay inche, Kgs hay Pound,..).
– Điều khoản 19: Toàn bộ hợp đồng, phần này giống như điều khoản chung của 2 bên.
Xin giấy phép xuất khẩu
Nếu công ty của bạn chưa có giấy phép xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu và xin một lần sử dụng cho nhiều lần.
Đặt booking và lấy container rỗng
Nếu bạn đang bán CIF thì bạn phải liên hệ hãng tàu hoặc FWD tìm giá tốt cho việc chuyên chở lô hàng của bạn. Trên thị trường có một số hãng tàu (ít) hoặc FWD (hầu như) trích tiền huê hồng cho người đặt booking. Nếu bạn đang bán FOB thì bạn không phải liên hệ tàu đặt booking mà consignee là người đặt booking.
Quy trình lấy container rỗng tại cảng: Xuất CIF sau khi có booking thì bạn phải ra cảng đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng ( Ánh thấy dân giao nhận cái gì cũng gọi là đổi lệnh cả, ngay cả D/O cũng gọi đổi lệnh luôn). Việc lấy booking confirmation (đổi lệnh) nhắm xác nhận với hãng tàu bạn đã đồng ý lấy container và seal. Bước này chú ý rằng bạn phải nói với nhà xe (trucking) lấy container sạch tốt không phải sửa chữa. Nếu lấy container hư mà vẫn ký vào phiếu e thì sau này bạn phải tốn phí sửa chữa đó nhé. Xuất FOB thì bạn sẽ nhận được transport confirmation và đem đi đổi lấy booking, các bước sau làm tương tự như CIF.
Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Sau khi nhận được sự đồng ý của khách hàng (nước ngoài) về hóa đơn chiếu lệ. Công ty ra kế hoạch sản xuất hàng hóa đảm bảo số lượng và chất lượng như trong hợp đồng.
Khi đã có booking. Nhân viên xuất nhập khẩu lên kế hoạch lấy container đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal ( chì)
Các bạn chú ý trong bước này kiểm tra kỹ container có lủng, hư ván sàn không nhé. Vì nó ảnh hưởng đến an toàn hàng hóa. Ngoài ra, nếu sau này consignee nhận hàng xong trả cont hư hãng tàu sẽ không nhận lại cont hoặc bắt bồi thường chi phí sửa container.
Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)
+ Đóng hàng tại kho:
Đây là bước mà người làm XNK phải kết hợp với đội ngũ kỹ thuật, công nhân tại nhà máy để đóng hàng. Đặc biệt chú trọng tới pallet chọn đúng chủng loại, đúng kích thước, đóng bao nhiêu lớp carton theo quy định của người nhập hàng. Ghi ký hiệu, in ấn trên từng package như thế nào,… Thường thì hàng FCL không yêu cầu để shipping mark. Nhưng đa số hàng LCL phải ghi shipping mark. Trong bài viết trước về so sánh FCL và LCL Ánh cũng đã nhắc đến vấn đề này.
Trong bước này bạn chú ý phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo khách hàng yêu cầu vì nó có liên quan đến hợp đồng ngoại thương. Các thông tin thường có là: Tên hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển ( hàng dễ vỡ,…).
+ Đóng hàng tại cảng:
Quá trình này cũng không khác nhiều so với việc đóng hàng tại kho. Tuy nhiên đóng hàng tại cảng phức tạp hơn nhiều, giấy tờ thủ tục cũng nhiều hơn. Bạn phải có nhân viên của mình kiểm tra và giám định việc đóng hàng. Nếu bạn vào Cát Lái sẽ thấy công nhân đóng hàng tại cảng thường là hàng nông nghiệp như lúa, sắn,… Và thực tế là bạn không thể đem công nhân của mình vào cảng đóng hàng được mà phải thuê công nhân của cảng 😀 .
Mua bảo hiểm lô hàng
Bạn có thể liên hệ một số công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của mình, thường thì mức mua bảo hiểm tùy thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Với hàng hóa thông thường mức mua là 2% tổng giá trị hàng hóa. Xuất hàng FOB hay CNF thì không cần mua bảo hiểm nhé.
Làm thủ tục hải quan
Nếu bạn đóng hàng tại kho thì sau khi giao hàng xong mới làm thủ tục hải quan, đóng hàng tại cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quan trước khi container được hạ.
– Mở tờ khai hải quan: khi làm bước này bạn phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận, giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp gồm 2 bản ( sau này hải quan giữ 1 bản và bạn giữ 1 bản), tờ khai hải quan 2 bản theo mẫu, hợp đồng ngoại thương ( bản sao), invoice hóa đơn thương mại và phiếu đóng hàng packing list. Hiện tại đa phần là làm hải quan điện tử.
– Đăng ký tờ khai: Đăng ký viên căn cứ vào thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng được thông quan. Nếu lô hàng không có vấn đề gì sẽ được vào luồng xanh. Lô hàng của bạn thuộc diện kiểm tra có thể vào lưồng vàng hoặc đỏ.
– Đóng phí: Gồm phí làm thủ tục hải quan
– Lấy tờ khai: Hải quan sẽ ghi số container và số seal và mặt sau của tời khai ( phần dành cho hải quan).
– Thanh lý tờ khai: Người làm thủ tục hải quan phải trình tờ khai đã được hoàn tất để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa, và hạ có đúng không. Xong bước này container sẽ được nhập vào hệ thống của cảng.
– Vào sổ tàu: Nếu container đã được hạ thì sẽ được vào sổ tàu. Và nhân viên giao nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container. Cần chú ý container phải được hạ trước giờ cắt máng closing time nhé.
– Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi đã giao hàng cho khách hàng thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng ( quy định này bắt đầu áp dụng từ 2006) các giấy tờ gồm: Tờ khai hải quan ( 1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice ( 1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu). Chúng ta thấy bước này hải quan quản lý số lượng và giá trị hàng hóa nhằm phục vụ cho việc đóng thuế.
Giao hàng cho tàu
Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng (hàng đã được thanh lý). Công việc tiếp theo của bạn là phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Tất nhiên bước này được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Vận chuyển container lên tàu là việc của hãng tàu ( vì họ đã thu bạn phí THC). Bước này kết thúc bằng việc bạn phải nhận được vận đơn đường biển có thể là bill gốc ( 3 bản ) hoặc surrendered bill.
Thanh toán tiền hàng
Người làm XNK phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gồm: Hóa đơn thương mai ( commercrial invoice), phiếu đóng gói packing list, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O và giấy chứng nhận khử trùng, nếu bạn dùng thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.
[sociallocker id=”1411″]
Mẫu hợp đồng ngoại thương tiếng Việt
Kết Luận
Bài viết này cơ bản Ánh đã trình bày tổng quát nhất về làm một lô hàng xuất khẩu. Tuy nhiên khi làm thực tế còn những vô vàn khó khăn khác (mình không thể viết lên đây, nhưng bạn nên hiểu Việt Nam là vậy 🙁 , nhưng làm quen thì lại rất dễ, quen ở đây là quen mặt nhé bạn ) nhất là bước thông quan một lô hàng nếu như bạn làm lần đầu. Nhiều công ty xuất hàng liên tục họ có bộ phận hải quan, họ không cần thuê công ty trung gian làm hải quan. Tuy nhiên những lô hàng nhỏ, ít xuất thường xuyên thì bạn nên nhờ đơn vị trung gian sẽ kinh tế và nhanh hơn. Việc xuất khẩu một lô hàng lẻ cũng tương tự làm container. Bài viết sau mình sẽ viết về hàng nhập. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp và hãy tự tin lên nhé.
KIM HOA viết
anh chị cho em hỏi trước khi giao hàng cho khách thì FWD THƯỜNG THU HỒI CHÚNG TỪ GÌ
K Ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nếu dùng bill gốc thì FWD cần có bill gốc để phát lệnh giao hàng, nếu dùng bill điện thì không cần bạn nhé.
Tú viết
Cho e hỏi Thời gian làm thủ tục hải quan là mấy ngày vậy ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Thời gian thì tùy mặt hàng và tùy luồng tờ khai nữa bạn nhé, ví dụ hàng thông thường không kiểm tra chuyên ngành, không phải kiểm hóa thì chỉ cần 1 buổi là xong rồi bạn.
Tran Trung Tin viết
Đồng ý với bạn điều này.
Khôi nguyễn viết
Vâng, về form mẫu Tôi cũng không rõ mẫu lắm vì Tôi nghiệm thu vật tư cung cấp hàng nhập khẩu của Nhà thầu. Một số bản thì B/L cấp trước C/O và trên C/O có tích vào ô “Issued retroac…”
Nếu theo A/C giải thích thì Tôi nghĩ là hợp lệ.
Tuy nhiên một số bản C/O cấp sau B/L một số ngày 3-5 date và không quá 12 tháng; nhưng không tích vào ô trên cũng không có đóng dấu ghi chú này.
Về kiến thức XNK Tôi cũng không lắm rõ lắm, chủ yếu tham khảo thêm trên Internet và sự tư vấn của A/C. Tôi sẽ áp dụng phù hợp.
Rất cảm ơn A/C đã phản hồi lại cho câu hỏi của Tôi
Chúc A/C thành công
Trân trọng!
Khôi nguyễn viết
Xin chào. Tôi có một câu hỏi cần các bạn giúp: Trong Vận đơn Bill of Lading ghi ngày sau ngày của Chứng nhận xuất xứ C/O ( vd: Bill ghi ngày là 21/3/2018 còn trong C/O ghi 30/4/2018) thì bộ hồ sơ đó có hợp lệ không. Tôi đã tham khảo nhiều bài viết và được biết rằng Bill là 1 giấy tờ bắt buộc để xin cấp C/O tuy nhiên có trường hợp khác là C/O cấp sau. Vậy các bạn có thể giải thích và trả lời giúp tôi được không. Tôi xin cảm ơn. Trân trọng
Song Ánh Logs Support viết
Theo như bạn ví dụ ngày B/L là 21/03/2018, còn ngày cấp C./O là 30/04/2018, vậy có nghĩa là B/L có trước C/O mà bạn. Trong trường hợp này C/O cấp sau B/L nhưng sau quá 3 ngày thì chỉ cần tick vào dấu này là được nha “ISSUED RETROACTIVELY”.
Bạn không nói rõ C/O form nào, mình ví dụ C/O form AK nha. Thời điểm cấp C/O form AK: C/O được cấp vào thời điểm xuất khảu hoặc 1 thời gian ngắn sau đó, nhưng AKFTA ko quy định rõ ngày xuất khẩu là ngày nào, do đó C/O có thể được cấp trước hoặc trùng hoặc sau 1 thời gian ngắn sau khi tàu chạy (không quá 3 ngày), nếu C/O được cấp quá 3 ngày sau khi tàu chạy (không quá 12 tháng) thì sẽ đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY”. lên C/O.
lyly viết
cho em hỏi là khi đã kí kết được hợp đồng xuất khẩu ví dụ mặt hàng gạo thì phải lập một kế hoạch giao hàng như thế nào . Mong nhận được câu trả lời sớm . Em cảm ơn!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Lâp kế hoách giao hàng còn tùy thuộc vào nội dung hợp đồng đã ký kết nữa nhé, mình ví dụ, bạn thỏa thuận là khi nào giao hàng, giao 1 lần hay giao từng đợt, mỗi đợt bao nhiêu, khi đó mới lập được kế hoạch giao hàng cụ thể được.
Hằng viết
Xin chào m.n, e là thành viên mới, e đang tìm hiểu về logistics, e có được xem qua thông tin của 1 công ty TNHH quốc tế tại Việt Nam và thấy họ có bảng thông tin chi phí để tổng hợp giá thành. Ở đó là tiểu khoản nợ ghi các mã được bắt đầu bằng các chữ cái như sea, sika, seka, see, air,…và sau đó là 8 số. Đó là một loại mã nhưng e không biết mã đó là mã gì và rất tò mò tìm hiểu mong mọi người chỉ cho e với ạ.
E xin cảm ơn
Song Ánh Trần (Mr.) viết
ANh nghĩ mã HS code. Em tìm hiểu thêm mã này nhé
Dũng viết
Bài viết của bạn rất hay và bổ ích! Xin cảm ơn
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Cảm ơn bạn đã có những lời động viên
tiến viết
chào ad,a có thể cho e hỏi muốn làm 1 nhân viên giao dịch thì mình phải nắm rõ những thủ tục,chứng từ gì không ạ.e xin cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Mình chưa hiểu rõ ý bạn nhân viên giao dịch là như thế nào nhưng mình ví dụ nếu bạn muốn làm 1 nhân viên kinh doanh, ký kết hợp đồng ngoại thương thì mình chia sẽ như sau, do đây là 1 khâu rất quan trọng, nó quyết định đến lợi ích của cả công ty, do đó đòi hỏi người đó phải hiểu rõ và chắc các nghiệp vụ như là: luật thương mại nè, các điều kiện giao hàng, vận tải quốc tế, rồi bảo hiểm hàng hải, cũng như nghiệp vụ thuê tàu, hải quan nữa,………nói chung nhiều lĩnh vực bạn nhé.
Chúng ta không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân mình hơn.
Chúc bạn thành công!
Minh viết
Anh ơi đây là lần đầu tiên em xuất hàng đi Nga, em muốn hỏi anh một vấn đề như sau: em có các sản phẩm như cà phê, trà, trái cây sấy khô. Như vậy tất cả chúng có thể xếp chung trong một cont được không ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn có thể đóng chung cont được nhé bạn
Phan Thị Tịnh Nhi viết
cho e hỏi vì sao khi giao hàng tại kho CFS thì phải cần chứng từ là VGM và số tờ khai?
E chưa hiểu lắm về số tờ khai cụ thể là gi? a giai thich giup e với ạ
Song Ánh Trần (Mr.) viết
VGM là bắt buộc em nhé. Em có thể đọc bài VGM của anh viết. thanks em đẵ đặt câu hỏi
Trần Khanh viết
anh ơi cho em hỏi em đang chạy bài tập nhóm môn quản trị logistics, em đã kiếm trên mạng nhưng rất ít bài đi sau về các tiêu chuẩn tiêu chí để hàng hóa có thể sang Mỹ một cách thuận lợi nhất, ví dụ như về tải trọng hàng hóa 1 thì xuất đi Mỹ cont dó có được chứa hàng hóa ở mức gần tối đâ tải trọng hay là không ? hay là tải trọng phải ở mức nào đó mới được cho phép ? mong anh có thể giúp em ! em xin cảm ơn !
Nguyễn Đức Anh viết
Anh cho em hỏi là :” sau khi lấy tờ khai hoàn tất để nhân viên cảng kiểm tra số seal, số cont và coi cont hạ đúng chưa là sao anh?” Nơi hạ cont là ở đâu zạ anh?
Mong anh phản hồi !
cảm ơn Anh.
Đức Anh (sinh viên ngành kinh doanh quốc tế ĐH kinh tế TPHCM)
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nơi hạ cont được thể hiện trên booking note nhé bạn
Tran viết
Em chào anh Ánh
Anh cho em hỏi, bên em xuất hàng nội thất, cont đã vào sổ tàu, e phát hiện ra VGM e bị nhầm (khai nhỏ hơn so với thực tế, đúng ra là 8645 mà e nhầm thành 6845). Như vậy bây giờ phương án xử lý thế nào vậy ạ?
Rất mong nhận dc câu trả lời sớm của a.
Em cám ơn anh nhiều!
phong viết
anh ơi cho em hỏi chút là trường hợp nhầm lẫn ntn của anh về sau xử lý ntn ấy ạ. em cảm ơn.
Song Ánh Logs Support viết
Nếu khối lượng container qua cân tại cổng cảng khác với VGM và cả 2 chỉ số này đều nhỏ hơn Max gross weight của container thì cảng vẫn nhận cont nhé bạn, không sao.
Quyên viết
Dear anh,
Cho em hỏi anh có làm quy trình giao nhận hàng nhập khẩu không anh ạ?
Em cảm ơn anh!
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Anh ít làm hàng nhập lắm em
Phan Thị Tịnh Nhi viết
a ơi..a có thể gúp em vẽ quy trình hàng xuất đường biển bằng container LCL dc ko ạ.
Em làm mà có thắc mắc một số chỗ về HBL và MBL
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Mình sẽ viết bài nhé. Hiện tại mình đang bận cho vài dự án nên chưa có thời gian nhiều để viết bài
Bích Lượng Trần Thị viết
Chào chị!
Em mới vào làm cho cty XNK đây là lĩnh vực mới đối với e, mà cty e vừa vào cũng vừa mở cn mới nên mọi thứ đều mới vào chưa có khuôn khổ. E đang rất chật vaatjj với mọi thứ, vừa những từ ngữ mới như đại lý, cảng, hải quan, điều độ các thứ…. Rồi thì nhiệm vụ chứng từ cho 1 lô hàng nhập khẩu? Chị giúp e với nhé, vì e thấy chị nói về vấn đề xuất khẩu rất rõ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào em,
Về hàng nhập khẩu,trước tiên e nhận được bộ chứng từ từ shipper,sau đó e xÁc định Thoòng tin hàng hoá,tên hàng,kích thước,công dụng,…để xác định hs code (nếu ko biết e có thể hỏi hs nơi xuất để tham khảo nha).
E lien hệ hãng tàu hỏi Thoòng báo hàng đến cùng hoá đơn cước phí nha.
Tiếp theo e chuẩn bị chứng từ đầu đủ sẽ bắt đầu mở tờ khai hải quan nha.
Tờ khai Thoòng quan nhập hàng nha bạn.
Trần Hùng viết
Dear Song Ánh Trần.
Bạn có thể cho biết: Công ty tôi mới chuẩn bị xuất khẩu lô hàng đầu tiên ( xuất khẩu gỗ), thủ tục Hải quan cần phải tiến hành các bước và giấy tờ như thế nào.
Cảm ơn bạn nhiều!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Lần đầu xk gỗ thì bạn cần xác định loại gỗ bên mình là gỗ gì, có thuộc danh mục gỗ cấm xuất khẩu hay không ?
Bạn tham khảo : TT số 15/2018/TT-BNNPTNT
– Mục 23. Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
– Mục 24. Bảng mã HS đối với danh mục gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu phải có hồ sơ lâm sản hợp pháp.
Nếu thuộc mục 23 thì cấm xuất, còn thuộc mục 24 thì phải xuất trình hồ sơ lâm sản.
Nếu không thuộc 2 mục trên thì xuất bình thường, hồ sơ gồm có:
– TKHQ
– Invoice / Packing list (scan khai báo trên phần mềm khai hải quan)
– Bảng kê lâm sản theo mẫu bộ NNPTNT
– Làm thủ tục Kiểm dịch thực vật để lấy PHYTO gửi đi nước ngoài
– Hun trùng nữa bạn nhé.
Lương Ngọc Quang Huy viết
Anh/ Chú Song Trần Ánh ơi, cho con/ em xin facebook hoặc địa chỉ liên lạc của chú được không ạ. Em hiện đang học năm 4 ngành Ngoại thương. Em có 1 số điều cần anh chỉ dẫn. Cảm ơn anh.
Chúc anh một ngày làm việc thuận lợi và vui vẻ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bên mình không tư vấn và làm việc qua facebook bạn nhé, cần tư vấn hoặc trao đổi gì bạn cứ để lại comment trên đây nhé, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Huyen viết
Thưa anh,
Theo như bài viết trên thì xuất hàng FOB thì bên bán phải chịu chi phí bảo hiểm, nhưng hình như a có chút nhầm lẫn thì phải, vì theo e được biết thì khi xuất hàng FOB thì bên bán chỉ chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và bốc hàng lên tàu thôi chứ ạ? Mong anh giải đáp thắc mắc của e.
Em cảm ơn a
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E,
FOB, thì người bán chỏ lo thủ tục hải quan và vận chuyển hàng lên tới lan can tàu nước xuất khẩu là hết trách nhiệm e nha, người bán không trả phí bảo hiểm cho incoterm FOB bạn nha.
thân chào bạn.
Vũ Đức ngọ viết
Dear Song Ánh Trần
Một số vướng mắc xin được Anh giải đáp:
Nếu hàng hóa xuất khẩu (sau khai báo là luồng đỏ) thì có thể mời Hải Quan đến kiểm tra trong quá trình vào hàng của kho cty mình được không. hay phải đưa hàng đến bãi mới đc vào container có sự giám sát của Hải quan.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn đóng hàng vào container và chuyển đến địa điểm tập kết hàng hóa theo quy định của hải quan (đối với hàng cont) hoặc đối với hàng lẻ thì chuyển hàng ra kho CFS, để hải quan kiểm hóa bạn nhé !
Hà viết
Chưa thấy anh bài viết lô hàng nhập anh nhỉ.
Trang Bò viết
Dear anh, em cảm ơn a rất nhiều vì đã có những bài viết về ngành logistics thực sự tâm huyết và dễ hình dung đối với người mới vào nghề như em. Em coi trang web của anh như là bách khoa toàn thư luôn ạ.
Trong bài viết này (từ tháng 3/2016) a có hứa sẽ viết bài về quy trình làm hàng nhập nhưng hình như vẫn chưa có phải ko ạ? Hoặc là a viết rồi mà e ko tìm thấy ở đâu ạ. A có thể chia sẻ thông tin này với e được ko? E cảm ơn a nhiều!
Quỳnh Nguyễn viết
Cho em hỏi, quy trình xuất nhập khẩu đối với mặt hàng break bulk thì sao ạ? Do em đang định dùng cái này làm đề tài thực tập mà do đây là hàng không chứa trong container nên em thắc mắc rằng có khác gì so với FCL hay LCL không,
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Dùng container flackrack nhé em
phuong viết
Chào anh Ánh! Bên em đang có ý định nhập mua hàng từ nước Nhật và xuất cho Myanmar. Anh cho em hỏi thủ tục và quy trình diễn ra ntn ạ? Mình có xuất thẳng từ Nhật sang Myanmar được ko a? Các chi phí cho việc xuất nhập khẩu gồm các loại chi phí và thuế ntn. Em rất mong phản hồi từ anh. Trân trọng cảm ơn!
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E,
Mình sẽ đi từng bước nha E:
Nhập hàng về từ Nhật (tìm chọn hs code và dv làm mọi thứ hay e tự làm?)
Xuất khẩu Myanmar (E làm hay dv sẽ làm?)
Kiểm tra với hãng tàu xem có book tàu nào đi thẳng từ Nhật-Myanmar ko? thủ tục hải quan ai làm? nếu đi từ Nhật qua thẳng Myanmar (nếu có) thì E làm gì trong giao dịch này (Invoice 3 bên hay sao?)
sau khi xác định rõ ràng những nội dung trên, e mới biết được phải thanh toán các loại chi phí nào, và thuế nhập khẩu là bao nhiêu (thuế tùy thuộc vào Hs code e nhập khẩu).
thuy viết
Em mới bắt đầu tập làm thủ tục nhập hàng qua đường biển nên còn nhiều bỡ ngỡ, vì vậy muốn nhờ anh tư vấn chỉ giúp với ạ. Em xin cảm ơn anh nhiều.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E.
bây giờ e đã nhận được chứng từ gồm Invoice, packing list, sale contract và Bill từ shipper gửi rồi phải không?
tiếp theo e check xem chứng từ đúng như hàng hóa cty e đặt mua ko nha? xác định tên hàng, công dụng, chất liệu và mọi thứ, tìm hs code cho tên hàng đó (ko biết e có thể hỏi shipper hs họ dùng để tham khảo cho mình nha).
E kiểm tra xem ngày mấy tới cảng Vn (ETA), liên hệ hãng tàu xin thông báo hàng đến (AN), cùng cước tàu của họ, họ sẽ gửi hóa đơn scan cho e, sau đó là e có thể vào Vnacc và mở tờ khai hải quan nha.
Nguyễn Hữu Ngọc viết
Anh ơi, em muốn tự đi một lô hàng khô (trái cây sấy khô), chủ yếu qua trung quốc và đài loan. Số lượng một tháng 2-3 cont 20 feet, những dịp gần lễ tết thì nhiều hơn. Nhưng em đang gặp vấn đề về book tàu, em được biết chỉ có các công ty chuyên thì mới nhận được giá tốt còn cá nhân doanh nghiệp tự book thì không, em thì cũng hiểu một số lí do họ đưa ra nhưng có cách nào giải quyết không ạ, vì nếu tự làm mà giá book tàu quá cao thì vượt hẳn chi phí đi thuê công ty bên ngoài làm. Em cảm ơn anh ạ!
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
Lý do book tàu với Cty khác với cá nhan vì dù sao Cty cũng cố định hơn và giữ vững lộ trình hơn cá nhân vì vậy bạn cứ thương lượng rõ với hãng tàu về số lượng cũng như lộ trình hàng hoá của bạn.có thể sẽ giải quyết được mối lo của bạn hiện giờ.
Trần Phi Hùng viết
Chào Bạn Ánh.
Những bài viết của bạn rất hay, tôi muốn kết bạn với bạn trên Facebook thì kết bạn theo nickname hoặc tìm bạn theo số điện thoại nào ạ?
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Bạn cần hỏi vấn đề gì cứ reply hoặc gởi vào mục hỏi đáp nhé bạn. Hiện tại mình không dùng facebook trong công việc. Cảm ơn bạn, Chúc bạn ngày tốt lành.
nguen thanh hoai viết
Nếu mình chỉ làm thủ tục khai báo hải quan không thì minh cần phai làm gì và chú ý những chỗ nào là quan trọng .mong bạn chỉ mình các bước khai hải quan
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Bạn xem bài viết hướng dẫn khai hải quan điện tử của mình nhé.
Ngoc Tinh viết
Da chanh anh Song Anh Tran! Cong Ty Moi lam xuat khau go lan dau anh co the cho em cai quy trinh xuat khau duoc ko vay. Anh co the cho em dia chi mail duoc khong ah
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Quy trình xuất khẩu gỗ thì cũng như các mặt hàng khác thôi nhé, về thủ tục hải quan bạn chú ý thêm điểm này:
1. Ngoài bộ chứng từ thông thường, bạn còn nộp thêm “bảng kê lâm sản” theo mẫu của Bộ NN&PTNT
2. Giấy phép XK (nếu mặt hàng của bạn cần xin giấy phép) : xuất 1 lần thì nộp 1 bản chính, xuất nhiều lần thì nộp bản chính trong lần đầu XK.
3. Nếu người mua cần PHYTO, bạn phải đăng ký kiểm dịch thực vật tại Chi cục KDTV, nếu ở TpHCM thì đăng ký tại Chi cục KDTV vùng II.
4. Nếu hàng xuất đi xa hoặc các quốc gia bắt buộc hun trùng thì đăng ký hun trùng nữa nhé.
thanh thủy viết
có thể cho e xin email được không ạ ?
Nguyễn Thị Như viết
e chào anh ạ, anh có thể viết thêm về quy trình giao nhận hàng nhập nguyên công và hàng lẻ từ lúc bắt đầu và kết thúc được không ạ,
e cảm ơn anh ạ
trang web của anh đặc biệt rất bổ ích cho những sinh viên năm cuối chuyên ngành vận tải biển như bọn e ạ
Thiện viết
ad cho e xin file word của bài này được không ạ
Trung viết
Chào anh anh có thể tư vấn giúp được không. Em trả là lần đầu làm chưa quen làm việc với hải quan, lên gặp rất nhiều khó khăn. Công ty em có Lô hàng đá hạt xuất khẩu thuộc nhóm 2515 tại Hà Nam. giấy tờ thì bổ sung cho hải quan đã đầy đủ, nhưng hàng của em chưa mở tờ khai xuất đc, vì mặt hàng của em rơi vào loại hàng hạn chế xuất khẩu ý em nói rơi vào luồng màu vàng( Lên hải quan yêu cầu mở cont để kiểm hóa hàng lấy mẫu đi kiểm nghiệm, Họ yêu cầu bên em mang mẫy đi làm Vilas mà bên em mang đi làm vilas chưa đc. anh cho em hỏi khi có kết quả vilas thì bên em còn phải làm thêm gì để hàng được xuất đi đúng hẹn. mong anh tư vấn lần đầu tiên làm việc với hải quan ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Sau khi có kết quả VILAS, nếu đạt thì hải quan sẽ giải quyết xuất khẩu bạn nhé
Rút kinh nghiệm sau này trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu mặt hàng nào thì mình cũng nên tìm hiểu thủ tục trước để hạn chế rủi ro và chi phí phát sinh bạn nhé. Bạn đọc 2 văn bản này để hiểu rõ về quy dịnh xuất khẩu khoáng sản nè: Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng và công văn số 6827/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2018
PHẠM NGỌC viết
Hi anh.
anh ơi cho em hỏi: em mới làm 1 lô hàng xuất hàng nguy hiểm mà trên MBIL khách hàng làm sai tên sản phẩm phần MARKING ở nội dung MBIL nhưng khách hàng không muốn sữa MBIL vì mất phí mà chỉ sữa HBIL thôi thì có được không anh?
Nhờ anh tư vấn dùm em qua email : anhngoc.pham…@gmail.com
để em trả lời khách hàn với ạ?
trân trọng
Song Ánh Trần viết
Hàng nguy hiểm sai tên sản phẩm anh nghĩ em nên nói khách hàng sửa. CŨng không tốn quá nhiều đâu. Nên sửa trước khit àu chưa cập b ến.
Ms.Ven viết
Em chào anh Song Anh!
Anh có thể cho em xin 1 ban hợp đồng mẫu ngoại thương bằng tiếng Anh được không ạ? em cảm ơn anh!
Trang web của anh rất hay và ý nghĩa, em chúc anh luôn thành công trong công việc nhé!
Song Ánh Trần viết
ANh sẽ post sau nhé.
Song Ánh Trần viết
anh trả lời em trễ quá, để hôm nào anh soạn lại nhé.
Thiên Nga viết
dạ anh cho e xin link với ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn Nga,
Bạn muốn xin link gì vậy bạn
Nhu Quynh viết
Hi anh
Anh có thể giúp em biết quy trình và giấy tờ cần thiết khi xuất hàng FCL đi Mỹ không anh
Thường hàng đi Mỹ mình đều cần AMS và ISF hết phải không anh
Cám ơn anh
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn.
Trước tiên phải được sự chấp nhận từ khách hàng Us Thoòng qua kiểm tra audit or c-tpat từ khách hàng.
Chứng từ bạn cần là inv+Pkl+Sale contact cùng các chứng từ lien quan.
AMs, IsF là cần cho đi Us thêm là LOI…Tuỳ từng tuyến nữa bạn nha.
Huyền viết
Chào anh,
Cho em hỏi là hoàn thành thông tin trên tờ khai xuất khẩu là mình làm lúc ở công ty trước phải không anh?
Song Ánh Logs Support viết
Hoàn thành thông tin trên tờ khai xuất khẩu nghĩa là bạn nhập thông tin trên phần mềm khai báo hải quan, sau đó kiểm tra thật kỹ rồi truyền lên hải quan, sau khi truyền xong bạn xuất ra file excel rồi đi mở tờ khai nhé bạn.
Song Ánh Trần viết
Thường thì hàng xuất ít bị hải quan kiểm tra hơn, trừ 1 số mặt hàng nhạy cảm. Vì chính sách kích thích xuất khẩu nên các quốc gia đa phần dễ cho hàng xuất, nhưng hàng nhập thì hầu như phải dở hàng ra 😀 . Việc bạn hỏi thì chủ hàng thường làm hàng, đóng cont tại xưởng và đóng seal luôn. Nếu mặt hàng nhạy cảm vào luồng đỏ thì bắt buộc phải phá seal nhé bạn.
Lete viết
Chào anh
Em đọc trong bài phần Đăng ký tờ khai có nói hàng có thể bị luồng đỏ. Nếu phần trên (chuẩn bị hàng xuất) đã xếp hàng vào cont và kẹp chì seal rồi thì giờ phải mở seal ra ah? hay để chắc ăn thì đợi thông quan xong mới kẹp chì?
Nếu xuất mà giao EXW thì người mua phải làm TTHQ XK, vậy ng bán có thể giao hàng chưa kẹp chì cho ng mua ko ah? vì lỡ giao xong HQ đòi kiểm hóa thì người mua cũng phải tháo chì ra đúng ko ạ?
Cảm ơn anh.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Hàng kiểm hóa thì phải mở cont ra để hải quan kiểm nhé bạn.
Thực tế mình thấy các cty họ thường làm thế này, đóng hàng xong, khai tờ khai rồi mới cho cont’ đi, nếu luồng đỏ thì để seal trong cont (gần cửa cont), lấy ổ khóa khóa cont lại hoặc bấm seal nội bộ công ty, ra cảng mở khóa kiểm hàng xong hết thì mới bấm seal chính thức của hãng tàu vào,
tiến viết
em thấy chổ này “Làm thủ tục hải quan
Nếu bạn đóng hàng tại kho thì sau khi giao hàng xong mới làm thủ tục hải quan, đóng hàng tại cảng thì đăng ký làm thủ tục hải quan trước khi container được hạ.
” nó hơi ngộ ngộ anh nhỉ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào E,
đóng hàng tại kho là đang bán theo giá EXW, cũng có thể đóng hàng trước tại kho, xong báo số lượng đề bp khai quan làm thủ tục thông quan (như vậy số lượng sẽ chính xác hơn), sau đó nếu có hải quan kiểm sẽ kiểm tra và dán tem nghiêm phong, sau khi mọi thứ hoàn tất, họ mới bắt đầu vận chuyển.
E nói rõ hơn về đóng hàng tại cảng nha (là hàng lẻ LCL combine cont hay sao)?
Phan An viết
Gừi anh Ánh,
Em là người mới bắt đầu tìm hiểu và học hỏi về xuất nhập khẩu, đọc bài viết của anh về quy trình xuất khẩu thấy rất đầy đủ và hữu ích. Cảm ơn anh rất nhiều ạ.
Em đã ra trường và chuẩn bị đi phỏng vấn ở 1 công ty xuất khẩu ngành dệt may, vị trí Quản lý đơn hàng ạ. Anh là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này, vậy anh có thể cho em một vài lời khuyên khi đi phỏng vấn cụ thể là vị trí quản lý đơn hàng được không ạ? Ví dụ như làm quản lý đơn hàng công ty xuất khẩu thì đặc thù công việc là gì? Khi đi phỏng vấn cần tập trung chuẩn bị kiến thức về đầu xuất khẩu, tìm hiểu C/O, thuế suất ưu đãi,v.v… về mặt hàng dệt may phải không ạ?
Em cảm ơn anh nhiều ạ
Song Ánh Trần viết
Anh nghĩ em tìm hiểu đặc thù công ty trước, hiểu về công ty trước người phỏng vấn sẽ rất thích. Sau đó em phải có kiến thức về chuyê ngành.
Trang viết
Em chào anh.
Rất cảm ơn những bài viết hữu ích của anh trong thời gian qua.
Em có thắc mắc sau muốn nhờ anh giải đáp hộ:
Công ty em hiện tại làm việc cùng lúc với hai forwarder.
+ Bên A làm booking tàu
+ Bên B làm thủ tục hải quan và trucking
Lô xuất vừa rồi, bên em khai hải quan xong trước khi đóng hàng. Khi đóng hàng thì được báo, bãi cấp nhầm cont cho bên khác => dẫn đến bên B phải làm thủ tục sửa tờ khai cho bên em.
Bên B thông báo bên em phải chi thêm một khoản tiền lớn cho việc ” đẩy truyền lại số cont đúng trên tờ khai ở hệ thống khai báo hải quan mà không phải làm công văn hay hủy tờ khai cũ và khai lại tờ khai mới.”
Thứ nhất em muốn hỏi là trường hợp này xảy ra, bên A hay bên B là bên có nghĩa vụ phải làm việc lại với hãng tàu (bãi cấp cont) về chi phí này?
Thứ hai, liệu mình có khả năng đòi đền bù được từ hãng tàu hay bãi cấp cont hay không?
Thứ ba, theo kinh nghiệm của anh, anh có biết bình thường chi phí bù đắp cho lỗi này khi làm việc với hải quan là bao nhiêu không ạ? (Do bên B đã tính phí bên em rất cao)
Em cảm ơn và hy vọng sớm nhận được lời khuyên của anh
Trân trọng
Song Ánh Trần viết
Chào em,
Theo anh thì :
– Bên A phải có nghĩa vụ làm việc với hãng tàu.
– Khả năng đòi đền bù từ hãng tàu là rất khó.
– Đúng ra là đóng hàng xon g rồi mới khai hải quan, bên em lại khai trước thì lỗi do bên B. Chi phí lỗi này tùy cho hàng loại gì nữa em, và tùy vào mối quan hệ của bên B với hải quan. Thường thì thanh lý nhầm hàng ( hạ nhầm bãi) anh đã từng làm chi phí tầm 700-800k cho container 20 feet
Trang viết
Gửi anh Ánh,
Em cảm ơn anh.
– Em cũng đã liên hệ và yêu cầu bên A làm việc với hãng tàu
– Bên A cũng trả lời như anh, hãng tàu họ nói là nhầm lẫn là bình thường, họ còn khẳng định là chi phí làm việc với hải quan là không đáng kể, họ không chịu trách nhiệm
– Chi phí bên B đòi em gấp 4 lần chi phí anh ví dụ T________T. Giả sử bên B tính phí hợp lý một chút, thì em cũng chịu, coi như đen đủi…
Dù sao cũng cảm ơn anh. Có lẽ công ty em phải chịu chi phí này rồi. Tuy nhiên em đang tranh luận lại với họ. Tại sao không thông báo hay bàn bạc với bên em trước về chi phí này. (Theo như họ giải thích trước đó, có nhiều cách để xử lý, nhưng họ sử dụng cách tốt hơn gì gì đó nên chi phí cao…)
Hy vọng là có thể đàm phán giảm chi phí xuống hoặc chia đều trách nhiệm cho các bên (Đây là chủ trương của em)
Còn chủ trương của sếp em là không thanh toán cơ hic hic…
Cảm ơn anh đã tư vấn.
Trân trọng./.
Quan Hoang Tran viết
dear trang, chi phí sửa tờ khai HQ rơi vào khoảng 700-1tr tuỳ chi cục b à
Nguyễn văn Cần viết
Bài viết rất hữu ích, một thời gian nữa mình cũng có lô hàng xuất đi Mỹ mà chưa có khinh nghiệm về việc này.
Nếu anh/chị nào biết dich vụ tốt thì giới thiệu mình biết với nhé!
Cảm ơn nhiều!
Huyền viết
Anh viết về thủ tục nhận hàng nhập khẩu tại sân bay đi anh
Huyền viết
Anh viết bài về nhập khẩu đường hàng không đi anh!!
TUYET viết
Gửi anh,
Có phải anh có chút nhầm lẫn, “Xuất hàng FOB hay CNF thì không cần mua bảo hiểm nhé”.
Nếu là xuất CNF thì người xuất – shipper phải mua CNF đúng ko ạ?
TUYET viết
Em chỉnh lại nhé. nếu là xuất CNF thì người xuất – shipper phải mua bảo hiểm đúng ko ạ?
Anh viết
CNF không có bảo hiểm nhé bạn.
Dovantuyen viết
CNF(CFR) chính là điều kiện Cost and Freight của Incosterms.
Cost and Freight ở đây là Tiền hàng và cước phí. Thì tất nhiên không có bảo hiểm rồi.
CIF( Cost, Insurance and Freight) thì mới phải mua bảo hiểm nhé
Song Ánh Trần viết
CNF không có bảo hiểm nhé bạn. CIF mới có bảo hiểm ( I=insurance)
Bạn có thể xem bài viết về incoterms https://songanhlogs.com/cac-dieu-khoan-incoterms-2010-va-so-sanh-i-2010-voi-incoterms-2000.html
Cảm ơn bạn.
lale viết
cám ơn, bài viết rất hữu ích. Bạn có thể viết thêm một bài quy trình giao nhận một lô hàng nhập khẩu từ đầu đến cuối đươc không? Cám ơn
Song Ánh Trần viết
Mình chắc chắn sẽ viết. Trong bài viết này mình đã nói mình sẽ viết vào bài sau rồi đó.
Tám viết
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích. Cho mình hỏi con gái có nên học logistic ko? Vì đọc mô tả của bạn thấy cv này có vẻ phải di chuyển, đi lại nhiều, khá vất vả, lại hay phải đến kho hàng, bến bãi chứ ko phải làm văn phòng tránh mưa nắng?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
Đúng rồi bạn, cv này đòi hỏi bạn phải có đem mê vì thật sự nó rất áp lực, chạy theo thời gian rất nhiều, cùng sự chuẩn sát tuyệt đối và thao tác nhanh nhẹn, nếu bạn làm cv trong vp lo chứng từ thì ko phải đi lại nhiều, nếu bạn thao tác thông quan, di hải quan, đi cảng thanh lý …thì bắt buộc bạn phải xông pha thôi, nhưng nếu như vậy cv bạn sẽ thú vị và ko bị nhàm chán, rất thích và phiêu lưu, khuyên bạn nên làm Logs, rất thú vị.
Bach viết
Bài viết của bạn rất khó hiểu, đặc biệt với người mới vào nghề. Mình nghĩ bạn nên gói gọn hơn, cái việc shipping mark hay đóng gói hàng…đó là việc của kho bạn đừng nên đưa vào làm rối trí người mới. Bạn nên đặt tình huống hàng đã sẵn sàng
Song Ánh Trần viết
Chào bạn Bach,
Cảm ơn những đóng góp chân thành của bạn. Mình sẽ rút kinh nghiệm để cho ra những bài viết ngắn gọn và dễ hiểu 🙂 .
Ngày tốt lành nhé bạn.
Huyền viết
Anh viết càng kĩ thì càng dễ hiểu đó anh. Anh mà viết ngắn gọn quá thì hỏi lại anh thì lâu lắm mới nhận được câu trả lời 🙂 Anh viết dài ai ưng đọc hết thì đọc không thì thôi, chớ em sợ viết ngắn tuy nhanh gọn dễ nhớ nhưng lại cảm giác thiếu thực tế đó 🙂
Đăng Huyền viết
cho em hỏi xin c/o hang sea co duoc no tk khong vay?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Nợ tk là sao bạn? Bạn giải thuchs rõ hoen nha!
Huong viết
Chao anh, Hien tai em dang o Han Quoc va dang lam cho 1 cong ty xe may ben nay, Em muon nho anh chi dan phuong phap nhap khau xe gan may sang Han Quoc. Theo anh thi ben em nen dung gia FOB hay CIF anh nhi.
Song Ánh Logs Support viết
Về việc nhập khẩu bên Hàn Quốc, thì mình lại không rành những quy định và pháp luật ở bên đó.
Còn việc sử dụng điều kiện FOB hay CIF thì cũng tùy vào thỏa thuận giữa bạn với khách hàng nhé, mỗi điều kiện đều có ưu và nhược điểm riêng, Bạn tham khảo thêm ở bài viết “FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào” trên songanhlogs.com nhé