• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Các nhân tố bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Last Updated on Tháng Một 22, 2016 By SONGANHLOGS 6 Bình luận

Theo Incoterms 2010, có 11 điều kiện giao hàng trong giao dịch thương mại quốc tế, bao gồm: EW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT, CIF, CIP, DAT, DAP, DDP. Trong đấy, có 2 điều kiện người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm cho giá trị của hợp đồng mua bán, đó là: CIF và CIP. Bài viết này sẽ đề cập chi tiết đến nhân tố bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển theo điều kiện giao hàng CIF và CIP.

Nội dung

  1. Tìm hiểu chung về 2 điều khoản giao hàng CIF và CIP
  2. 2. Cách tính giá CIF; CIP
  3. 3. Điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm theo ICC 1982

Tìm hiểu chung về 2 điều khoản giao hàng CIF và CIP

– CIF (Cost, Insurance, Freight) + tên cảng đến: theo hợp đồng này, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho tiền hàng, bảo hiểm cho lô hàng và cước phí (thuê tàu) cho đến cảng đến/ cảng dỡ hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Nếu không có quy định đặc biệt thì người bán sẽ mua bảo hiểm theo điều kiện C với giá trị 110% giá trị hợp đồng.
Lưu ý: rủi ro về hàng hóa sẽ chuyển giao từ người mua sang người bán tại thời điểm hàng lên lan can tàu.

– CIP (Carriage and Insurance Paid to) + tên điểm đến: theo hợp đồng này, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho tiền hàng, bảo hiểm cho lô hàng và cước phí (thuê tàu) cho đến điểm đến đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Nếu không có quy định đặc biệt thì người bán sẽ mua bảo hiểm theo điều kiện C với giá trị 110% giá trị hợp đồng.
Lưu ý: rủi ro về hàng hóa sẽ chuyển giao từ người mua sang người bán tại thời điểm người bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên được chỉ định

2. Cách tính giá CIF; CIP

Quy ước: I: Bảo hiểm; F: cước phí; R: tỷ lệ phí bảo hiểm
CIF = FOB + I + F
CIF = FOB + CIF x R + F
CIF = (FOB+ F)/(1-R)
Lưu ý: Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói (FCL hay LCL), phương tiện vận chuyển, điều kiện bảo hiểm, …và còn phụ thuộc vào mức phí chung của từng công ty bảo hiểm.
CIP = CIF + I1 + F1; trong đó I1 và F1 lần lượt là phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển lô hàng từ cảng dỡ hàng đến đích đến quy định trong hợp đồng mua bán.

3. Điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm theo ICC 1982

Hiện nay, thị trường Việt Nam có 2 điều khoản bảo hiểm được áp dụng: Quy Tắc Chung (QTC) của Việt Nam và điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn. Trên thị trường giao dịch thương mại quốc tế thì ICC phiên bản 1982 là được áp dụng rộng rãi nhất.

ICC gồm 3 điều kiện A, B, C với phạm vi bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất, tương ứng trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng sẽ giảm dần.

Một số điểm lưu ý trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm hàng hóa ICC 1982:
– Thời hạn bảo hiểm còn hiệu lực: đơn bảo hiểm có hiệu lực từ khi hàng rời khỏi kho người bán và kết thúc tại một trong các thời điểm sau, tùy thời điểm nào đến trước :

+ Khi hàng được giao cho người nhận hàng được chỉ định hoặc hàng được giao đến kho tại điểm đến được thể hiện trên hợp đồng;

+ Khi hàng được giao cho kho hàng khác trước hoặc đến tại điểm đến mà người được bảo hiểm chọn làm nơi lưu hàng hoặc phân phối hàng. Ví dụ cụ thể như sau: Hợp đồng bảo hiểm quy định thời hạn bảo hiểm đến kho người nhận hàng tại ICD Phước Long sau khi dỡ hàng tại cảng Cát Lái, tuy nhiên do tình hình mặt hàng đang trong tình trạng gấp, người nhận hàng không kéo hàng về đến ICD Phước Long mà phân phối sau khi hàng về kho tại cảng Cát Lái. Như vậy hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc tại kho ở Cát Lái, ngay khi hàng được phân phối cho bên thứ ba.

+ Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được dỡ khỏi tàu tại cảng đến cuối cùng.
Nếu tổn thất hay thiệt hại của hàng hóa xảy ra ngoài phạm vi bảo hiểm nêu trên thì người được bảo hiểm sẽ không được bồi thường.

– Quyền yêu cầu bồi thường bảo hiểm: ICC quy định rõ, để được bồi thường, người được bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất. Như vậy, chúng ta phải xem xét đến rủi ro mà người mua và người bán phải chịu dưới điều kiện giao hàng CIF và CIP.

+ Theo CIF, nếu như hàng bị tổn thất/ thiệt hại trước khi hàng được đưa qua lan can tàu tại cảng đi thì người bán sẽ được quyền khiếu nại bảo hiểm. Trong khi đấy, khi hàng đã qua lan can tàu và trên hành trình đến đích đến mà bị tổn that/ thiệt hại thì người mua sẽ được quyền khiếu nại bảo hiểm.

+ Theo CIP, do người bán sẽ chịu rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển đầu tiên được chỉ định (điểm giao hàng thường là một địa điểm nội địa tại nước người bán) nên khi có tổn thất hay thiệt hại về hàng hóa từ thời điểm này trở đi (có thể xảy ra trước khi hàng lên lan can tàu) thì người mua sẽ là người có quyền khiếu nại đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm.

– Nghĩa vụ của người được bảo hiểm: ICC cũng quy định là người được bảo hiểm phải có trách nhiệm hạn chế tổn thất đến mức tối đa trong khả năng của mình. Ngoài ra, người được bảo hiểm cũng phải bảo lưu quyền truy đòi bồi thường đối với người chuyên chở để chuyển giao quyền này cho nhà bảo hiểm sau khi họ giải quyết xong bồi thường.

ICC không quy định rõ chế tài trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, thực tế một số nhà bảo hiểm cũng đã quy định nếu người được bảo hiểm không hoàn thành nghĩa vụ bảo lưu quyền truy đòi đối với người chuyên chở thì nhà bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần tiền bồi thường (tương ứng với số tiền mà nhà Bảo hiểm có thể truy đòi từ người chuyên chở cho tổn thất/ thiệt hại do họ gây ra). Do vậy, người đươc bảo hiểm cũng phải chú ý đến các quy định này trên hợp đồng bảo hiểm.

– Các chứng từ người khiếu nại phải nộp cho công ty bảo hiểm để yêu cầu bồi thường bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),
+ Phiếu đóng gói (Packing List),
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
+ Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng (Cargo Outturn Report – COR) (nếu có), Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo – ROROC), Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of Short landed Cargo – CSC) (nếu có) hoặc bất cứ chứng từ nào thể hiện tình trạng của hàng hóa lúc giao nhận tại cảng dở hàng. Mục đích chính là để nhà bảo hiểm xác định hàng bị tổn thất tại đâu và ai là người có lỗi. Đây là một trog những chứng từ quan trọng người được bảo hiểm phải thu thập và nộp cho nhà bảo hiểm khi đòi bồi thường.

Nhân tố trong bảo hiểm xuất nhập khẩu đường biển
Nhân tố trong bảo hiểm xuất nhập khẩu đường biển

+ Biên bản giám định hàng hóa (survey report) (nếu có)
+ Thư khiếu nại đòi bồi thường đối với người vận chuyển (Notice of Claim)

nhan-to-bao-hiem-003

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển
  • Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và cách khắc phục
  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm Khi Lần Đầu Làm Hàng Xuất Khẩu Đường Biển
  • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
  • Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải và Cách Phân Loại Tổn Thất
  • Những nguyên tắc bảo hiểm xuất nhập khẩu bạn cần tuân thủ
  • Thuộc chủ đề:Kiến Thức

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Thùy Linh viết

      Tháng Tám 23, 2018 lúc 6:27 sáng

      Trong trường hợp cliam bảo hiểm, mà bên cảng và tàu họ không ghi tổn thất trong ROROC hay làm COR thì nên xử lý sao ah. Như họ nói do bên khách hàng ko ai yêu cầu và theo như mình biết họ không có kinh nghiệm làm mấy văn bản này. Mình có cách nào để chứng minh với bảo hiểm tổn thất-hư hỏng là do lúc vận chuyển trên tàu không ah. Mình mua hàng CIF

      Trả lời
    2. Thùy Linh viết

      Tháng Tám 23, 2018 lúc 6:23 sáng

      Dear Bạn,
      Mình mua hàng CIF, lúc hàng giở xuống cảng có rất nhiều tổn thất. Nhưng do cảng họ không có kinh nghiệm đối với hàng rời ( Cảng chuyên hàng conteners) nên họ không ghi Tổn thất- hư hỏng trong ROROC cũng như làm COR. Hiện tại mình có phương án nào để claim bảo hiểm không ah. Xin tư vấn giúp

      Trả lời
    3. Tựu viết

      Tháng Sáu 9, 2016 lúc 9:13 sáng

      Chào anh Ánh,
      Em thấy phần tìm hiểu chung về 2 điều khoản giao hàng CIF và CIP có chút nhầm lẫn về đối tượng chuyển giao và nhận chuyển giao rủi ro.
      CIF: Rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng lên lan can tàu.
      CIP: Rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên được chỉ định.

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 24, 2020 lúc 4:20 chiều

        chào bạn,
        CIF: Rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng tới cảng bên mua.
        CIP: Rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người vận chuyển đầu tiên được chỉ định bởi người mua.

        Trả lời

    Phản hồi

    1. Hướng Dẫn Nhập Hàng Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt đầu viết:
      Tháng Năm 17, 2016 lúc 5:32 chiều

      […] nếu bạn đích thân làm 1. Theo dõi lô hàng với cả đại lý lẫn hãng tàu. 2. Bảo hiểm: đây là một khía cạnh quan trọng khác trong tổng thể chu kì giao hàng. Đây là […]

      Trả lời
    2. Các điều khoản Incoterms 2010 và so sánh I-2010 với Incoterms 2000 viết:
      Tháng Một 24, 2016 lúc 12:03 chiều

      […] tục chứng từ bằng điện tử nhanh chóng và gọn nhẹ hơn. – Quy định về bảo hiểm hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 thay cho quy tắc năm […]

      Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • surrendered bill of lading Bill Surrender Là Gì – Mẫu Surrendered Bill Và Tại Sao Lại Sử Dụng
    • Khai báo hải quan điện tử doanh nghiệp Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Container 40 feet thể tích bao nhiêu Container 40 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • Inovice là gì? Proforma invoice và Commercial Invoice Invoice Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hóa Đơn Proforma & Commercial

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Hợp đồng xuất khẩu gạo Hợp Đồng Ngoại Thương (International Trade Contracts) Nội dung & soạn thảo
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân luồng hải quan là gì và ý nghĩa của luồng Xanh, Vàng, Đỏ

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap