• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải và Cách Phân Loại Tổn Thất

Last Updated on Tháng Chín 21, 2017 By SONGANHLOGS 12 Bình luận

Hôm nay mình sẽ nói về tổn thất trong bảo hiểm hàng hải và đặc biết nhấn mạnh tổn thất chung và tổn thất riêng cũng như các xác định tổn thất, cách phân loại tổn thất. Khái niệm tổn thất “Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra”. Trong bài viết trước thì Ánh có nói đến rủi ro bảo hiểm hàng hải và có đưa một ví dụ nhỏ liên quan tổn thất và rủi ro. Bạn chưa rõ thì nên đọc vài dòng đầu ở bài viết Rủi Ro trong bảo hiểm hàng hải.

Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải
Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải

Nội dung

  1. 1. Phân loại tổn thất
    1. 1.1. Tổn thất bộ phận (partial loss):
    2. 1.2. Tổn thất toàn bộ (total loss):
  2. 2. Tổng kết

1. Phân loại tổn thất

Các nhà bảo hiểm đã đưa ra 2 loại tổn thất dựa vào căn cứ này là tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận. Nghe sơ qua các bạn cũng tương đối hiểu rồi đúng không.

1.1. Tổn thất bộ phận (partial loss):

Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.

Tổn thất bộ phận (partial loss), Tổn thất toàn bộ (total loss)
Tổn thất bộ phận (partial loss), Tổn thất toàn bộ (total loss)

Trong phần này sẽ chia ra làm 2 loại tổn thất: tổn thất riêng (Particular average) và tổn thất chung (General Average)

Tổn thất riêng (Particular Average): Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Ví dụ, trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.

Tổn thất chung ( General average): là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Có 2 nguyên tắc để thông báo đây là tổn thất chung.
Nguyên tắc 1: tổn thất chung xảy ra là vì sự an toàn chung của chủ tàu, hàng hóa trên biển.
Nguyên tắc 2: Những chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc hàng mặc dù chi phí này không thật sự cần thiết nhưng là hậu quả trực tiếp của tổn thất chung (lợi ích chung) cũng được tính là tổn thất chung.

Thông thường tổn thất chung được chia làm 2 bộ phận như sau
+ Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. Ví dụ, tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.
+ Chi phí tổn thất chung: phải trả chi phí cho người thứ ba trong trường hợp cứu tàu, chi phí thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình. Ví dụ như những chi phí sau được xem là chi phí tổn thất chung: chi phí để tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu, ….

1.2. Tổn thất toàn bộ (total loss):

Đây là tổn thất mức độ cao nhất của đối tượng bảo hiểm, hư hại 100% giá trị sử dụng. Nhưng vấn đề xác định 100% thế nào thì các nhà bảo hiểm rất khó khăn để tránh trục lợi bảo hiểm ?( vì hư 99% và 100% thì sao nhỉ? rất khó đánh giá đúng không nào). Vì thế trong tổn thất toàn bộ người ta còn chia ra 2 loại:

Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss): Là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng mức nghiêm trọng không thể sử dụng được nữa, thường xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn trong trường hợp xay ra cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ,….
+ Hàng hóa bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu như: kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng bị ẩm vô nước và đông cứng,…
+ Hàng không còn khả năng lấy lại được mặc dù nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng được nhưng chi phí lấy lại quá cao chẳng hạn như: hàng chở trên tàu bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
+ Hàng chở trên tàu bị mất tích ( tàu mất tích và tàu bị đắm là khác nhau, mất tích là không tìm thấy)

Tổn thất toàn bộ
Tổn thất toàn bộ

Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): Khi hàng hóa không phải là tổn thất toàn bộ thực tế ở trên, Trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này (tiết 6I),, một rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định (intended destination), trong trường hợp này người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.

Nhưng để tránh ngộ nhận ICC 1982 (A, B và C) có đưa ra một số điều khoản Ánh tóm tắt cho các bạn thôi nhé, còn rõ hơn thì nên đọc các bạn à:

+ Để khiếu nại đòi bồi thường toàn bộ ước tính người được bảo hiểm phải thông báo ý định từ bỏ hàng và đòi tổn thất toàn bộ ước tính. Nhưng trong thực tế người bảo hiểm sẽ khước từ những đòi hỏi này???
+ Điều khoản khước từ: Mọi biện pháp của người bảo hiểm và người được bảo hiểm thực hiện nhằm cứu vớt, khôi phục hàng hóa sẽ không được xem là biện pháp để từ chối trách nhiệm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

2. Tổng kết

Có 2 cách phân loại tổn thất: Tổn thất bộ phận (partial loss), Tổn thất toàn bộ (total loss)
Tổn thất bộ phận (partial loss): Tổn thất riêng (Particular Average), Tổn thất chung ( General average)
Tổn thất toàn bộ (total loss): Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss), Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss)
Trong bài viết tới mình sẽ nói về cách tính tổn thất chung.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nhớ đăng ký website để nhận những bài viết mới nhất.
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

[mc4wp_form id=”2363″]
Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải và phân loại rủi ro
  • Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và cách khắc phục
  • Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
  • Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet
  • Bảo hiểm hàng hải và những rủi ro cơ bản cần lưu ý
  • Các nhân tố bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển
  • Thuộc chủ đề:Kiến Thức, Uncategorized

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Yến viết

      Tháng Năm 15, 2021 lúc 9:48 sáng

      Dạ cho em hỏi là
      Hàng hóa A trên tàu bị cháy, nên đã chữa cháy bằng nước nhưng việc này lại làm hư hỏng hàng hóa của các chủ hàng khác. Vậy phần hư hỏng của chủ hàng khác là tổn thất chung hay riêng vậy ạ?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Năm 18, 2021 lúc 10:15 sáng

        Chào bạn,

        Nếu sự cố cháy trên tàu là do hỏa hoạn và dùng nước để dập lửa, thì chỉ hàng bị nước chữa cháy làm bị hư mới được xem là tổn thất chung vì do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra, còn hàng hóa hư hại do bị khói,…. không được xem là tổn thất chung, vì không phải do hành vi tổn hất chung trực tiếp gây ra bạn nhé.

        Trả lời
    2. Huyền viết

      Tháng Sáu 22, 2020 lúc 8:48 sáng

      Cho e hỏi công ty FWD của em được 1 công ty khác thuê làm quy trình nhập khẩu theo điều kiện FOB. Trong quá trình vận chuyển thi tàu đâm va vào cần cẩu cảng nhập khẩu dẫn đến thiệt hại về hàng hoá do trường hợp bất khả kháng nhưng hàng hóa lại ko đc mua bảo hiểm. Trong trường hợp này thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và bồi thường hàng hóa ạ ? Hãng tàu hay FWD hay nhà nhập khẩu phải chịu?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Sáu 22, 2020 lúc 10:23 sáng

        Chào bạn,

        Đã xác định được đây là trường hợp bất khả kháng, tức là đây không phải do lỗi cố ý hoặc vô ý của tàu. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển, thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Do đó TH này người nhập khẩu phải chịu nhé bạn !

        Trả lời
    3. Thanh viết

      Tháng Sáu 19, 2020 lúc 5:01 chiều

      Cho e hỏi công ty FWD của em được 1 công ty khác thuê làm quy trình nhập khẩu theo điều kiện FOB. Trong quá trình vận chuyển thi tàu đâm va vào cần cẩu cảng nhập khẩu dẫn đến thiệt hại về hàng hoá. Trong trường hợp này thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và bồi thường hàng hóa ạ ? Hãng tàu hay FWD hay nhà nhập khẩu phải chịu?

      Trả lời
    4. Thanh viết

      Tháng Sáu 19, 2020 lúc 2:15 chiều

      Cho e hỏi nếu tàu đâm va vào cần cẩu cảng dẫn đến thiệt hại về hàng hóa mà bên FWD ko mua bảo hiểm hàng hóa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường ạ? Hãng tàu hay FWD hay nhà nhập khẩu phải chịu?

      Trả lời
    5. Đỗ Thị Thu Trang viết

      Tháng Sáu 6, 2020 lúc 2:19 chiều

      cho em hỏi nếu trường hợp tàu chìm, thì thiệt hải của chủ hàng do chủ hàng chịu hay hãng tàu chịu ạ?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Sáu 8, 2020 lúc 1:24 chiều

        Chào bạn,

        Nếu có mua bảo hiểm thì liên hệ công ty bảo hiểm xác định thiệt hại để bảo hiểm trả, còn nếu không mua bảo hiểm thì chủ hàng chịu nha.

        Trả lời
    6. hoan viết

      Tháng Một 16, 2020 lúc 2:40 chiều

      Cho em hỏi,em muốn nhập túi sách mây tre đan sang nhật,có mất thuế gì kg và cước gửi thế nào ạ?Mong được anh chị tư vấn.

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Một 16, 2020 lúc 4:53 chiều

        Chào bạn,

        Mặt hàng túi xách mây tre xuất khẩu không thuộc diện cấm xk, không thuộc diện kiểm tra chuyên ngành gì đặc biệt và cũng không chịu thuế XK luôn bạn nhé. Bạn làm thủ tục xuất như những mặt hàng thông thường khác. Về cước gửi hàng thì tùy thuộc bạn xuất theo hình thức nào, hàng chuyển phát nhanh, hàng container hay air và tùy thuộc vào khối lượng hàng nữa, khi có đủ thông tin bạn có thể liên hệ các hãng hàng không, hãng tàu hoặc FWD để kiểm tra giá nhé bạn.

        Trả lời
    7. Minh Thư viết

      Tháng Mười Một 23, 2019 lúc 12:10 sáng

      Vậy cho em hỏi là do sự cố tổn hất chung, tàu đến cảng muộn hơn so với dự định, giá bán hàng tụt giảm gây thất thu cho chủ hàng, vậy khoản thất thu này có được tính vào tốn thấy chung hay không?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Mười Một 25, 2019 lúc 2:05 chiều

        Chào bạn,
        Khoản này không được tính vào tổn thất chung bạn nhé

        Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • Mẫu vận đơn đường biển Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet
    • Mẫu Packing List Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Hợp đồng xuất khẩu gạo Hợp Đồng Ngoại Thương (International Trade Contracts) Nội dung & soạn thảo
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân luồng hải quan là gì và ý nghĩa của luồng Xanh, Vàng, Đỏ

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap