Switch Bill of Lading là thuật ngữ thông dụng khi mua bán 3 bên trong thương mại quốc tế, khi mà vận đơn (bill) phát hành (issue) ban đầu được thay thế bởi một vận đơn khác với những thông tin đã được chỉnh sửa nhằm mục đích che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự. Switch bill giúp cho công ty thương mại, trung gian hay môi giới thương mại dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa qua nhiều quốc gia khác nhau.
Tình Huống Mua Bán 3 Bên Và Phát Sinh Switch Bill
Mua bán 3 bên nghĩa là có 3 người tham gia mua bán quốc tế ở 3 quốc gia khác nhau. Trong đó có 1 người đứng giữa vừa là người mua vừa là người bán. Hiển nhiên theo cách thông thường nhất của việc mua bán 3 bên là mua của người này nhưng bán cho người khác, mục đích là hưởng chênh lệch tìm kiếm lợi nhuận.
Tình huống: Công ty xuất khẩu A ở Việt Nam bán dụng cụ làm vườn trên khắp thế giới. Có những sản phẩm công ty Việt Nam A tự sản xuất được, nhưng có 1 số sản phẩm A không thể tự sản xuất. Những sản phẩm không thể tự sản xuất công ty Việt Nam sẽ thuê 1 đối tác khác là công ty cung cấp B ở Trung Quốc. Công ty nhập khẩu C ở Mỹ là khách hàng thân thiết của A. Công ty nhập khẩu C có nhu cầu nhập những mặt hàng mà A không thể tự sản xuất. Do đó A phải mua hàng từ B tại Trung Quốc sau đó xuất cho khách hàng tại Mỹ. Thay vì phải nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam rồi mới xuất sang Mỹ.
Để giảm chi phí và giá thành cạnh tranh hơn, công ty xuất khẩu A muốn chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp ở Trung Quốc cho khách hàng của mình tại Mỹ, không cần chuyển hàng về Việt Nam. Nhưng công ty xuất khẩu A không muốn khách hàng của mình tại Mỹ biết thông tin nhà cung cấp ở Trung Quốc. Vì nếu biết thông tin thì rủi ro nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ mua trực tiếp từ nhà cung cấp Trung Quốc. Công ty A sẽ tìm 1 đơn vị vận chuyển như là forwarder để hỗ trợ xuất trực tiếp hàng từ Trung Quốc đến Mỹ, không qua Việt Nam.
Để làm được việc như A mong muốn thì Switch bill là lựa chọn tốt nhất. Nhưng để làm Switch bill thì quy trình phải như thế nào?
Điều kiện giao hàng và thanh toán nên chọn khi làm Switch Bill
Quá trình làm Switch bill quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện giao hàng nào trong Incoterms và phương thức thanh toán thế nào để bạn là công ty thương mại (trung gian) chủ động trong vấn đề làm Switch bill. Hơn nữa bạn nên có 1 công ty giao nhận (forwarder) hỗ trợ mình thay vì hãng tàu!
Trở lại ví dụ trên . Nguyên tắc là công ty thương mại (trung gian) luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì có 2 hợp động được ký giữa A và B và giữa A với C, A với vai trò trung gian. Thường chúng ta sử dụng 2 điều kiện nhóm C và nhóm F. Như vậy:
– Công ty Việt Nam (A) ký hợp đồng với công ty Trung Quốc (B), A với vai trò là người nhập khẩu nên dùng điều kiện giao hàng FOB để giành được quyền book tàu, giao hàng tại cảng Trung Quốc. Phương thức thanh toán L/C.
– Đồng thời công ty Việt Nam (A) ký hợp đồng xuất khẩu cho công ty Mỹ (C). Lúc này A trở thành vai trò người xuất khẩu. Để giành quyền book tàu, A phải ký hợp đồng theo điều kiện nhóm C, ví dụ như CIF, giao hàng tại cảng Mỹ. Phương thức thanh toán là TT.
Sau khi A đã ký hợp đồng với các bên thì phải có 1 đơn vị vận tải Forwarder hỗ trợ A thực hiện Switch bill như sau, quá trình này phát sinh 2 vận đơn (bill) vì có 2 hợp đồng được ký kết:
– Vận đơn thứ 1 (vận đơn ảo): trên vận đơn do đại lý của công ty forwarder tại Trung Quốc phát hành. Các thông tin như sau:
+ Shipper: B – Trung Quốc
+ Consignee: Bank (vì thanh toán L/C và chú ý L/C cần ghi chú chấp nhận house bill).
+ Cảng xếp hàng (Port of loading): Cảng Trung Quốc
+ Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng tại Việt Nam
Chú ý là vì book tàu qua công ty forwarder lấy house bill do đó mặc dù có bill, có tên tàu nhưng thực tế hàng không được bốc lên tàu về Việt Nam. Bill 1 gần như là 1 cái Bill ảo để B nghĩ rằng hàng được chuyển về Việt Nam. Sau khi vận đơn 1 được phát hành và B đã giao hàng cho A tại cảng Trung Quốc. A tiến hành thanh toán cho B và lấy đầy đủ bộ chứng tàu. Lúc này hàng nghiễm nhiên thuộc sở hữu của A.
– Vận đơn 2 (vận đơn thật được Switch từ vận đơn 1): Sau khi đã có đủ bộ chứng từ và hàng đã sở hữu thuộc về mình (A). A tiến hành Switch bill, tức là hủy cái bill 1 đi và phát hành 1 bill mới. Bill mới này nội dung như sau:
+ Shipper: A – Việt Nam
+ Consignee: C – Mỹ
+ Cảng xếp hàng (Port of loading): Cảng Trung Quốc
+ Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng tại Mỹ.
Như vậy quá trình làm Switch bill đã hoàn tất. Vấn đề sau đó là bạn gởi bộ chứng từ phù hợp để C tại Mỹ nhận hàng. Mặc dù nhà xuất khẩu Việt Nam, cảng xếp hàng là Trung Quốc thì hải quan vẫn chấp nhận thông quan lô hàng.
Switch Bill Có Thật Sự An Toàn
Switch bill không chứa bất kì thông tin gì chỉ ra rằng nó không phải là vận đơn ban đầu. Tuy nhiên, người nhận hàng có thể hỏi hãng tàu/forwarder liệu bill có phải đã được switch không và hãng tàu có thể cung cấp thông tin nhưng không bổ sung thêm chi tiết khác cho người nhận.
Thêm vào đó, hóa đơn thương mại (commercial invoice) và phiếu đóng gói (packing list) nên được phát hành cho thấy việc A là nhà cung cấp và C là người mua hàng, không chỉ để thể hiện A bán hàng mà còn để khớp với switch bill vừa được phát hành.
Một số câu hỏi thường gặp về Switch Bill
Còn thông tin nào khác có thể thay đổi không?
Thông tin có thể thay đổi trong bill mới: shipper, consignee, notify party, cargo description (tools thay vì “gardening tools” trong bill mới)
Các chi tiết ngoài thông tin bên trên phải giữ nguyên giống như bill ban đầu. Do đó, cảng đi (Port of Loading), cảng dỡ hàng (Port of Discharge), trọng lượng, số kiện hàng không thể thay đổi.
Một điều quan trọng khác là ngày phát hành giữa bill ban đầu và bill switch phải giống nhau.
Ai có thể yêu cầu switch bill?
Switched bill chỉ có thể được phát hành (issue) nếu được yêu cầu bởi chủ hàng. Nói cách khác, bởi vì vận đơn đại diện quyền sở hữu, chỉ công ty giữ đầy đủ bộ chứng từ mới có thể yêu cầu switch bill được.
Ai có thể phê duyệt?
Switch bill phải được phê duyệt bởi hãng tàu hoặc forwarder – có thẩm quyền kiểm tra sự khác nhau giữa 2 vận đơn (vận đơn ban đầu và vận đơn được yêu cầu switch) và ký nhận.
Một khi switch bill được phê duyệt và trước khi phát hành, vận đơn ban đầu phải được hủy bỏ để mà chỉ có duy nhất 1 bill cho lô hàng có hiệu lực trong thực tế.
Có khung thời gian giới hạn nào cho việc switch bill?
Hãng tàu (hoặc forwarder) nên phát hành Switched bill ngay khi nhận được bản vận đơn ban đầu và trước khi hàng tới cảng đến. Vì vấn đề khai báo Manifest do đó các bên cần phải thông báo sớm lô hàng được Switch Bill.
