• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói

Last Updated on Tháng Tám 31, 2018 By SONGANHLOGS 25 Bình luận

Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói / bảng kê / phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trên packing list thể hiện rõ người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không.

Thông thường trên 1 phiếu đóng gói (packing list) chỉ thể hiện số lượng hàng, phương thức đóng hàng chứ không thể hiện giá trị của lô hàng. Tuy nhiên một số (ít) dùng chung cả packing list và invoice. Sau đây là sơ lược một mẫu packing list (phiếu đóng gói) sau

Nội dung

  1. Phân Loại & Mẫu Packing List
  2. Tác Dụng Của Packing List
  3. Các nội dung chính trong Packing List
  4. Mẫu Container Packing List của hãng tàu
  5. Kết luận

Phân Loại & Mẫu Packing List

Về cơ bản hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang dùng 3 mẫu packing list, để nhận biết loại nào đơn giản bằng cách chúng ghi rất rõ tiêu đề, cụ thể như sau:

Detailed packing list: Phiếu đóng gói chi tiết. Với dòng tiêu đề tương ứng là “Detailed packing list” loại packing list này nội dung rất chi tiết cho lô hàng, thường là người mua và người bán trực tiếp dùng loại này phổ biến.

Mẫu Detailed packing list
Mẫu Detailed packing list

Neutrai packing list: Phiếu đóng gói trung lập, trên loại packing list này không thể hiện tên người bán.
Packing and Weight list: Phiếu đóng gói packing list kèm theo bảng kê trọng lượng

Tác Dụng Của Packing List

Packing list (phiếu đóng gói) có những tác dùng như sau, nhìn vào phiếu đóng gói, chúng ta sẽ có các thông tin sau:
– Trong container đó có số lượng hàng bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu?
– Số kiện, số pallet thế nào? Có bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng trong thùng, hộp lớn?
– Chúng ta sẽ dỡ hàng bằng tay (công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người) hay dỡ hàng bằng xe nâng (cần ít người hơn)?

Tác dụng phiếu đóng gói Packing List
Tác dụng phiếu đóng gói Packing List

– Thời gian dự kiến dỡ hàng là bao lâu và từ đó có thể tính toán được số lượng hàng có thể dỡ trong 1 ngày (Ví dụ như container có 20 kiện hàng, đóng pallet thì có thể 1 cont trong vòng 30 phút, 1 giờ, 1 ngày dỡ được 8 cont nhưng nếu như container có 1000 kiện hàng bốc rời thì có thể mất 1,5 – 2 giờ/container và 1 ngày chỉ dỡ được 4 cont hàng). Điều này quan trọng cho người mua trong việc bố trí nhân lực xuống hàng và chuẩn bị kho bãi.
– Tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm đó bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất và với những thông tin trên, họ có thể truy lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi cho chúng ta.

Các nội dung chính trong Packing List

Một Packing List đầy đủ thường có các nội dung chính như sau:
– Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, tel, fax công ty
– Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty bán hàng.
– Số và ngày Packing List:Số này khá quan trọng
– Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty mua hàng.
– Ref no: Số tham chiếu. Đây có thể là số đơn hàng, hay ghi chú thêm về Notify Party (Bên thông báo khi hàng đến. Thông thường thanh toán L/C thì mới yêu cầu ghi thêm thông tin Notify Party này).
– Port of Loading: Cảng bốc hàng (Ví dụ: Hai Phong port, Viet Nam; Incheon port, Korea…).
– Port of Destination: Cảng đến (Ví dụ: Manila port, Philippines; Port Klang port, Malaysia…).
– Vessel Name: Tên tàu, số chuyến.
– ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu chạy.
– Product: Mô tả hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS…
– Quantity: Số lượng hàng theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: 100000 pcs là 100000 cái…).

Mẫu Packing List
Mẫu Packing List

– Packing: Số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: đơn vị là bales – kiện, chẳng hạn có 100000 cái, đóng gói 500 cái/kiện -> Packing là 200 bales).
– NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh (Chỉ tính trọng lượng của hàng hóa)
– GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng (Tính cả trọng lượng của dây buộc, nylon bọc, thùng, hộp đựng ở ngoài). Trên thực tế, chúng ta không cần quá tỉ mỉ và quá chính xác GWT này, chỉ cần GWT tính tương ứng và không vượt quá trọng lượng mà hãng tàu cho phép xếp trong 1 container là ok.
– Remark: Những ghi chú thêm (ví dụ như tất cả có 200 kiện thì kiện từ số 1 – 100 là đóng cho hàng nhãn mác A, kiện từ số 100-200 là đóng cho hàng nhãn mác B…)
– Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.

Ngoài ra, với nhiều loại hàng đóng gói phức tạp hay một chuyến hàng bao gồm nhiều container, chúng ta còn phải cung cấp thêm Detailed Packing List. Về bản chất, đây là bảng kê chi tiết hơn và được gửi cùng Packing List. Packing List dùng để kê khai hải quan và xem xét số lượng chung còn Detailed Packing List được dùng để kiểm tra số lượng hàng hóa thực tế khi dỡ hàng và nhập vào kho.

Trên Detailed Packing List phải ghi rõ số cont/seal và số lượng hàng trong từng kiện, từng pallet, loại hàng cụ thể và ký, mã hiệu.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp xuất hàng lẻ hoặc hàng nguyên container nhưng chủng loại, quy cách đóng gói đơn giản thì người bán hàng có thể kết hợp và gộp chung Commercial Invoice + Packing List vào một mẫu như hình minh họa ở dưới:

Invoice và Packing List
Invoice và Packing List

Mẫu Container Packing List của hãng tàu

Sau đây là mình gởi các bạn mẫu Container Packing List của 29 hãng tàu tại Việt Nam. Lưu ý đây là Container Packing List dùng trong hãng tàu nhé.

[sociallocker id=”1693″]Download mẫu Container Packing List [/sociallocker]

Kết luận

Qua Packing List (Detailed Packing List), chúng ta có thể hiểu được loại hàng, số lượng hàng, quy cách đóng gói, từ đó tính toán được thời gian dỡ hàng, cách sắp xếp, chỗ để trong kho. Packing List thông thường được gửi cho người mua ngay sau khi đóng hàng xong để người mua có thể kiểm tra số lượng hàng giao và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh kịp thời. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, có thể kết hợp cả Invoice và Packing List trong cùng một form nhằm mục đích dễ theo dõi, kiểm tra cho người mua. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Invoice là gì trong bài viết trước của mình nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về Packing List.
Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Invoice Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hóa Đơn Proforma & Commercial
  • Mỹ Phẩm Hàn Quốc Xách Tay & Thủ Tục Nhập Khẩu Mỹ Phẩm Cho Doanh Nghiệp
  • Những vị trí việc làm trong ngành xuất nhập khẩu, Logistics – Học ra làm gì
  • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
  • Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển
  • FOB Là Gì? Trách Nhiệm Người Mua và Người Bán Trong Hợp Đồng
  • Thuộc chủ đề:Thủ Tục Hải Quan

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Bẩy viết

      Tháng Bảy 7, 2021 lúc 10:21 sáng

      Xin các bước làm và hồ sơ giấy tờ cần thiết cơ bản của 1 lô kiểm hoá hàng lẻ tại kho . Thank all

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Bảy 21, 2021 lúc 1:31 chiều

        Chào bạn,
        Đối với hàng nhập lẻ thì bạn cần có tờ khai hải quan nộp cho đăng ký để phân kiểm, sau khi được phân kiểm thì liên hệ hải quan kiểm hóa xuống kho kéo hàng ra để kiểm nhé bạn.
        Tương tự, nếu hàng xuất lẻ bị luồng đỏ thì bạn cũng cần nộp tờ khai cho hải quan phân kiểm trước, sau khi được phân kiểm thì liên hệ hải quan kiểm hóa xuống kho để kiểm. Bên cạnh đó bạn cần đưa hàng vào kho thì mới có hàng để kiểm được.

        Trả lời
      • Nhung viết

        Tháng Mười 23, 2021 lúc 10:13 sáng

        Cho em hỏi là trong inv với pkl mình có thể gộp những mã có cùng đơn giá nhưng khác Po được không ạ.

        Trả lời
        • Song Ánh Logs Support viết

          Tháng Mười 24, 2021 lúc 8:54 chiều

          Chào bạn,
          Inv bạn có thể gộp lại cho gọn bạn nhé, cùng mã cùng đơn giá thì gộp lại chung , còn packing list thì tùy cách đóng hàng, đóng như thế nào thì thể hiện thế đó cho dễ kiểm đếm, sắp xếp hàng hóa nhé bạn

          Trả lời
    2. HUE viết

      Tháng Hai 6, 2020 lúc 3:54 chiều

      hi a

      Cho em hỏi về ngày xuất INV và ngày parking list bắt buộc phải cùng 1 ngày hay không?
      Ngày parking list có thể trước ngày INV được không? hóa đơn như vậy có hợp lệ không?

      em cảm ơn

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Hai 10, 2020 lúc 10:27 sáng

        Chào bạn,

        Ngày INV và ngày parking list không nhất thiết cùng 1 ngày bạn nhé

        Trả lời
    3. Nguyệt viết

      Tháng Mười Một 12, 2019 lúc 11:11 sáng

      Cho em hỏi, Packing list em để đầy đủ thông tin, tuy nhiên, em có thể ko show ETD được ko ạ?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Mười Một 12, 2019 lúc 11:27 sáng

        Chào bạn,

        Không thể hện ETD cũng được bạn nhé, packing list chủ yếu bạn phải thể hiện rõ chi tiết đóng hàng là được nha, ví dụ lô hàng có tổng cộng bao nhiêu kiện, mỗi kiện bao nhiêu kg, kích thước như thế nào và tổng N.W , G.W thôi bạn

        Trả lời
    4. Thủy Nguyễn viết

      Tháng Năm 9, 2018 lúc 2:49 sáng

      mọi người cho en hỏi packing list indoor và outdoor dịch đích xác là gì ạ?
      tiếng anh thương mại em ko biết nhiều nên dịch cứ lủng củng

      Trả lời
    5. Nguyễn Thuỷ viết

      Tháng Ba 18, 2018 lúc 11:51 sáng

      Cho mình hỏi có bao giờ commercial invoice và packing list được gộp vào làm 1 bản được không?

      Trả lời
      • Le Van Tan viết

        Tháng Hai 18, 2019 lúc 4:31 sáng

        Gộp được nhe bạn.

        Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Mười Một 12, 2019 lúc 11:28 sáng

        Chào bạn,

        Nếu hàng bạn đơn giản thì có thể gộp chung inv và pkl lại cũng được nha

        Trả lời
    6. THÙY DƯƠNG viết

      Tháng Hai 7, 2018 lúc 8:11 sáng

      còn phần scan and pack trong packing list thì s ạ?

      Trả lời
    7. tuyeen viết

      Tháng Tám 31, 2017 lúc 11:37 chiều

      chao cong ty
      Khach hang co the nhan hang duoc khong neu thieu packing list va commercial invoice ?
      xin cam on

      Trả lời
    8. Cương viết

      Tháng Bảy 23, 2017 lúc 8:50 sáng

      căn cứ để soạn và kiểm tra 2 chứng từ này là những tài liệu gì?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Mười Một 12, 2019 lúc 11:31 sáng

        Chào bạn,

        Để soạn inv bạn cần tham khảo hợp đồng thương mại để lấy thông tin hàng và dựa vào booking note để lấy thông tin tàu cũng như ETD, ETA, cảng bốc, cảng dỡ.
        Còn để làm pkl thì dựa vào quá trình đóng hàng thực tế tại doanh nghiệp nhé bạn.

        Trả lời
    9. Xuân Trường viết

      Tháng Mười Một 9, 2016 lúc 1:38 sáng

      cảm ơn anh rất nhiều 🙂 chúc anh sức khỏe và thành công

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Hai 20, 2019 lúc 2:33 sáng

        Cảm ơn bạn

        Trả lời
    10. Linh viết

      Tháng Mười Hai 10, 2015 lúc 10:36 chiều

      Packing List laˋ bản kê chi tiết hàng hóa

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Mười Hai 11, 2015 lúc 2:23 sáng

        Thanks bạn nói vậy rất dễ hiểu.

        Trả lời
        • Thu hiền viết

          Tháng Mười Hai 26, 2016 lúc 6:10 sáng

          Cho em hỏi: rủi ro và biện pháp trong packing list là gì ạ

          Trả lời

    Phản hồi

    1. Hướng Dẫn Nhập Hàng Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt đầu viết:
      Tháng Năm 17, 2016 lúc 6:02 chiều

      […] bạn với người bán b. Hóa đơn thương mại (Invoice) c. Phiếu đóng gói hàng ( Packing List) d. C/O e. Giấy phép, carnet (sổ tạm nhập tái xuất) f. COA (nếu […]

      Trả lời
    2. Quy Trình Làm Một Lô Hàng Xuất Khẩu Bằng đường Biển viết:
      Tháng Ba 18, 2016 lúc 5:32 sáng

      […] đồng ngoại thương ( bản sao), invoice hóa đơn thương mại và phiếu đóng hàng packing list. Hiện tại đa phần là làm hải quan điện […]

      Trả lời
    3. Giấy xác nhận hun trùng Certificate of Fumigation viết:
      Tháng Mười Một 29, 2015 lúc 5:51 sáng

      […] thương mại: Commercial Invoice. Xem tại đây – Phiếu đóng gói: Packing List . Xem tại đây – Vận đơn đường biển: Bill of Lading Xem tại đây Thời gian cấp chứng thư […]

      Trả lời
    4. Invoice trong xuất nhập khẩu là gì viết:
      Tháng Mười Một 23, 2015 lúc 3:13 sáng

      […] làm một bộ chứng từ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Packing List là gì của mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của này […]

      Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Container 40 feet thể tích bao nhiêu Container 40 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối
    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Khai báo hải quan điện tử doanh nghiệp Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Mẫu chi tiết vận đơn Bill of lading
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • Đăng ký nhận container tại cảng EDO EDO Lệnh Giao Hàng Điện Tử: Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Từng Bước
    • Điều kiện giao hàng FCA FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Giao diện ban đầu phần mềm ECUS – Khai báo hải quan điện tử VNACSS Hướng dẫn khai báo Hải quan điện tử qua phần mềm Ecus
    • Quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Khóa học khai hải quan điện tử Ecus Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS
    • Tờ khai hải quan điện tử Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu - Tra Cứu & In Mã Vạch
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Japan Advance Filing Rules Phí AFR khai báo hải quan chuẩn Nhật Bản Japan Advance Filing Rules

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap