Làm thế nào để nhập khẩu một lô hàng và kinh doanh hiệu quả? chọn đúng nhà cung cấp làm ăn uy tín, giá cạnh tranh? Ngoài ra bạn phải làm đúng quy trình thủ tục để nhập hàng một cách nhanh gọn, chính xác và hàng về kho đúng thời gian. Trong bài viết này Ánh sẽ sắp xếp các quy trình hy vọng bạn sẽ làm việc tốt nhất có thể và không gặp bất cứ vấn đề nào nhé.
I. Tự đặt câu hỏi cho bản thân
Trước khi bạn kinh doanh về loại hàng hóa cần nhập, hãy dành ít thời gian tự hỏi lại chính mình. Sau đây là 5 câu rất hữu ích để bạn tự kiểm tra lại lập trường bản thân, bạn hãy viết ra một tờ giấy hoặc comment câu trả lời một cách trung thực
1.Tại sao bạn muốn nhập hàng hóa này mà không phải hàng hóa khác, lý do chung cho việc nhập hàng là gì: (WHY)
a. Nhập hàng để kinh doanh nội địa hoặc xa hơn là với các nước láng giềng.
b. Tạo dựng và phát triển thị trường trong nước cho “sản phẩm ngách” (sản phẩm chưa được cung cấp nhiều).
c. Nguyên liệu cho sản xuất thành phẩm. Ví dụ công ty sợi vải mành nhập hạt nhựa để sản xuất sợi Tire Cord, công ty lốp xe nhập sợi Tire Cord để sản xuất lốp xe, công ty xe hơi nhập lốp xe để sản xuất ô tô.
2. Xác định thời điểm cần nhập hàng. (WHEN)
Ví dụ: không nhập quần áo mùa hè khi trời gần sang đông.
3.Xác định hàng hóa cần nhập (WHAT)
Bạn cần suy xét kỹ lưỡng liệu hàng hóa mình định nhập có thể sẽ bán chạy trên thị trường không?
4. Xác định bạn sẽ nhập khẩu từ đâu (WHERE)
Kiểm tra liệu người bán có thật sự là công ty đáng để tin tưởng với hồ sơ theo dõi đã được chứng minh (proven track record).
5. Xác định bạn sẽ nhập khẩu như thế nào với số lượng bao nhiêu (HOW)
Bạn cần nhập full container hay hàng LCL (đóng ghép chung cont với hàng khác), đi đường biển hay hàng không…?
II. Xác định nguồn cung cấp.
Bạn nhận diện nhà cung cấp như thế nào? Hiện tại có rất nhiều nguồn tư liệu trên toàn thế giới có thể giúp bạn xác định nhà cung cấp hiệu quả
• Nguồn ảo: cổng thông tin thương mại, websites, blogs, tạp chí,…
• Nguồn hữu hình: hội chợ thương mại, lãnh sự quán, phòng thương mại, truyền miệng.
Với bất kỳ sự lựa chọn nào, bạn cần lưu ý một điều: “kiểm tra danh tiếng và sự tin cậy đến từ nhà cung cấp”
Bạn có thể hỏi nhà cung cấp một vài câu như:
a. Công ty họ đã kinh doanh bao lâu rồi?
b. Xác minh liệu công ty bạn dự định mua hàng có phải là thực thể pháp lý
c. Họ đã từng xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước của bạn chưa? Nếu có, hãy yêu cầu họ cung cấp cho bạn thông tin khách hàng hiện hữu?
Có nhiều công ty trung gian không đáng tin, họ giả làm nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán,… và sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng công ty kia không hề tồn tại. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh với nhà cung cấp, tốt hơn bạn nên viếng thăm đối tác để xác minh họ và sản phẩm là có thực. Nhiều nhà nhập khẩu đánh mất tất cả chỉ vì họ không kiểm tra những vấn đề quan trọng này
Tiếp đến là các nhân tố cốt yếu trong việc hiểu và lựa chọn điều khoản bán hàng
III. Điều khoản bán hàng
Ngay khi bạn chứng minh được rằng nhà cung cấp là một công ty đáng tin cậy và quyết đinh kinh doanh với họ, tiếp đến sẽ là những cuộc thảo luận và đàm phán với người bán về điều khoản bán hàng, phương thức thanh toán, công nợ,…
Để an tâm khi kí kết hợp đồng với nhà cung cấp, bạn nên phác thảo rõ ràng các ý chính trong hợp đồng như:
a. Bên chịu trách nhiệm
b. Trách nhiệm mỗi bên
c. Điều khoản giao hàng và điều khoản bán hàng
d. Giá cả hàng hóa
e. Địa điểm giao hàng được thỏa thuận: cảng, nhà kho,…
f. Phương thức thanh toán: COD, L/C,…
g. Tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm như là cấp phép sản phẩm, giấy phép,…

Nếu là lần đầu phác thảo hợp đồng, bạn nên thuê một luật sư giỏi để hoàn thiện hợp đồng. Mặc dù có thể tốn thêm chi phí nhưng đây là ‘chi phí một lần” và đảm bảo an toàn cho bạn trong tương lai
Bạn nên đọc, hiểu và xác định Incoterms phù hợp nhất cho việc kinh doanh trước khi thỏa thuận về điều khoản bán hàng. Nhiều vụ gian lận, lừa dối và sai phạm xảy ra chỉ bởi vì người mua và người bán không hiểu Incoterms được sử dụng.
Có nhiều phương thức thanh toán với các rủi ro khác nhau.

Thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán chứng từ phổ biến giữa người mua và người bán bởi lẽ tất cả các giao dịch điều có sự góp mặt của ngân hàng giúp cho người mua và người bán thoải mái hơn trong giao dịch
Khi còn băn khoăn, hãy hỏi ý kiến nhà tư vấn tài chính thương mại đáng tin cậy ở gần khu vực bạn sinh sống.
Bạn đã hoàn thành phương thức bán hàng, bây giờ hãy dành chút thời gian hiểu tương tận về quy trình nhập khẩu
IV. Hiểu quy trình nhập khẩu
1. Khi bạn muốn kinh doanh về ngành nhập khẩu, bạn cần biết và phải biết quy trình tổng thể hoạt động như thế nào.
2. Đừng tự hài lòng khi chỉ biết những gì xảy đến với lô hàng hay việc kinh doanh của bạn, hãy hiểu quy trình tổng thể. Bằng cách này, nếu có một việc gì đó bất lợi xảy ra, bạn sẽ không hoang mang, biết cách xử lý và nên liên hệ với ai.
3. Liên lạc với đại lý, hãng tàu hoặc hải quan, cảng, phòng thương mại để hiểu thêm về nhiều vai trò của họ và quy trình của các chủ thể này làm việc như thế nào.
4. Chủ động đến văn phòng hải quan địa phương để tìm hiểu:
a. Những yêu cầu nào để trở thành nhà nhập khẩu. Mỗi nhà nhập khẩu cần phải đăng ký với hải quan ở đất nước của mình để nhận importer’s code.
b. Hàng hóa bạn muốn nhập có được cấp phép hay không.
c. Liệu có những giới hạn, giấy phép, bằng được yêu cầu không?
d. Thuế và ưu đãi thuế mà bạn có đủ điều kiện được nhận tùy thuộc vào công ty, sản phẩm, nước mua hàng,…
5. Đọc các blog giáo dục liên quan đến vận chuyển, cước tàu, mua bán, hàng hải để hiểu thêm. ( Chẳng hạn như website SongAnhlogs.com nè !!!).
Ok, bây giờ bạn đã nhận định được nhà cung cấp, thảo luận về hàng hóa với hải quan, được xác nhận, hoàn thành và đồng ý các điều khoản bán hàng và giao hàng. Chưa hết, bạn còn phải xác định nhà cung cấp của mình
V. Nhà cung cấp dịch vụ
Dĩ nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất khi kinh doanh là tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy
“Ai là nhà cung cấp dịch vụ và tại sao tôi lại cần họ”??
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong quy trình nhập khẩu và tùy thuộc vào việc kinh doanh, bạn có thể phải chọn một nhà cung cấp hoặc nhiều hơn. Ánh nghĩ rằng có 5 nhà cung cấp dich vụ chính mà nhà nhập khẩu có thể sử dụng trong việc nhập hàng. Bảng bên dưới cho bạn danh sách nhà cung cấp và vai trò của họ.

VI. Tham gia theo dõi, quản lý
Ngay cả khi bạn đã chỉ định một đại lý và để họ tự sắp xếp giải quyết tiến trình,có những việc sẽ được hoàn thành tốt nhất nếu bạn đích thân làm
1. Theo dõi lô hàng với cả đại lý lẫn hãng tàu.
2. Bảo hiểm: đây là một khía cạnh quan trọng khác trong tổng thể chu kì giao hàng. Đây là hàng hóa của bạn và bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa được bảo hiểm thông qua một công ty bảo hiểm hàng hóa danh tiếng. Một vài điều khoản được bảo hiểm như sau:
a. Thiệt hại trong quá trình vận chuyển
b. Chuyển tải hoặc shipper chậm trễ giao hàng
c. Phí Dem/Det do người gửi hàng gửi chứng từ sai
d. Việc dỡ hàng, kiểm hóa và phí dỡ hàng
e. Tỉ lệ dao động tỉ giá
3.Xác minh và kiểm chứng rằng hàng của bạn đã thiệt sự lên tàu, tập quen với lộ trình rằng hàng của bạn sẽ được vận chuyển cảng đến cảng, thời gian vận chuyển khoảng bao lâu, đặc biệt trong trường hợp bạn nhập hàng lẻ (LCL). Hầu hết các hãng tàu sẽ gửi cho bạn/đại lý của bạn một thông báo hàng đến đề cập khi nào hàng sẽ tới cảng đến.
4. Theo tiêu chuẩn, bạn cần phải nhận những chứng từ bên dưới từ người gửi hàng ngay khi hàng hóa đã được lên tàu ở cảng đi:
a. Vận đơn – có thể chuyển nhượng được (bill gốc) hoặc là seaway bill tùy thuộc vào thỏa thuận của bạn với người bán
b. Hóa đơn thương mại (Invoice)
c. Phiếu đóng gói hàng ( Packing List)
d. C/O
e. Giấy phép, carnet (sổ tạm nhập tái xuất)
f. COA (nếu có)
VII. Kết Luận
Bất cứ việc gì ông bà ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Nhưng bạn trước khi kinh doanh hãy lập kế hoạch, tự kiểm tra và hiểu rõ mọi quy trình. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn ít nhiều trong việc khởi nghiệp.
Bạn có thể donwload bài viết này với định dạng PDF làm tài liệu tham khảo dưới dạng file mềm hoặc in ra để đọc nhé.
[sociallocker id=”1693″] Donwload Tài Liệu Này (Click) [/sociallocker]
Vậy là Ánh đã kết thức bài viết tại đây. Chúc bạn sức khỏe công việc thuận lợi.
Đừng quên cho SongAnhlogs một like, G+ để lấy tin thần viết tiếp nhé.
Cảm mơn anh nhìu. Em chưa kd nhưng đag tìm hiểu về kd.
Em thấy bài của anh rất hay nhưng em chỉ đánh giá 4 sao hihi vì nếu 5 sao ah lại nghĩ tôt rồi thôi để 4 sao cho ah cố gắng típ vì tri thức là vô tận.
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã quan tâm và dành lời khen đến Songanhlogs nhé 🙂
Thank you for your write….
CHÀO ANH ÁNH,
ĐỌC BÀI VIẾT CỦA ANH EM THẤY RẤT DỄ HIỂU VÀ THÂU TÓM ĐƯỢC NỘI DUNG CHÍNH, QUAN TRỌNG, KHÔNG DÀI DÒNG RẤT HỮU ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU NHƯ EM
XIN ANH CHO EM ĐỊA CHỈ FB HOẶC MAIL ĐỂ EM CÓ THỂ TRAO ĐỔI HOẶC XIN THÔNG TIN TƯ VẤN TỪ ANH VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU Ạ.
EM XIN CẢM ƠN Ạ.
Chào anh Song Ánh. Em rất cảm ơn những bài viết của anh. Nó rất bổ ích cho những người cần tìm hiểu về xuất nhập khẩu như em ạ. Hy vọng anh Song Ánh sẽ có nhiều bài viết mới, em ủng hộ anh ^.^
Cảm ơn bạn. Những người muốn tìm hiểu nghề này rất cảm ơn blog của bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe, thành công