Trong hầu hết các trường hợp, hãng tàu không chấp nhận Switch bill khi yêu cầu trễ hơn 3 ngày làm việc trước khi hàng đến cảng đích. Tuy nhiên, một số hãng tàu có thể yêu cầu thông báo sớm hơn cho một số cảng nhất định, do đó bạn nên kiểm tra kĩ với hãng tàu để đảm bảo bill switched được phát hành trong khung thời gian của họ. Điều này sẽ giúp tránh chịu phí lưu kho Dem/Det ở cảng đến.
Vậy ý nghĩa của switch bill là gì?
Tránh lộ thông tin người bán hàng ban đầu
Người bán hàng trung gian (trader) kiếm lợi nhuận thông qua việc tìm kiếm các nhà cung cấp và bán lại cho khách hàng mới. Việc xuất hiện switch bill giúp cho việc làm ăn của họ trở nên suôn sẻ và hợp pháp.
Giảm thuế.
Trong trường hợp các quốc gia có những chính sách khác nhau về hàng nhập khẩu, người mua và bán hàng phải tìm cách lách luật và switched bill là một giải pháp tốt.
Ví dụ:
Công ty B (Trung Quốc) giao hàng qua công ty C (Mỹ) bị thuế suất cao (Mỹ hạn chế nhập hàng Trung Quốc), và thông qua công ty A (Việt Nam) sẽ phải chịu thuế suất thấp hơn => switch bill mà shipper là công ty A.
Thuận tiện cho việc thanh toán
Công ty A mua hàng công ty B và bán hàng qua công ty C thì theo lý thuyết phải cần 2 bộ vận đơn để thanh toán tiền (đặc biệt sử dụng L/C giáp lưng – Back to back L/C). Trong thực tiễn, hãng tàu chỉ phát hành một vận đơn cho một lô hàng. Do đó, khi sử dụng switch bill có nghĩa là sau khi công ty A đã thanh toán cho B thì A sẽ giữ vận đơn và giao nộp vận đơn này cho hãng tàu để yêu cầu switch, sau đó, dùng nó thanh toán với người mua hàng C.
Lời Kết
Việc Switch bill chúng ta thường ít nghe và ít làm bởi vì bản chất chúng ta thường với vai trò là chủ hàng, tuy nhiên trong thương mại quốc tế thì các nhà thương mại, các nhà trung gian thường xuyên sử dụng Switch Bill để tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch và bảo mật các thông tin cần thiết.
Việc làm Switch bill có nhiều ưu điểm cho những nhà môi giới, những người trung gian. Tuy nhiên khó khăn của Switch là bộ chứng từ các bạn cần phải chuẩn xác và nên chọn Forwarder thay vì hãng tàu. Nếu nhà nhập khẩu của bạn yêu cầu C/O thì bạn sẽ làm C/O thế nào cho phù hợp với bộ chứng từ trên. Bài viết sau sẽ đề cập đến C/O trong mua bán 3 bên.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Chúc bạn thành công và luôn hạnh phúc!
Hòa viết
Switch B/L có phải chỉ không cho người mua (bên thứ 2) biết được người bán (bên thứ 1) thực chất là ai, người mua (2) có biết là người bán (trung gian) sử dụng swithch B/l không ạ. Do quá trình làm Switch chỉ thay đổi tên người gửi còn cảng xếp vẫn giữ bên thứ nhất
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Đúng rồi bạn, Switch B/L chỉ giấu được tên thôi chứ không thay đổi được cảng load hàng bạn nhé
MaiMia viết
Cám ơn bài viết của anh, Em có cùng một thắc mắc. Trong bộ chứng từ xuất khẩu ngoài B/L, Invoice, Packing list… còn có cả C/O, Phyto và một số chứng từ khác do cơ quan nhà nước TQ cung cấp. Về cơ bản các thông tin về xuất xứ vẫn thế hiện ở TQ ,Vậy thì nếu khách hàng C (ở Mỹ) yêu cầu cung cấp các chứng từ đó, có cách nào cty A ở VN phát hành dc C/O hoặc Phyto ở VN không?
Cám ơn anh!
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
nếu như bạn nói tất cả chứng từ đều made in china thì VN không đủ khả năng để phát hành C/O hay Phyto nha bạn, luật Hải quan quy định khi nào cty bạn đủ điều kiện sản xuất tại VN với % theo từng sản phẩm thì mới đủ tiêu chuẩn Made in VN và phát hành các thủ tục kèm theo như trường hợp bạn đang nói nha.
Hoang Linh viết
Chào anh,
Cho em hỏi nếu em cho C biết tên bên B luôn thì mình làm như thế nào (em chỉ giấu phần giá cả, sử dụng invoice, packing list của A gửi cho C).
Nếu A Việt Nam không có tờ khai xuất khẩu thì có ảnh hưởng gì đến báo cáo bên thuế và Hải quan không?, vì có doanh thu nhưng không có tờ khai.
Cám ơn anh
Hằng viết
Chào Song Ánh,
Như ví dụ bên trên thì trên Switch B/L gửi cho bên C vẫn còn có thông tin Port of Loading là tên cảng TQ, như vậy bên A sẽ phải giải thích thế nào nếu bên C hỏi về vấn đề này. Có cách nào hide được tên cảng xuất đi không?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Port of loading phải thể hiện trên bill và không thay đổi được bạn nhé
Hoàng Tuấn viết
Giảm thuế.
Trong trường hợp các quốc gia có những chính sách khác nhau về hàng nhập khẩu, người mua và bán hàng phải tìm cách lách luật và switched bill là một giải pháp tốt.
Ví dụ:
Công ty B (Trung Quốc) giao hàng qua công ty C (Mỹ) bị thuế suất cao (Mỹ hạn chế nhập hàng Trung Quốc), và thông qua công ty A (Việt Nam) sẽ phải chịu thuế suất thấp hơn => switch bill mà shipper là công ty A.
THÂN CHÀO Add!
Nhờ bạn giải thích dùm trên C/O có thể hiện nguồn gốc hàng hóa vậy nếu dùng SWich bill cũng đâu giảm đc thuế phải không?!
Cty của mình nhập Fob từ châu phi và bán Cif sang Trung QUốc. Cty Việt NAm book tầu vậy nhờ Add thông não cách giấu thông tin nhà cung cấp bên CHâu Phi.( hàng của mình phải có C/O, các chứng từ kiểm dịch kèm theo)
Trân trọng
Tô THỊ HIỀN viết
MÌnh cũng đang quan tâm vấn đề như bạn Hoàng Tuấn nói. Công ty mình cũng nhập FOB từ Đài Loan và xuất sang Turkey CIF. Nhưng khách hàng bên Turkey nhất thiết cần CO, vậy phải giấu thông tin công ty Đài Loan trên CO như thế nào?
UYEN viết
ANH CHO EM HỎI, VẬY BÊN FWD ĐẦU TRUNG QUỐC SẼ VỪA ISSUE HBL THANH TOÁN L/C VỪA ISSUE SWITCH BILL. HAY BÊN NÀO SẼ ISSUE SWITCH BILL Ạ.
EM CAM ON ANH NHIEU!
IVY viết
Anh cho em hỏi, em có trường hợp khách yc làm switch hbl như thế này:
+ Hàng LCL đi từ China đến Indonesia
+ Hàng đc khách hàng Vietnam chỉ định cho 1 FWD VN báo giá và trả cước cho FWD này tại VN. FWD VN là đơn vị chỉ định agent của mình tại China và Indonesia vận chuyển lô hàng này
+ Agent China phát hành HBL 1: shipper China, cnee Indonesia
+ Khách hàng VN yc FWD VN phát hánh 1 HBL khác tại VN với shipper: VN, cnee Indonesia. HBL này sẽ gửi cho cnee Indonesia nhận hàng. Bên Indonesia ko biết về sự hiện diện của HBL phát hành từ China với shipper ở China
–> Cho em hỏi yc switch HBL như trên của khách hàng VN có hợp lệ? Khách hàng VN ko đứng tên trên HBL phát hành tại China, họ có quyền yc switch HBL tại VN ko? HBL chặng 1 do agent China phát hành có được là HBL surrendered không hay bắt buộc phải là HBL gốc để đổi lấy HBL switch tại VN?
Em cảm ơn anh nhiều!
TRÂN THI TUONG VY viết
website có nhiều bài viết rất hữu ích & thực tế. cảm ơn admin nhiều và mong có được nhiều bài nữa để tham khảo.
chúc admin luôn sức khỏe và thành đạt!
Thân ái!
Anh Huy viết
Xin chào anh Song Ánh,
Em đang có 1 lô hàng cần sử dụng switch BL nhưng còn 1 vài chỗ còn mơ hồ mong được anh giải đáp.Em xin trình bày suy nghĩ của em như sau :
Công ty em (A) tại Việt Nam bán hàng cho 1 bên trung gian (B) ở Malaysia,công ty này bán cho người mua cuối cùng (C) ở Ấn Độ. B yêu cầu switch BL tại Malaysia.
Đầu tiên,bên em book qua 1 FWD ( D ),công ty này sẽ book hãng tàu với thông tin MBL :
– shipper : FWD (D)
– Consignee : Đại lý của D tại Ấn Độ.
D sẽ phát hành HBL thông tin là :
– Shipper : công ty A.
– Consignee : công ty B.
A sẽ gửi HBL này cho B để B tiến hành thanh toán.sau khi B đã thanh toán xong cho A thì A sẽ báo FWD (D) làm telex release và yêu cầu FWD (D) switch BL lô hàng này thành :
– Shipper : FWD của B (tại singapore)
– consignee : Agent tại Ấn Độ của FWD của B.
Sau đó,FWD của B sẽ làm HBL với thông tin Shipper là B ; Consignee là C.
Xin hỏi anh quy trình như vậy có đúng không ?
Xin cảm ơn và mong nhận được hướng dẫn của anh.Chúc anh sức khỏe.
Khiêm nguyễn viết
Cám ơn bài viết của anh, Bài viết rất hữu ích.
Quay lại ví dụ trên, mình vẫn có một thắc mắc. Trong bộ chứng từ xuất khẩu ngoài B/L, Invoice, Packing list… còn có cả C/O, Phyto và một số chứng từ khác do cơ quan nhà nước TQ cung cấp. Về cơ bản các thông tin về xuất xứ vẫn thế hiện ở TQ ,Vậy thì nếu khách hàng C (ở Mỹ) yêu cầu cung cấp các chứng từ đó, có cách nào cty A ở VN phát hành dc C/O hoặc Phyto ở VN không?
Cám ơn anh!
Van viết
Xin chào bạn. Mình đang làm một lô hàng y chang bạn hỏi luôn. Bạn đã coa kinh nghiệm chưa chỉ mình với. Cảm ơn bạn nhiều. Bạn cho mi hf sđt liên hệncuar bạn hoặc gọi giúp mình số 0909597667. Mình sẽ gọi lại để nhờ bạn tư vấn giúp.
Cảm ơn bạn nhiều nhiều!
Phạm Thị Bích Phượng viết
Chào bạn, Hiện tại công ty mình cũng đang có hợp đồng mua bán 3 bên. Cty mình là bên A ở Việt Nam, sẽ nhập hàng của công ty B tại sing và bán hàng cho công ty C cũng tại Sing luôn. Vậy thì cho mình hỏi thủ tục hồ sơ công ty mình cần làm là gì. Rất mong bạn phản hồi.
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Nếu bán hàng cùng một quốc gia, bạn hỏi xem khách hàng bạn có đồng ý dùng To Order
Ngô Thuỳ Linh viết
Cảm ơn bạn, bài viết rất hay! Tôi rất mong những bài viết của bạn!
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Cảm ơn bạn. Mình sẽ viết nhiều bài hơn đóng góp cho cộng đồng
jessica viết
Bạn có đề cập, port of discharge không thể thay đổi => Điều này có mẫu thuẩn với nội dung bài viết không ?
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Tùy trường hợp em nhé. Vấn đề là những quốc gia có ngành biển mạnh,nhiều cảng, nhiều tàu thì sẽ khác….
Duy Phan viết
Cảm ơn bài viết của anh! Chỉ có phần switch cảng này em còn hơi khó hiểu,
– Trên lý thuyết việc thay đổi POL và POD trên bill ko đúng với thực tế FWD vẫn làm được đúng ko anh? Liệu làm vậy có chăng FWD đang chịu rủi ro hơi nhiều ko ạ?
– Nếu thay đổi cảng v có ảnh hưởng tích cực tới việc làm C/O ko ạ (hóng bài viết sau)