Hiện nay trên thị trường vận chuyển FCL (Full container load) khá phổ biến. Ngoài ra LCL (Less than container load) là một thị trường ngách đem khá nhiều lợi nhuận cho FWD và Consol. Trong bài viết này Ánh sẽ nói về FCL và LCL là gì và phân tích các nghiệp vụ làm những mặt hàng này cùng với kết hợp so sánh sự khác nhau của FCL và LCL.
FCL là gì & LCL là gì
– FCL viết tắt của chữ của Full container load có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Các mặt hàng thường là đồng nhất ( giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.
– LCL – Less than container load là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gởi hàng có 1 kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container sẽ tiết kiệm nhất cho chủ hàng. Người kinh danh đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng được gọi là consolidator. Khác với FCL thì LCL phải có trách nhiệm đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng khỏi container.
Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL
Như đã định nghĩa ở trên, trong phần này mình sẽ phân tích trách nhiệm của người gởi hàng, người vận chuyển và người nhận hàng.
Trách nhiệm người gởi hàng FCL
– Ra cảng lấy container và vận chuyển về kho để đóng hàng, thường chủ hàng thuê các dịch vụ trucking.
– Đóng hàng vào cont đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. Việc đóng contaier có thể tiến hàng ở kho hoặc tiến hành ở bãi (cảng)
– Tính toán hàng hóa cho phù hợp và đánh dấu ký hiệu để người mua dễ nhận biết loại hàng.
– Thanh toán hải quan và các thủ tục hải quan cần thiết khác.
– Niêm chì (seal) cho container
– Gởi chi tiết vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD
– Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí Dem/Det nếu có.
Trách nhiệm của người chở hàng FCL
– Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng. Trước khi gởi bill thì phải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill.
– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo.
– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
Trách nhiệm của người nhận hàng FCL:
– Đam bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ. Và làm thủ tục hải quan để nhận lô hàng.
– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu.
– Hoàn tất các phú local charges, D/O, phí cược container.
Phân tích nghiệp vụ làm hàng lẻ LCL
LCL – là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ mà người đứng ra gom hàng là consolidator. Sau khi gom hàng thì consolidator sẽ đóng vào cùng 1 container chở đến kho CFS. Thường thì consolidator gom hàng chủ yếu qua các FWD.
Trách nhiệm của người gởi hàng LCL
– Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình được thông quan, ngoài ra cần chú ý các thủ tục khác như hun trùng, đánh dấu shipping mark.
– Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn.
– Xác nhận draft bill và nhận vân đơn.
Trách nhiệm của người vận chuyển hàng LCL
Trong vận chuyển hàng lẻ có điểm khác biệt là người chở hàng gồm có : Người chở hàng thực và người gom hàng (consolidator). Người chở hàng thực là các hãng tàu vì consolidator đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất consolidator không có tàu. Các bạn đọc tới đây mới thấy quyền hạn của hãng tàu là rất lớn, vào những năm 2000 thì gần như hãng tàu nắm thị trường, và khách hàng shipper phụ thuộc vào hãng tàu. Tuy nhiên hiện nay cạnh tranh thì hãng tàu không còn nhiều thế độc quyền như ngày xưa nữa.
Như vậy trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL.
Trách nhiệm của người gom hàng :
– Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở.
– Cấp house bill cho khách hàng
– Thông báo hàng đến và khai manifest.
Trách nhiệm của người nhận hàng
Tương tự như làm hàng FCL. Người nhận hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết để nhận hàng : bill, thông quan. Nhưng điểm khác biệt là người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cược container, vì bản chất người nhận hàng đâu có mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.
Các loại hình vận chuyển kết hợp FCL/LCL và LCL/FCL
Trong vận chuyển thì người ta còn kết hợp giữa gởi hàng container và hàng lẻ, có 2 loại hình chính là :
– FCL/LCL : gởi nguyên, giao lẻ.
– LCL/FCL : gởi lẻ, giao nguyên.
Trong qua trình làm kết hợp thì có sự thay đổi về trách nhiệm nhất định.
Ví dụ : FCL/LCL. Người gởi hàng và người chở hàng có trách nhiệm giống như gởi FCL. Tức là người gởi hàng phải gởi nguyên container, và người vận chuyển sẽ vận chuyển nguyên container. Tuy nhiên đến cảng đến thì người vận chuyển lại có trách nhiệm như trường hợp giao LCL và người nhận hàng cũng giống như trường hợp LCL.
Kết luận:
Việc vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức phổ biến hiện nay. LCL được ra đời để nhằm tiết kiệm cho người gởi hàng vì thực tế rằng gởi bằng đường Air rất tốn kém, và gởi nguyên container là dư thừ không cần thiết. Theo mình mức tối ưu thì trên 10T hàng bạn nên gởi nguyển cont sẽ tiết kiệm hơn và an toàn hơn cho hàng hóa của bạn. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống !
Freesia viết
Chào admin ạ, e có câu hỏi: Trong vận chuyển hàng container FCL-LCL thì tại cảng đi hãng tàu (hoặc người chuyên chở thực tế) sẽ cấp Master B/L cho 1 Shipper, nhưng khi hàng đến cảng dỡ thì nhiều Consignee nhận hàng, vậy thì Consignee cần phải có vận đơn nào thì mới có thể nhận hàng (Master hay House B/L) và việc gửi chứng từ từ 1 shipper đến nhiều consignee như thế diễn ra cụ thể như thế nào ạ? E cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nếu hàng FCL thì hãng tàu cấp MBL cho FWD sau đó FWD cấp lại HBL cho chủ hàng, hoặc hãng tàu cấp MBL cho chủ hàng luôn. Sau đó người bán chuyển B/L cho người mua để nhận hàng.
Nếu LCL thì hãng tàu cấp MBL cho FWD, sau đó FWD chia ra thành nhiều HBL và cấp cho nhiều chủ hàng khác nhau đó bạn, mỗi chủ hàng sẽ có 1 HBL riêng để gửi qua đầu nhận để cnee nhận hàng.
Ngân viết
Ad ơi cho em hỏi về quy trình giao nhận nhập khẩu hàng Lcl với ạ
lan anh viết
Dạ xin cho em hỏi vấn đê sau ạ
Hiện tại em không có kình nghiệm cũng như chưa từng học qua nghiệp vụ XUẤT NHẬP KHẨU nhưng vừa rồi một công ty nhật quy mô nhỏ tuyển em vào vị trí đó. Bên công ty đã có một bộ phận mua hàng và thuê một công ty làm dich vụ bên hải quan rồi ạ. VẬY nhiệm vụ của em bây giờ là chỉ xuất hàng đi nước ngoài thôi ạ?và em cần phải học những gì a.? quy trình xuất một lô hàng ra nước ngoài thì em cần phải làm gì ạ.?
Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị.
Em xin cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bên cty đó tuyển bạn thì họ sẽ chấp nhận đào tạo bạn, nhiệm vụ của bạn là gì thì cty sẽ giao cho bạn nha. Thông thường nếu đã có đơn vị dịch vụ rồi thì bạn sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với đối tác, kiểm tra lịch xuất hàng, phối hợp với kho và các bộ phận liên quan để đặt booking, sau khi có booking thì gửi cho đơn vụ dịch vụ để họ chuẩn bị xe và sắp xếp kế hoạch làm hàng.
Có 2 TH, 1 là bạn sẽ nhận packing list chi tiết từ xưởng, sau đó làm inv, pkl, SI và ISF (nếu đi U.S), gửi inv/pkl cho đơn vị dv khai tờ khai và hoàn thành thủ tục hải quan. TH 2 là bạn chỉ cần nhận packing list chi tiết từ xưởng, cung cấp thông tin khách hàng cho đơn vị dịch vụ làm hết mọi chứng từ và làm thông quan. Bạn làm việc với bên dv để thống nhất cách làm việc nha.
Để xuất 1 lô hàng sẽ có các bước thông thường như sau:
– Đặt booking
– Đổi lệnh , lấy rỗng đóng hàng
– Kéo cont hạ bãi theo hướng dẫn của booking
– Làm ctu xuất gồm INV/PKL, khai hải quan, thông quan, vô sổ tàu
– Gửi SI cho hãng tàu làm B/L đúng thời hạn
– Tàu chạy, đóng tiền lấy B/L (nếu dùng B/L gốc), dùng B/L surrender thì chỉ cần có file scan là được không cần lên hãng tàu lấy B/L nữa
– Gửi chứng từ cho khách hàng
hương viết
cho em hỏi mức thấp nhất có thể gửi hàng lẻ là bao nhiêu kg ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
vấn đề này không thể có kết luận chính xác được nha bạn, hàng LCL hay FCL thì còn phụ thuộc vào số lượng CBM nữa, có khi CBM nhỏ nhưng nhẹ kg bạn ơi, hoặc ngược lại CBM nhẹ nhưng nặng kg, vì vậy để chính xác chỉ có sự quyết định từ hãng tàu ah bạn,
ví dụ 1 connt 20 thường có thể chứa được 20 pallet cho 21 tấn, nếu bạn đi 10 pallet cho 10 tấn thì bạn đi hàng LCL ok,
nhưng 1 lời khuyên, nếu hàng cty chúng ta quan trọng, giá trị cao… bạn đừng nên đi LCL vì nó tiết kiệm ko bao nhiêu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa vì sẽ kẹp chung với hàng khác và di chuyển nhiều, thời gian ko chủ động, bốc dỡ khó khăn… gửi bạn vài ý tham khảo nhé!
Thuỷ Tiên viết
Công ty TSUBAME và công ty UNIKA VIET-PAN ký kết hợp đồng mua bán. Mặt hàng là Thức ăn cho tôm. Trọng lượng cả bì là 5 767,96 kg. Thể tích là: 4,334 cbm. Công ty giao nhận ASL có trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi container và đưa hàng vào kho 3 cảng Cát Lái. Ocean International là khách hàng của ASL. Đại lý của ASL tại Malaysia là Green Logistics. Hàng hóa được hãng tàu Wan hai vận chuyển. Wan hai tại Malaysia phát hành B/L cho Green Logistics.
– Lô hàng này là lô hàng giao nhận theo hình thức FCL hay LCL? Vì sao?
– Trình bày các phí phát sinh trong giao nhận hàng giao nhận nhập khẩu trên?
Chỉ giùm e câu này với ạ. Em cảm ơn ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
nếu CBM là 4,334 thì đây là hàng LCL (hàng lẽ).
còn về các chi phí giao nhận, do bạn ko nói bên bạn mua với hình thức thanh toán nào, hợp đồng ra sao nên mình chưa thể tư vấn được bạn nha, bạn có thể nói rõ hơn về điều kiện incoterm nhé!
Tiên viết
Dạ em cảm ơn với cho e hỏi là các loại chứng từ được sử dụng trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu với ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
Hoàn thành lô hàng xuất khẩu chúng ta cần như sau:
đầu tiên là oder từ khách hàng-> đặt book tàu-> hoàn thành bộ chứng từ hải quan bao gồm: Sale contract + Invoice + Packing list để mở TKHQ ok, sau đó bạn cần hoàn thành form packing list riêng cho từng hãng tàu (mỗi hãng tàu sẽ có form riêng, khi nhận book bạn sẽ nhận được form này ) và VGM với số cont/seal bạn load hàng, hoàn thành SI gửi hãng tàu trước giờ cut off.
TKHQ hoàn thành + SI ok + cont hạ xong-> bạn thanh lý vào sổ tàu tại cảng để hoàn tất lô hàng, tới ngày ETD (ngày tài chạy) hoặc sau ETD 2 ngày hãng tàu sẽ gửi Bill đến bạn, sau đó bạn tạo Full docs cho shipment gửi khách hàng nữa là xong.
chúc bạn thành công.
Đang thi My viết
Cho e hỏi, khi khai hải quan hàng lẻ có cần khai HYS số cont với seal vào ko ạ? Xin cảm ơn.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Đối với hàng lẻ thì không cần khai HYS danh sách số cont/seal bạn nhé !
kiều my viết
mô hình vận tải bằng container theo hình thức gửi nguyên container(FCL) và theo hình thức gửi lẻ (LCL) có gì khác nhau ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Gửi nguyên cont (FCL) là ban thuê nguyên container đem về nhà máy đóng hàng hoặc đóng hàng tại bãi, sau đó niêm seal và giao cho đối tác nước ngoài nguyên container đó, Tại nơi đến, khách hàng chỉ cần làm thủ tục hải quan xong là có thể kéo nguyên cont về nhà máy để rút hàng, cước vận tải quốc tế tính theo đơn vị tính là container.
Gửi hàng lẻ (LCL): Hàng của bạn chỉ là 1 phần trong container, muốn gửi hàng phải đem hàng ra kho CFS, FWD sẽ gom hàng của bạn và các khách hàng khác để đóng vào contaier chuyển đi. Tại nơi đến, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan thì khách hàng phải chờ FWD dỡ cont đưa hàng vào kho cfs thì mới nhận hàng được, cước vận tải tính theo đơn vị tính là CBM.
My viết
Cho e hoi mô hình FCL có những ưu điểm gì so với LCL ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
FCL là full cont, và bạn sẽ sỡ hữu trọn cont hàng của bạn, đảm bảo hàng được nghiêm phong và đi đến đúng nơi bạn giao hàng, được bảo vệ bằng seal hãng tàu, thời gian giao hàng sẽ nhanh hơn, xác xuất tuyệt đối hơn, bạn có thể chủ động cho khối lượng cũng như cách sắp xếp mọi thứ trong cont hơn…
LCL là hàng lẻ, hàng sẽ được ghép chung cont với công ty khác để đúng khối lượng kích cỡ CBM, đủ hàng sẽ vận chuyển và thời gian sẽ lâu hơn vì chờ dỡ hàng cho nhiều lCL ghép lại, thời gian làm hàng cũng sẽ lâu hơn.
Thùy viết
Mình nhìn vào đâu ở hợp đồng và bộ chứng từ để biết lô hàng đó được nhập bằng phương pháp nào ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nhập bằng phương pháp nào là sao bạn, mình chưa hiểu ý. Ý bạn muốn biết là lô đó nhập hàng FCL hay LCL phải không ? Nếu vậy thì bạn nhìn trên B/L nhé, trên B/L bạn thấy ký hiệu CY/CY và có đầy đủ thông tin số container/số seal thì lô đó đi nguyên cont, còn bạn thấy trên B/L có chữ CFS / CFS thì đó là hàng lẻ bạn nhé.
ánh viết
Bên e xuất khẩu hat nhựa từ hàn Quốc vè cho cty tại Việt Nam thì họ sẽ thêm phí vat 10%, phí này bên cty tại Việt Nam có dc hoàn lại ko ahm.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ với thuế GTGT hóa đơn bán ra bạn nhé
Phuong Nguyen viết
anh ơi em đang làm bài về FCL/LCL mà trên này không có nhiều thông tin, anh giúp em với
em cảm ơn anh nhiều
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
FCL: Full than container load là hàng nguyên cont, vận chuyển bằng đường biển, đủ cont 20′ or 40′ tùy hàng, bao gồm, lấy cont rổng, đóng cont, bấm seal và các thủ tục tiếp theo.
LCL: Less than container load là hàng lẻ, hàng ít không đủ cont, vận chuyển by sea, sẽ được ghép chung với hàng cont khác nhằm giảm chi phí nếu vận chuyển by Air.
Lan viết
anh ơi em đang làm bài tập với điều kiện giao nhận EXW, giao hàng lẻ, người mua thuê đại lí vận chuyển của mình vận chuyển hàng hóa, em muốn hỏi là khi hàng cập cảng hải phòng thì đại lí vận chuyển (forwarder) sẽ là người làm thủ tục đưa hàng vào kho CFS đúng ko ạ, rồi sau đó thông báo cho người mua đến nhận lệnh D/O, Người mua nhận D/O rồi tới cảng làm thủ tục nhận hàng đưa hàng ra khỏi kho CFS và trả phí CFS cho forwarder đúng ko ạ?
Nguyen The Nghiem viết
mình nhập hàng lẻ mà khi nhận hàng có phải chịu các loại phí sau đây ko bạn ?
(minh mua theo LCL)
1. documentation charge
2. handling
3.cfs charge
4.THC ( THC charge)
5. CIC ( container imbanlance fee)
6. BAF
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Đây là phí local charge mình phải đóng cho FWD để lấy lệnh giao hàng đó bạn
Son viết
Anh ơi có thể phân biệt giúp em 3 phí này được không ạ.
Demurage charge
Storage charge
Detention charge
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Demurage charge: phí lưu container tại bãi do hãng tàu thu
Detention charge : phí lưu container tại kho do hãng tàu thu
Storage charge : phí lưu bãi do cảng thu
Anna viết
Xin chào
Cho mình hỏi mình đang có 1 lô hàng FCL xuất đi Hungary, trên Hbl khách yêu cầu show shipping mark, nhưng trên MBL mình quên báo hãng tàu show, hiện tại hàng chưa đến nhưng đã quá hạn sửa bill nên nếu sửa giờ mất phí. Vậy cho mình hỏi nếu mình giữ nguyên, nghĩa là trên hbl có shipping mark và mbl thì không, vậy có ảnh hưởng gì đến việc lấy hàng của khách không , mình có check với hãng tàu thì với hàng xuất đi Hungary không có quy định bắt buộc show shipping mark.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Về thủ tục hải quan đầu Hungary thật sự mình cũng không rành, nhưng bạn đã check với hãng tàu, hãng tàu xác nhận không bắt buộc thì mình nghĩ là không sau đâu bạn, hàng bạn nguyên container mà.
Lisa viết
Anh ơi em có báo giá hàng lẻ như vầy:
O/F:USD-40/cbm
DOC:USD40/BILL
Anh cho em hỏi: O/F:USD-40/cbm nghiã là giá OF là 40usd, được refund 40 usd/ cbm hay là có một OF chưa biết và được refund 40usd/cbm ạ. Em cảm ơn
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Refund nhé bạn
Nhi song viết
Anh ơi có thể chỉ em phần so sánh thực tế và lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển ko ạ cám ơn anh nhiều lắm
Dung Ocha viết
anh ơi cho em hỏi là nếu mình xuất hàng lẻ LCL thì mình không cần lấy lệnh cấp cont rỗng mà chỉ cần đóng hàng lên xe tải vận chuyển ra CFS và bên FWD sẽ xếp hàng lên cont phải không ạ ?
em cảm ơn anh nhiều ạ!
Song Ánh Logs Support viết
Đúng rồi nhé bạn, nếu bạn xuất hàng lẻ thì chỉ cần đặt booking hàng lẻ thôi, sau đó vận chuyển hàng theo đúng thời và đia điểm quy định trên booking, nhập hàng vào kho và thanh lý là xong nhé. Sau đó FWD sẽ gom hàng của mình và các hàng khác đóng vào cont sau.
Jennifer Chau viết
em moi bắt đau ! Di duong may bay van chuyển tu Singapore ve vn – vn ve lai Singapore ! Nhung ko biết 1 người co the đem bao nhieu kg ! Va ko biết 2 ben hai quan nen dong thueu hay ko ? Cho em y kien
Jennifer Chau viết
Em muon Bat đau vào cong việc van chuyển ! Nhung ko biết bắt đau tu đau ! Co the huống dan cho em
Song Ánh Logs Support viết
Theo mình thì bạn có thể xin vào làm việc ở các Cty FWD hay hãng tàu xem sao bạn nhé
Quyen viết
Chào bạn, Mình có thắc mắc trong phần trách nhiệm của Consol (LCL)
– “Chịu trách nhiệm thông báo hàng đến và khai Manifest”
Nếu Consol là người trực tiếp thuê Container của hãng tàu, thì mình nghĩ Hãng tàu phải là người thông báo hàng và khai Manifest (giống như trường hợp làm hàng FCL)
Mình mới tìm hiểu về lĩnh vực này, rất mong bạn giải đáp giúp mình với nhe
Cám ơn bạn nhiều
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
đúng rồi bạn nha, hãng tàu hoặc FWD phải có trách nhiệm khai MNF cho bạn, vì bạn là chủ hàng, bạn chỉ có nhiệm vụ khai báo hàng hóa mọi thứ cho FWD hoặc hãng tàu, còn lại họ sẽ phải tự khai thông tin MNF tới khách hàng bên kia bạn nha.
Phúc Đào viết
anh có thể viết bài giới thiệu về kho CFS và hoạt động tại kho CFS được không ạ
Hoàng Thủy viết
Anh cho em hỏi cụ thể về quá trình nhận nguyên – giao lẻ và nhận lẻ – giao nguyên
Song Ánh Trần viết
Cái này mình phải viết bài dài lắm bạn à, ko thể trả lời trong comment được.
Mình sẽ viết.
Xuân diệu viết
Dạ xin chào
Vui lòng giúp cho em biết quá trình nhận nguyên-giao lẻ ạ
Em xin cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Cái này dài lắm bạn ơi, cả quy trình thì không thể viết hết trong phần comment này được, bạn tham khảo thêm bài viết quy trình giao nhận hàng hóa trên trang Songanhlogs nha.
Hằng Oo viết
Anh cho em hỏi Quy trình giao nhận hàng xuất kho (hàng lẻ) tại cảng Cát Lái như thế nào ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Đối với hàng xuất lẻ (ví dụ mở tờ khai tại cảng), đầu tiên khai tờ khai trên phần mềm + đính kèm chứng từ, nếu xanh thì thông quan luôn, vàng/đỏ thì bạn cần ra cảng mở tờ khai và kiểm hóa (nếu có). Bên cạnh đó là phải đưa hàng ra cảng theo thông tin của booking note, nhập kho mấy, cửa số mấy, hàng đến kho thì kho sẽ đo lại số khối và làm thủ tục nhập kho, nhập kho xong bạn qua văn phòng kho in phiếu nhập kho là xong nhé.
Công việc tiếp theo là đại lý họ sẽ làm tiếp, bên đó sẽ thực hiện gom hàng và đóng hàng vô container để xuất đi.
Nữ viết
Anh cho em xin số điện thoại trên Dt nói rõ hơn
Hà viết
Dear anh,
Công ty em trước đây vẫn nhập hàng từ nước ngoài, nhưng chủ yếu là hàng lẻ. Sắp tới đây bên em có lô hàng khoảng 15CBM, bên em đang băn khoăn không biết nên đi cont hay đi lẻ cho kinh tế. Anh có thể cho em xin lời khuyên được không ạ.
Em xin chân thành cảm ơn và chúc anh thật nhiều sức khỏe!
Song Ánh Trần viết
Chào em,
Trọng lượng của hàng là bao nhiêu vậy em ? Theo kinh nghiệm của anh thì trên 15CBM đi cont sẽ lợi hơn đi LCL rồi đó em.
Thu viết
Anh cho em hỏi giữa người gom hàng lẻ và người gửi hàng lẻ thì có thể xảy ra những tranh chấp gì ạ?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào Em,
Người gom hàng lẻ là tập hợp nhiều lô hàng lẻ của nhiều cty khác nhau lại combine đủ 1 cont xuất, như vậy họ phải cẩn thận làm hàng, kiểm hàng và mọi thứ
Người gửi hàng lẻ là chỉ có mình lô hàng của họ, họ sẽ đặt hết mối lo vào lô hàng này, tập trung mọi thứ
Trnh chấp lớn nhất là người gom hàng lẻ có thể làm thất thoát hàng quan trọng của người gửi, làm hư hại, không đảm bảo chất lượng như ban đầu (xảy ra tranh chấp và quy trách nhiệm lẩn nhau rất lớn).
Thu Thảo viết
ANh ơi cho em hỏi, em đang làm đề tài về FCL/LCL. em muốn biết là nếu như một chủ hàng gửi 4 lô hàng (là 4 mặt hàng khác nhau đóng thành các kiện) đóng đầy 1 container, gửi cho 4 người nhận thì có gọi là FCL/LCL không ạ hay là chủ hàng chỉ đc gửi 1 loại hàng? Và nếu vậy thì trong 4 HB/L gửi cho ngwoif nhận thì ở chỗ mô tả hàng hóa mình ko đc ghi là apart of one container phải không ạ? Vậy ko ghi như thế thì ghi như thế nào ạ? em cám ơn nhiều
Song Ánh Logs Support viết
4 người nhận khác nhau mình nghĩ phải đưa vào kho CFS để chia hàng nhé bạn, 4 HBL chỉ thể hiện hàng CFS thôi, mình nghĩ vậy là tiện nhất 🙂
nguyentruong viết
Chào anh!
– Cho e hỏi làm sao phân biệt hàng FCL và Hàng LCL và hàng Consolidation(CSL)>
Hằng viết
em chào anh
cho em hỏi
– thời gian để đưa hàng từ cảng lên tàu để đi đến cảng đến hết bao nhiêu ngày đối với cả hàng FCL và LCL
– khi có thông báo hàng đến thì hàng vào kho mất bao nhiêu ngày?
em cám ơn anh vô cùng
Song Ánh Trần viết
Chào bạn Hằng,
– Thời gian đưa hàng lên tàu phụ thuộc vào kích thước tàu chở bao nhiêu container và năng lực làm hàng của từng cảng. Ví dụ VN bốc xếp hàng chậm hơn rất nhiều so với cảng Singapore. Nhưng người làm hàng quan tâm đến vấn đề closing time. miễn sao giao hàng cho tàu trước thời gian closing time là được, còn việc bốc xếp hàng là cảng lo. Với hàng LCL thì closing time sớm hơn hàng FCL vì hàng LCL phải có thời gian đóng từng kiện hàng vào container nữa.
– Thông báo hàng đến D/O thường phát hành trước khi tàu cập cảng khoảng 2-3 ngày. Thông tin quan trọng nhất là ngày tàu cập cảng. Sau ngày này người nhận hàng đưa chứng từ hợp lệ hoàn toàn lấy hàng được.
Cảm ơn bạn,
Chúc bạn năm mới nhiều thành công !