Điều kiện CIF quy định người bán (seller) thông quan xuất khẩu cho hàng hóa khi hàng hóa được đặt lên boong tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa với điều kiện tối thiểu ( điều kiện C trong ICC). Mặc dù người bán trả phí cho việc bảo hiểm lô hàng trong hành trình, nhưng rủi ro lại được chuyển giao từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng được đặt xuống boong tàu. Việc gọi hợp đồng CIF là cách gọi thông thường nhấn mạnh đến điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thương.
Tổng Quát Điều Kiện Giao hàng CIF
CIF chỉ áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa. Điều kiện CIF phù hợp với hàng hóa là hàng rời, hàng lỏng hay hàng quá khổ. Việc giao hàng được hiểu là giao đến khi hàng cặp cảng bốc hàng (port of loading), rủi ro người bán kết thúc tại cảng dỡ hàng, đồng thời hàng hóa bắt buộc phải được người bán mua bảo hiểm. Ở điều kiện này người bán phải thu xếp phương tiện vận chuyển và cung cấp mọi chứng từ có liên quan cho người mua.
CIF là điều kiện được dành riêng cho vận tải biển. Nhìn chung CIF được dùng cho hàng hóa là nông sản hoặc hóa chất. Người bán trong trường hợp này thường giàu kinh nghiệm và có năng lực trong việc bốc xếp hàng hóa và vận chuyển hàng đến cảng dỡ hàng. Song song đó, người bán cũng đòi hỏi có năng lực mua bảo hiểm với điều kiện phù hợp cho lô hàng.
Trách Nhiệm Của Người Bán và Người Mua Trong CIF
Sau đây là 10 nghĩa vụ của người bán (seller) và người mua (buyer) với điều kiện CIF quy định trong Incoterms 2010
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI BÁN | TRÁCH NHIỆM NGƯỜI MUA |
Cung cấp hàng hóa: Người bán giao hàng, cung cấp hóa đơn thương mại, hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng của việc giao hàng (vận đơn đường biển) | Thanh toán: Người mua thanh toán tiền mua hàng cho người bán theo như quy định trong hợp đồng mua bán |
Giấy phép và thủ tục: Người bán cung cấp giấy phép xuất khẩu, hoặc giấy ủy quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu. | Giấy phép và thủ tục: Người mua thực hiện thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho hàng hóa |
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người bán ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa ở điều khoản bảo hiểm thông thường và chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng chỉ định trên con tàu chuyên đi biển (hoặc có thể tàu dùng trong đường thủy nội địa). | Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua không có nghĩa vụ ký kết các hợp đồng vận chuyển chính (main carriage) và bảo hiểm cho lô hàng. Với CIF, nghĩa vụ này thuộc về người bán hàng |
Giao hàng: Người bán có trách nhiệm giao hàng lên trên con tàu tại cảng chỉ định . | Nhận hàng: Khi người bán giao hàng đến thì người mua có trách nhiệm nhận hàng được giao đến tại cảng dỡ hàng chỉ định. |
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro của bên bán chuyển sang bên mua khi hàng được giao qua lan can tàu | Chuyển giao rủi ro: Người mua hoàn toàn chịu mọi rủi ro về thiệt hại và mất mát sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống boong tàu (on board) |
Cước phí: Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa lên tàu, chi phí bốc hàng và cả chi phí vận chuyển hàng cho đến cảng dỡ, chi phí mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu và các lệ phí khác tại nước xuất khẩu. | Cước phí : Người mua chịu mọi chi phí liên quan đến hàng hóa phát sinh sau thời điểm hàng hóa được giao lên tàu. Chi phí người mua phải chi trả còn liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến, (trừ phi có quy định trong hợp đồng chi phí này do người bán chịu) ,phí nộp thuế nhập khẩu và làm thủ tục thông quan hàng hóa. |
Thông báo cho người mua: Khi hàng hóa bắt đầu được giao đi, người bán thông báo cho người mua về tình trạng hàng hóa sau thời điểm đó. | Thông báo cho người bán: Người mua phải thông báo cho người bán thông tin liên quan đến thời hạn vận chuyển của lô hàng, tên cảng dỡ hàng được chỉ định. |
Bằng chứng giao hàng, các chứng từ vận chuyển hoặc chứng từ điện tử tương đương: Khi bộ chứng từ gốc được in ra sau khi hàng được giao lên tàu, người bán bằng chi phí của mình có nghĩa vụ chuyển đầy đủ bộ chứng từ này cho người mua. | Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các chứng từ điện từ tương đương: Người mua chấp nhận các chứng từ vận chuyển của người bán dưới các hình thức phù hợp. |
Kiểm tra: Người bán chịu chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu cần phải đóng gói đặt biệt, người mua thông báo cho người bán chi phí tăng thêm và bên mua chịu phần chí phí phát sinh này. | Kiểm nghiệm: Trừ khi có các hàng rào kiểm dịch bắt buộc tại nước xuất khẩu, các chi phí cho kiểm tra, xét nghiệm phải do người mua chi trả trước. |
Nghĩa vụ khác: Người bán hỗ trợ trong việc lấy các chứng từ bổ sung được yêu cầu liên quan đến hàng hóa. | Nghĩa vụ khác: Hỗ trợ người bán cung cấp các chứng từ bổ sung khi được yêu cầu. |
Lời Kết
Trong phần này chúng ta đã tìm hiểu điều kiện giao hàng CIF trong Incoterms 2010. CIF là điều kiện rất phổ biến và thường được nhắc kèm với điều kiện FOB. So với FOB thì CIF có điểm giống về vị trí chuyển giao rủi ro. Đây là 2 điều kiện rất phổ biến trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Tuy nhiên CIF so với FOB thì có nhiều điểm khác biệt như cước phí, bảo hiểm,…Việc cân nhắc dùng điều kiện FOB hay CIF đòi hỏi chúng ta có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý hàng. Trong Nhóm F còn có các điều kiện giao hàng khác là FCA, FAS và FOB. Với trách nghiệm và nghĩa vụ tăng dần theo thứ tự FCA >>> FAS >>> FOB. Nhiều chuyên gia khuyên rằng với vận chuyển container nên dùng điều kiện FCA.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết,
Chúc bạn sức khoẻ, thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Lê Ngọc Ánh viết
Cho em hỏi ạ,
Theo điều kiện CIF thì người chuyên chở có trách nhiệm như thế nào ạ. Em cảm ơn ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Người chuyên chở có trách nhiệm chở hàng từ cảng đi đến cảng đến bạn nhé !
Lan Anh viết
Cho em hỏi ạ,
bên em là công ty nhập, shipper chào giá CIF, lô hàng trị giá 700 $. Vậy em có nên đàm phán giảm giá và thay bằng điều kiện FOB được không ạ.
Em cảm ơn.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào Em,
Trước khi e muốn đàm phán với shipper về giá từ CIF-FOB, Em nên kiểm tra:
Chi phí vận chuyển + Bảo hiểm từ cảng shipper tới cảng bên e bao nhiêu tiền, Cộng với giá trị đơn hàng xem có bằng, có ít hơn chào giá của shipper ko nha.
vì: CIF tức là shipper sẽ chịu tất cả chi phí, bao gồm vận chuyển và bảo hiểm khi đến cảng nước bạn mới hết trách nhiệm ( và giá của họ đã bao gồm phí này).
Còn FOB thì họ chỉ chịu phí tới lan can tàu cảng đi của họ, còn lại là bên em chịu.
nên nếu e kiểm tra thấy chi phí từ cảng shipper đến e rẻ hơn báo giá thì e có quyền đàm phán họ bán giá FOB nhé!
Lợi Nguyễn viết
Dear admin
Em có một tình huống sau mong anh giải đáp giúp em ạ.
Người Mua (Pháp) và người Bán (Cuba) ký với nhau một hợp đồng mua bán
10.000 MT đường kính trắng đóng trong bao PP. Hàng được giao theo điều
kiện FOB (Incoterms 2010).
Trong hợp đồng chuyên chở ký với hãng vận tải có ghi: “Người thuê tàu có
nghĩa vụ xếp hàng lên tầu, dỡ hàng xuống tầu, tự chịu mọi chi phí và rủi ro để
xếp, dỡ hàng”. Hàng được xếp thông khoang từ đáy đến sát boong tầu. Sau khi
xếp hàng lên tầu, thuyền trưởng cấp B/L sạch đã xếp hàng lên tàu.
Hàng tới Pháp bị tổn thất. Biên bản giám định của cơ quan giám định quốc tế
SGS ghi: “…
+ 466 bao đường nằm giữa khoang tầu bị ngấm nước ngọt gây vón cục và hư
hỏng. Số đường này bị ngấm nước ngọt trước khi được đưa vào khoang tầu.
+ 516 bao đường bị bục vỡ, rách bao do chất xếp quá cao không đúng quy
cách”.
1. Người Mua sẽ phải khiếu nại ai? Vì sao?
2. Khi bị khiếu nại, người Bán sẽ dựa vào những lý lẽ gì để bảo vệ quyền lợi
của mình?
3. Người vận tải có liên quan gì đến tổn thất của hàng hóa trong trường hợp trên?
Em cám ơn ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Vì lô hàng này đã được cấp vận đơn sạch, nên theo ý kiến của mình thì:
– Người mua dùng vận đơn sách kiếu nại người chuyên chở, vì vận đơn sạch là vận đơn xác nhận không có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vận đơn được cấp bởi người chuyên chở sau khi kiểm tra kĩ lưỡng tất cả các kiện hàng được sắp xếp trong điều kiện tốt, không có khuyết điểm.
– Bán hàng theo FOB, sau khi được cấp vận đơn sạch thì người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình rồi.
Chu Vân viết
Em chào anh. Anh cho em hỏi trường hợp này ạ:
CIF Hải Phòng. Vận đơn đích danh.
Hàng về đến HP, cnee yêu cầu shpr giảm giá do lô trước hàng kém chất lượng, nếu ko sẽ không thanh toán tiền hàng. Shpr không đồng ý.
Shpr yêu cầu tái xuất hàng ( đến một khách hàng khác ở nước khác ). Cnee ko ký từ chối nhận hàng.
Trong hợp đồng có ghi nếu cnee ko thanh toán đúng hạn thì shpr đc phép dừng lô hàng. Đồng thời, có xác nhận của ngân hàng về vc cnee ko thanh toán đúng hạn
Vậy:
– đã đủ cơ sở để xin hq cho tái xuất chưa?
– trong điều kiện CIF, khi người bán giao hàng đến thì người mua có trách nhiệm nhận hàng được giao đến tại cảng dỡ hàng chỉ định. Trường hợp như trên người mua không thực hiện đúng trách nhiệm của hợp đồng ( trách nhiệm thanh toán và trách nhiệm nhận hàng ), thì người bán có quyền tái xuất lô hàng mà không cần phải có xác nhận từ chối nhận hàng từ phía người mua không ạ?
Em cảm ơn anh.
Như Anh viết
Dear admin
Anh cho em hỏi chút với ạ,
Cnee mua hàng giá CIF, trả tiền bảo hiểm, điểm chuyển giao rủi ro của CIF lại từ khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc, tại sao lại có thông tin Người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro là Seller mà không phải cnee?
Em chưa hiểu rõ lắm về vấn đề bảo hiểm này mong được anh chỉ bảo.
Em cảm ơn ạ!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
CIF, người bán mua bảo hiểm cho người mua hưởng bạn nhé.
Như Anh viết
Dear anh/chị,
Shipper bên em báo là phải thanh toán 100% tiền hàng mới dc hưởng bảo hiểm ( hợp đồng thường thể hiện thanh toán từng phần), còn nếu chưa thi không được hưởng. Như vậy có đúng không ạ?
Em cảm ơn!
trinh viết
hj a
cho e hỏi là nếu không có quy định trong hợp đồng thì người bán phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. tại sao zay a
Hely viết
Hi anh,
Em không rành về xnk lắm nên muốn nhờ anh tư vấn.
Em có 1 KH muốn mua từ bên em các loại vỏ lon nhôm và muốn bên em xuất qua Ấn Độ bằng CIF.
Vậy chi phí bên em chi trả sẽ là tầm bao nhiêu anh cho kiện hàng khoảng 1 tấn.
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Nếu 1 tấn hàng chi phí chuyên chở chỉ vài trăm $ thôi em.
Hồng Thắm viết
Cty mình có một lô hàng hợp đồng CIF Hải Phòng. Hàng chưa về cảng thì phát hiện bị mất hàng. Cho mình hỏi việc yêu cầu bồi thường sẽ do bên mình làm hay do shipper làm?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
CIF HAiPHONG, nếu hàng chưa về cảng thì shipper phải có trách nhiệm yêu cầu bồi thường và mọi thủ tục cần thiết bạn nha!
Phạm Đức Nghĩa viết
Anh cho em hỏi, em nhập hàng ở bên Indo, nhưng em lại thuê công ty vận chuyển ở VN chuyển hàng về VN theo điều kiện CIF. Vậy anh cho em hỏi vậy phí bảo hiểm là ai chịu trách nhiệm chi trả? (Giá hàng bên Indo cụ thể là Thép chưa có giá bảo hiểm).
Theo điều kiện CIF thì bên bán chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo hiểm. Nhưng trong hoàn cảnh này thì người bán là bên nào??
Em xin cảm ơn!!!
Song Ánh Trần viết
Em đagn nhập CIF tức là đang xuất FOB. Hy vọng tới đây em suy ra được rồi,
Lê Như Trang viết
Em chào Anh,
A ơi, cho e hỏi chút nhé. Vì e k phải dân xuất nhập khẩu, nhưng bgiờ công việc lại liên quan. Bên công ty e có nhu cầu nhập từ Thái Lan theo điều kiện CIF/Haiphong. E không hiểu những chi phí gì bên e sẽ phải thanh toán để lấy được hàng về kho công ty ạ?
Những chi phí như THC, D/O, CIC, Cleaning free…..?
E cảm ơn A ạ.
Song Ánh Trần viết
Bạn phải tính thêm phí nâng hạ container tại cảng, phí trucking, phí khai hải quan
Thảo viết
Chào anh,
Em có vài thắc mắc muốn hỏi anh. Công ty em nhập hàng từ Đài Loan theo giá CIF về đến cảng Cát Lái. Đến ngày hàng về đến cảng Forwarder có gửi Thông báo hàng đến kèm theo bảng Chi phí (LCL) bao gồm D/O fee, CFS fee, THC, Handling fee, CIC.
Xin hỏi bên em có phải thanh toán thêm những khoản chi phí này để nhận được hàng không trong khi đã chịu chi phí vận chuyển có trong giá CIF
Cảm ơn anh,
Song Ánh Trần viết
Chào bạn,
Đây là những phí local charge. Do đó dù bạn nhâp CIF hay FOB đều phải thanh toán phí local charge tại 2 đầu cảng ( cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng). Tuy nhiên phí CIC không phải là local charge. Phí này có cảng tính có cảng không.
Chúc bạn thành công
Nguyễn Thị Vân Anh viết
Chào anh Song Anh, em thắc mắc vấn đề “thời điểm chuyển giao rủi ro là hàng đã được bốc xuống cảng đến”. Theo kiến thức em được học ở trường, thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua theo term Cif sẽ là tại sau khi người bán xếp hàng hóa an toàn lên tàu tại cảng đi.
Anh có thể giải thích giúp em vấn đề này được không ?
Song Ánh Trần viết
Theo Incoterms thì vị trí chuyển rủi ro của hợp đồng CIF là người bán đã xếp hàng an toàn lên boong tàu ( trên tàu). Hôm qua mình có viết bài viết về Incoterms 2010. Bạn tham khảo link này có hình ảnh rất dễ hiểu : https://songanhlogs.com/cac-dieu-khoan-incoterms-2010-va-so-sanh-i-2010-voi-incoterms-2000.html
Cảm ơn bạn.
Nam viết
Chào bạn,
Mình cũng tìm hiểu nhiều thông tin trên mang thì thấy giống ý kiến bạn này. Không biết mình có nhầm lẫn gì không? Mong chỉ giáo thêm
Pham Hoai Nam viết
Xin chào quý cộng ty! Tôi có một thắc mắc muốn nhờ quý công ty tư vấn giúp.
Hiện tôi đang làm hợp đồng với một bên công ty vận tải cho dịch vụ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Họ chào giá cho tôi khá cao ở 2 tuyến đường biển Houston và Montreal (Canada) so với giá năm ngoái với lí do 1 số phụ phí tăng cao như GRI, PSS, PCS, CAF., ect. Theo giá dầu giảm như hiện nay thì chi phí tăng so với năm ngoái là điều không hợp lý và chấp nhận được nên tôi không thể giải trình lí do trên với lãnh đạo. Nay mong được quý công ty giúp đỡ thêm một số thông tin sau:
– GRI là phí j và nó có ảnh hưởng thế nào tới giá cước đường biển?
– xin chỉ giúp nguồn website/địa chỉ để kiểm tra tính xác thực của thông tin về việc tăng các phụ phí trên do nhà thầu đưa ra,