FOB là một điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 được sử dụng rất phổ biến. Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên boong tàu và sẽ chuyển rủi ro cho người mua khi hàng đã lên tàu.Thông thường khi hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện giao hàng FOB thì thường được gọi là hợp đồng FOB, giá FOB. Mặc dù cách gọi này là hoàn toàn chưa chính xác thuật ngữ thương mại quốc tế, nhưng giúp nhấn mạnh đến vấn đề thanh toán. Điều kiện FOB khuyến cáo nên được sử dụng trong vận chuyển đường thuỷ (vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa)
Giải Thích Điều Kiện FOB
Nhìn vào hình chúng ta chú ý đến vị trí chuyển rủi ro và trách nhiệm của người bán sang người mua tại vị trí boong tàu. Tất cả chi phí trước khi hàng lên tàu người bán phải trả như thuế xuất khẩu, phí hải quan, phí làm hàng tại cảng (THC). Phí cước tàu và bảo hiểm thuộc về người mua.
Mục phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại thương cần ghi rõ FOB + Cảng xếp hàng + Incoterms 2010
Tuy FOB là điều kiện giao hàng phổ biến nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo nên dùng FCA khi hàng hoá được đóng bằng container.
Trách Nhiệm Người Mua Và Người Bán
Trong Incoterms 2010 nên rõ 10 nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua và người bán. Sau đây là 10 nghĩa vụ của người mua và người bán với điều kiện giao hàng FOB:
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI BÁN | TRÁCH NHIỆM NGƯỜI MUA |
Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán giao hàng (lên tàu), cung cấp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng giao hàng (vận đơn đường biển) | Thanh toán: Người mua thanh toán cho người bán tiền hàng theo đúng như cam kết trên hợp đồng |
Giấy phép và các thủ tục: Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép (xuất khẩu) cho lô hàng được xuất đi. | Giấy phép và thủ tục: Người mua phải chuẩn bị giấy phép xuất khẩu (có từ người bán) và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào quốc gia họ. |
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Hợp đồng vận chuyển có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng chỉ định dưới chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận . Hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong trường hợp này không bắt buộc đối với người bán. | Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đi chỉ định đến điểm đích cuối cùng (Cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa) Đối với hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này, trừ khi người mua muốn hàng hóa của mình được đảm bảo an toàn hơn. |
Giao hàng: Người bán vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất chỉ định và chịu các chi phí cho việc đưa hàng lên tàu. Sau thời điểm này, việc giao hàng xem như hoàn tất. | Nhận hàng: Người mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình sau khi hàng được bốc lên tại cảng đích quy định. |
Chuyển giao rủi ro: Sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu (On board), mọi chi phí và rủi ro của người bán được chuyển sang người mua. | Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng được giao xong qua lan can tàu. Rủi ro này là các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại (delay), người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh. |
Cước phí: Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao lên tàu, kể cả chi phí khai quan, thuế và phụ phí phát sinh. | Cước phí: Người mua trả cước phí vận chuyển hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao qua lan can tàu. Các chi phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hóa tới đích đến cuối cùng bao gồm Cước tàu, bảo hiểm (nếu có), thuế và các loại phụ phí phát sinh. |
Thông tin cho người mua: Người bán thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao hoàn tất qua lan can tàu bằng sự chi trả của người bán. | Thông báo cho người bán: Người mua thông báo cho người bán hàng hóa đã được chất lên trên con tàu có tên cụ thể, tại cảng chỉ định quy định trong hợp đồng mua bán. |
Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các tài liệu điện tử tương đương (EDI): Người bán cung cấp cho người mua bằng chứng về việc đã giao hàng lên tàu – tức chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI - Electronic Data Interchange – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán được nhanh chóng và hiệu quả. | Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các văn bản điện tử tương đương:Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán bằng chứng của việc vận chuyển hàng hóa (Thông thường là vận đơn đường biển Bill of Lading hoặc Sea way bill) |
Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hóa: Người bán chịu mọi chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán phải thông báo cho người mua và chỉ đóng gói với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hoặc được tính thêm vào giá bán. | Kiểm tra hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra bởi hải quan (nước xuất khẩu), người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh. |
Hỗ trợ khác : Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ kịp thời trong việc bảo đảm thông tin và các tài liệu cần thiết để vận chuyển và giao hàng đến điểm đến cuối cùng. | Nghĩa Vụ Khác: Người mua trả mọi chi phí phát sinh (bao gồm cước phí và phụ phí) để có được các chứng từ cần thiết (kể cả các chứng từ dưới dạng điện tử) |
Trong Incoterms chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro chứ không quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó để xác định được hậu quả pháp lý mà bên mua phải chịu thì tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng cũng như tùy thuộc vào luật áp dụng.
Lời Kết
Điều kiện giao hàng FOB là điều kiện rất thường được sử dụng. FOB nên dùng trong vận chuyển đường thuỷ bao gồm đường biển và đường thuỷ nội bộ. Khuyến cáo nếu vận chuyển đường biển bằng container thì nên dùng điều kiện FCA. FOB được sử dụng khá nhiều thì đã trở thành thói quen và tập quán thương mại ở nhiều quốc gia.
Điều kiện thường được nhắc đến với FOB là điều kiện CIF. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa FOB và CIF về địa điểm chuyển gia rủi ro.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Chúc bạn sức khoẻ, thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
LOI DAT viết
Chào bạn, bên mình nhập hàng từ SHANG HAI trên invoice hợp đồng là FOB, mình có thanh toán cước biển về bên đầu trung quốc cho fwd rồi, thông báo hàng đên bên đầu VN của hãng tàu vẫn ghi là CIF, như vậy bên đầu FWD trung quốc có phải làm điện sửa bill thành FOB không ạ? và nếu không sửa thì mình lên tờ khai FOB thì có lấy đucợ hàng không ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Trước tiên bạn cần xem lại lô hàng này bạn mua theo điều kiện nào, nếu FOB thì sao lại chuyển tiền cước sang TQ mà k phải trả ở VN ?
Trên A/N thể hiện CIF còn trên B/L thể hiện freight prepaid hay collect vậy bạn?
TUYẾN viết
Dear anh chị,
Em có lô hàng nhập từ TQ về, điều kiện trên invoice là FOB SHÁNGHAI, nhưng cưới OF=0, vậy trên tờ khai mình khai điều kiện giá hóa đơn là gì cho hợp lí, nên chuyển điều kiện về CIF, CFR, C&F được không ạ!
Em cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Nếu bạn mua hàng đk FOB và OF=0 thì bạn cũng khai là FOB nhưng phần cước thì lại không cho nhập 0 hoặc để trống nên bạn có thể nhập là 1 VNĐ nhé bạn
Trangtrang viết
Dear anh(chị)
FOB và CIF khác nhau như thế nào. Cách phân biệt hai phí này ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
FOB và CIF: người bán đều chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã được giao lên trên tàu.
FOB: người mua trả cước phí
CIF: người bán trả cước phí và bảo hiểm tới cảng đích.
2 điều kiện này thì thủ tục Hải quan ở đầu nào thì phía đó làm.
Mình tóm tắt đơn giản để bạn dễ hình dung, để rõ hơn bạn nên tham khảo thêm incoterms nhé bạn !
Đạt viết
bất lợi người mua khi sử dụng diều kiên CPT và CIP là gì vậy ạ
và các điều kiện CIF FOB CFR tại sao chỉ phù hợp phương thức vận tải biển vậy ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Các điều kiện CIF FOB CFR tại sao chỉ phù hợp phương thức vận tải biển: vì đó là quy định của incoterms bạn nhé
Theo quy định của incoterms thì đối với các điều kiện này người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng hóa được giao lên trên tàu, chỉ đường biển thì mới có tàu bạn nhé.
Phu viết
Nếu hàng nhập khẩu giá FOB có phí Loading Cost & Drayage + Freight trên debit thì mình có cần kê khai phí Loading Cost & Drayage cùng với Freight lên tk hay chỉ kê khai Freight., help me. Thanks
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, cho nên bạn chỉ cần khai báo giá trị hàng và các phí phải trả cho tới khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên thôi. Còn phí nào phát sinh sau, thu ở VN thì không cần khai nha.
Bạn không nói rõ Loading Cost & Drayage + Freight là thu như thế nào, ghi chung 1 dòng để thu tiền chung, hay thu riêng từng khoản thành từng dòng khác nhau, khoản nào có VAT, khoản nào không có, nên mình không tư vấn cụ thể được.
Tran Thi Minh viết
Cho e hỏi chút, e có 1 lô hàng xuất đi Brazil theo phương thức FOB, vậy bên bán cần phải làm những thủ tục gì ạ?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào Em,
Giá FOB: free on board ý là bên bán là hết trách nhiệm khi hàng đến mạng tàu cảng xuất khẩu:
Người bán sẽ làm tất cả những thủ tục sau đây nếu theo giá FOB:
1. Thông quan tờ khai xuất khẩu
2. Trả tất cả các chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh (nếu có) từ cty bạn đến cảng
3. Trả thuế xuất nhập khẩu (nếu có)
còn lại các chi phí vận chuyển từ cảng biển nước xuất tới nước mua, bảo hiểm, thông quan tờ khai nhập khẩu…. sẽ hoàn toàn là trách nhiệm Consignee.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Xuất theo điều kiện FOB thì bên bạn phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng ra cảng, thực hiện vô sổ tàu trước clossing time, gửi SI cho hãng tàu làm B/L và đóng phí local charge đầu xuất. Khi hàng hóa được đặt an toàn trên tàu thì mọi rủi ro và trách nhiệm thuộc về người mua bạn nhé.
Thông tin đến bạn !
kim viết
Dạ cho em hỏi là bên công ty em muốn xuất hàng qua cho khách hàng bên Nhật, công ty em chọn một công ty vận chuyển để hợp tác, vậy thì khi làm hợp đồng thì công ty em làm một hợp đồng gồm 3 bên người mua, người bán và người vận chuyển hay là làm thành 2 bộ hợp đồng riêng giữa người mua và người bán, người bán và công ty vận chuyển ạ. Lần đầu công ty em xuất hàng đi nước ngoài nên chưa biết ạ, anh/chị cho em hỏi với ạ?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào E,
Vì e không nói rõ là công ty vận chuyển này, họ chỉ phụ trách vận chuyển hàng thôi hay làm luôn các thủ tục hải quan, cảng biển và contact với bên Nhật, nên gửi e 1 vài thông tin tham khảo trước nhé:
1. Cty e hợp tác xuất hàng cho Nhật thì e chỉ làm hợp đồng 2 bên thể hiện người mua và người bán thôi nha.
2. Cty e thuê cty vận chuyển hàng thì e sẽ làm hợp đồng với cty vận chuyển hàng này riêng, giao kết giữa 2 bên về các điều khoản giống như các hợp đồng khác nha.
Công ty vận chuyển không liên quan gì tới hợp đồng thương mại buôn bán 2 bên nha E.
Ngân viết
Dạ, anh chị cho em hỏi với ạ, trong trường hợp này cụ thể là người Bán và người Mua có xảy ra tranh chấp liên quan tới vấn đề thanh toán, bên Bán chưa nhận được tt nên vẫn hold hàng, lưu kho bãi bên đó sau 6 tháng thì sẽ giải quyết như thế nào tiếp ạ, và bên Bán có phải chịu chi phí nào ko ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Tùy bên bạn thỏa thuận thế nào trong hợp đồng nữa, mình không rõ nội dung hợp đồng thế nào nên cũng không tư vấn chính xác được, hoặc tùy điều kiện giao hàng nữa bạn, mình ví dụ các điều kiện giao hàng như FOB, hay CIF,… thì người bán phải có trách nhiệm giao hàng lên trên tàu thì mới hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, nếu người bán chưa giao hàng lên trên tàu thì trách nhiệm thuộc về người bán, các chi phí do người bán chịu.
ngân viết
Cho mình hỏi là bán hàng theo đk FOB trong trường hợp tàu đến cảng người nhận và hàng bị phát sinh chi phí lưu kho bãi trong thời gian dài thì khoản chi phí lưu kho bãi này bên bán hay bên mua hay bên thuê vận chuyển phải chịu ạ?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
Giá FOB là Free onboard nghĩa là người bán chỉ có nghĩa vụ và trách nhiệm khi hàng tới lan can tàu cảng xuất, (trách nhiệm người bán đã hết từ đây), và từ khi tàu khởi hành trên bên, tới cảng tàu nơi nhận thì toàn bộ chi phí phát sinh là người mua chịu (nếu người mua trực tiếp thủ tục thông quan này nọ thì họ sẽ xử lý chính họ còn nếu họ thuê FWD thì FWD của họ sẽ tra xem nguyên nhân do đâu: do hãng tàu, do cảng hay do người mua làm thủ tục trễ hay bất cứ lý do gì thì trường hợp này người bán là bạn sẽ không chịu chi phí này nhé).
Hai Anh viết
Lô hàng LCL đi sea theo phương thức FOB đến Utah US thì ghi Port of discharge là cảng nào ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Về thông tin các mã cảng, tên cảng bạn hỏi hãng tàu là chính xác nhất nha, mình nghĩ xuất hàng đến Utah US là cảng Salt Lake đó bạn.
Huyền viết
Nhà nhập khẩu thuê FWD làm quy trình nhận hàng theo FOB . FWD nhận được tin khi tàu về đến cảng nhập đã đâm va vào một cần cẩu tại cảng, dẫn đến hư hại cả tàu và cần cầu.
Hãng tàu đang xác định những hàng hóa bị tổn thất. Trong trường hợp này, người
giao nhận có những phương án giải quyết tình huống này như thế nào?
Có những trường hợp nào xảy ra ạ?
Hương viết
nếu giao hàng theo điều kiện FOB, người bán đã cung cấp giấy đảm bảo chất lượng trước khi cho hàng lên tàu nhưng khi hàng đến nơi, người mua thông báo hàng bị mốc không đảm bảo chất lượng, do giấy giám định chất lượng giả nên bên mua từ chối nhận hàng và thanh toán LC thì đúng hay sai
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
Do bạn chưa nói rõ là bên mua nói giấy giám định chất lượng giả: họ căn cứ vào đâu để nói như vậy? và họ đã thấy hàng hóa bị mối mọt chưa hay lấy cớ giám định giả sẽ gây ra mối mọt trong tương lai?
. nếu sự thật hàng hóa bị mói mọt thật, và họ có căn cứ xác định giấy chứng nhận chất lượng là giả thì hoàn toàn thuyết phục và họ từ chối nhận hàng cũng như không thanh toán là đúng, vì bản chất hợp đồng thương mai luôn thể hiện rõ nội dung: hàng đạt chất lượng và đủ số lượng là yêu cầu đầu tiên trong hợp đồng.
Trần Thị Thu Sương viết
Anh/ chị cho em hỏi câu này với ạ:
Xuất khẩu theo điều kiện FOB thường thuê tàu chợ hay tàu chuyến và tại sao ạ ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Xuất hàng theo điều kiện FOB thì người mua sẽ thuê tàu bạn nhé, phổ biến nhất là hình thức thuê tàu chợ đó bạn, chỉ những mặt hàng đặc biệt số lượng lớn mới thuê tàu chuyến thôi.
Đối với điều kiện FOB (Incoterms 2010 và 2020) thì người bán chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho đến khi hàng được giao lên trên tàu thôi, còn lại là trách nhiệm của người mua bạn nhé.
Nam viết
Cho mình hỏi, cty mình ở Đức mua hàng của Việt Nam. Trên hợp đồng thì đặt cọc 20% sau khi ký hđ để bên bán đặt hàng, còn lại 80% thanh toán qua L/C. Vậy thời điểm thanh toán có khác nhau không khi mình mua theo giá CIF hoặc giá FOB, có phải mua FOB thì hàng lên tàu biển mình phải tt, còn mua CIF thì khi hàng cập cảng bên Đức mình mới tt?
Mình cảm ơn nhiều.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào bạn,
CIf hay FOB thì thời gian thanh toán do 2 bên thỏa thuận,có thể là before shipment or after shipment với số lượng bao nhieu ngày.và cứ theo vậy sẽ hoàn thành như LC bạn nha
Phượng viết
Em chào anh ạ, nếu dùng FOB mà vận chuyển đường hàng không có được không ạ, ví dụ như từ đài bắc đài loan về vnam ạ, FOB taoyuan
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Incoterms được phân thành 2 nhóm: 1 nhóm dùng cho mọi phương thức vận tải và 1 nhóm dùng cho đường biển và thủy nội địa, FOB thuộc nhóm dùng trong đường biển và thủy nội địa bạn nhé. Nếu nhập khẩu đường hàng không bạn có thể tham khảo điều kiện FCA nhé bạn
Phượng viết
Em chào anh ạ, nếu dùng FOB mà vận chuyển đường hàng không có được không ạ,
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
FOB chỉ sử dụng cho đường biển bạn nhé, nếu đường hàng không bạn có thể tham khảo FCA nha
nghĩa viết
cho em hỏi bên phía nghĩa vụ của người mua phần cung cấp bằng chứng giao hàng có ghi là người mua cung cấp b/l cho người bán , nhưng người bán là người lập b/l mà .
xin ad giải thích giúp e đoạn này ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Người bán là người gửi B/L cho người mua bạn nhé. B/L được phát hành ở đầu xuất khẩu
Tùng viết
Cho em hỏi thường thì các giao dịch FOB có điều kiện ứng tiền .bên B cho bên A trước khi đóng hàng xuất đi k ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
FOB là điều kiện giao hàng, còn việc thanh toán trước hay sau hoặc có cần ứng tiền trước hay không thì mình thỏa thuận trong điều khoản thanh toán trong hợp đồng bạn nhé.
Bình viết
Em có lô hàng xuất đường sông điều kiện giao hàng FOB CAMAU FACTORY ban dầu em mở TK ở chi cục HQ Hòa trung sau NÀY CTY em chuyển sang mở ở chi cục hải quan Khánh Bình.
HQ khánh bình ko thông quan tờ khai buộc sửa lại điều kiện giao hàng FOB khánh Bình hoặc EXW. Hướng dẫn và tại sao không được mở ở khánh Bình giúp ah.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Có 1 vấn đề quan trọng bạn cần làm rõ như sau:
HQ Khánh Bình yêu cầu bạn phải sửa lại điều kiện giao hàng rồi mới thông quan cho bạn.
Hay là HQ Khánh Bình không cho bạn mở TK tại chi cục HQ Khánh Bình và quay về Trung Hòa để mở ?
Trường hợp này mình đoán là bạn hiểu lầm ý hải quan rồi ak bạn, có lẽ hải quan chỉ yêu cầu bạn điều chỉnh lại điều kiện giao hàng thành “FOB Khánh Bình” thôi, chứ không phải là không được mở tk tại CCHQ Khánh Bình.
Vì đối với hàng xuất từ Khánh Bình đi Macau theo đk FOB mà bạn thể hiện FOB MACAU FACTORY là sai bạn nhé, đúng là FOB + Cảng xếp hàng, ví dụ xếp hàng ở Khánh Bình thì ghi là FOB Khánh Bình
Hai Yen viết
Cho em hỏi là nếu xuất khẩu hàng đông lạnh và được vận chuyển bằng container bằng đường biển thì tối nhất nên sử dụng phương thức nào. Vì sao?
Em cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Mình chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn, phương thức nào là sao vậy bạn, bạn nói chi tiết hơn để mình tư vấn cho bạn nha.
Nguyễn Thị Hồng Nhãn viết
theo điều kiện FOB, trong quá trình bốc hàng lên tàu chẳng may hàng bị ướt vậy ai sẽ chịu rủi ro đối với hàng bị ướt ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Người bán chịu nha bạn
Hoa viết
Em có thắc mắc là nếu dùng term FOB chuyển hàng đi air thì thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua sẽ là lúc nào ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
FOB chỉ sử dụng cho đường biển thôi bạn nhé
Cường viết
Giúp e sự khác nhau giữa FCA, CPT và CIP ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn tham khảo bài này nhé
https://songanhlogs.com/cac-dieu-khoan-incoterms-2010-va-so-sanh-i-2010-voi-incoterms-2000.html
Ngọc Hân viết
Anh ơi, cho em hỏi quy trình để chuẩn bị chứng từ khai Hải Quan cho hàng xuất FOB cần những gì vậy ạ.Em mới làm XNK nên không rành lắm.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Hàng xuất FOB nhưng xuất mặt hằng gì nữa nhé bạn, tùy mặt hàng nữa, ví dụ hàng xuất thông thường thì bạn chỉ cần invoice, packing list, booking note và số container (nếu xuất nguyên cont) là khai được rồi, khai xong tàu chạy thì bạn làm B/L, lấy B/L và làm C/O (nếu cần)
Đối với xuất hàng cần giấy phép thì phải xin giấy phép trước, có giấy phép rồi mới xuất được,
Trường viết
Cho em hỏi khi mua lô hàng phôi thép rời theo điều kiện FOB thì chi phí dunnage/lashing hàng trong hầm tàu tại cảng xếp hàng sẽ do người bán chịu hay người mua chịu.
Xin chân thành cám ơn
Rất mong được giải đáp sớm.
Song xanh tran viết
Xin chao, Cty minh Xuat khau 3 ben theo Hop dong FOB. Cu the : Seller : A – Viet Nam, Buyer: B – Dai Loan, va ben nhan hang la C (Me xico ). Buyer booking va thong bao cho Seller ten Tau. Va ho cung lam Bill, ( Ho da tra truoc tien hang). Khi minh yeu cau dua Bill tau. Tren Bill ho ghi : Seller -B-Dai Loan va Consignee C- Me xi Co.
Khong co ten Cty A- Vietnam.
Hien tai hang hoa da giao nhan xong. Xin hoi Bill the hien nhu vay co dung khong a! Xin cam on anh.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Bill sai nha bạn,nếu vậy là hợp đồng 2 bên không phải là 3 bên nữa.
Bill cần:seller là A, buyer là B và consignee là C
Lê Thành viết
Chào bạn!
Mình có đối tác từ Hàn Quốc muốn làm hợp đồng FOB,Mình là bên xuất hàng ,Bạn có thể cho mình biết loại hợp đồng này có những rủi ro gì? Thank bạn!
linh viết
Chào anh,
Cty e muốn xuất hàng đi châu âu – cảng rottetdam, điều kiên FOB,
vậy cho e hỏi phí local charges giữa các hãng tàu bao nhiêu ạ. có những phí phát sinh khác ngoài ( bill, telex, seal, thc…) ko ạ. Vậy phí chênh lệch giữa các hãng tàu có mắc ko ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Để biết được và so sánh phí local charge giữa các hãng tàu và mức độ chênh lệch giữa các hãng tàu, tốt nhất bạn nên liên hệ các hãng tàu để yêu cầu báo giá nha, y/c báo giá cả cước và local charge từ đó bạn so sánh và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình nha.
Selina viết
Cho em hỏi về local charge hàng xuất đi Châu Âu (Ba Lan) – FOB. Bên Forwarder kêu bên em (shipper) đóng các phí sau:
1. Advanced security filling fee.
2. Shipment coordination fee.
3. E – data fee.
Em thắc mắc về các phí này, hỏi thì họ trả lời bên họ có các phí này, anh vui lòng giải thích giúp em ạ!
Em cảm ơn nhiều!
Le Hang viết
Cho mình hỏi nếu mình giao hàng không đúng với thời gian qui định, và chất lượng không tốt thì bên khách hàng nói sẽ trừ theo FOB. Vậy trừ theo FOB ở đây là gì vậy? có thể giúp mình vấn đề này được không.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
Nói là trừ theo giá FOB, chứ đúng ra là trừ vào tiền hàng đó bạn, vd: đơn giá là 1oUSD/pcs thì sẽ bị trừ 1USD/pcs, như vậy khi họ thanh toán cho bên bạn sẽ chỉ thanh toán cho 9usd/pcs thôi bạn nha.
Lưu Minh Hải viết
Mình chưa bao giờ làm hàng xuất nhập khẩu. Nay có một đơn vị tại philippin muốn đặt mua hàng bên mình nhưng mình chưa biết các khoản phí phát sinh trong quá trình bán hàng xuất khẩu. điều kiện giao hàng FOB Hải Phòng bên mình cung cấp nồi hơi điện. Vậy Thuế GTGT là bao nhiêu và thuế XK là bao nhiêu và các phí liên quan đến việc xuất khẩu. Trên giấy phép của công ty cũng không có nội dung xuất nhập khẩu.
Xin cảm ơn
Song Ánh Trần viết
Chào anh, em trả lời hơi chậm vì mấy tuần rồi bận nhiều việc quá ạ. Em nghĩ lần đầu anh làm thì anh nên nhờ 1 công ty dịch vụ làm nhé anh.
Diễm viết
Chào bạn, cho mình hỏi một chút bên mình có một lô hàng nhập từ Nhật về, và thuê đại lý mở TK.
Vì trên invoice để là giá FOB nên đại lý của bên mình mở TK nhập theo điều kiện FOB. Đây là lô hàng ải nhưng lại dùng điều kiện FOB thì có sao không và ảnh hưởng gì không ạ? Cảm ơn bạn nhiều
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Không sao bạn nhé, nếu bạn mua hàng theo điều kiện FOB thì bạn phải chịu trách nhiệm và chi phí để đưa hàng về kể từ khi người bán giao hàng lên tàu bạn nhé.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
ý bạn đang hỏi là lô hàng Air đúng ko?
Nếu nhập Air thì incoterm đúng là FCA được quy đổi từ FOB- FCA, nếu như dv cảu bạn mờ TK là FOB cũng được và không ảnh hưởng tới việc nhận hàng của bạn, nhưng nó không hợp thức hóa chứng từ bên kế toán, nên nếu kế toán cty bạn không hạch toán được thì tốt nhất bạn nên nói dv sữa khai bổ sung cho tờ khai nha.
thu thủy viết
điểm chuyển rủi ro và điểm chuyển chi phí của FOB là gì vậy a?
Song Ánh Logs Support viết
Điểm chuyển rủi ro là khi hàng lên tàu đó bạn
Võ thị ngọc hân viết
Em mới vao nghề chưa hiểu biết về xuất nhập khẩu , a chị coái giúp em ko an?
Song Ánh Trần viết
Chào em,
Em có thắc mắc gì thì gởi vào mục hỏi đáp nhé.
Cảm ơn em.
phuong viết
e cung muốn được học hỏi….mong anh chỉ dẫn 🙂
Song Ánh viết
Chào bạn, nếu bạn chuyển từ Sea sang Air hoàn toàn không thay đổi. Ghi như bạn là chính xác.
nguyễn thị trường an viết
Anh cho em hỏi chỗ chuyển giao rủi ro bên bán là” sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu thì chi phí và rủi ro được chuyển cho bên mua” vậy lúc con tàu bị delay là hàng không được xếp lên tàu nên “người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh” hả anh
truongphat viết
Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại (delay), người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.
Mai viết
Chào bạn, Mình có 1 thắc mắc mong bạn giải đáp giúp mình
Hiện tại bên Mình nhập hàng từ hàn theo đường Air, nhưng giá trên Invoice vẫn thể hiện là FOB, và vẫn được thông quan tại Việt nam và Hàn Quốc Bình thường, mình không biết thay thế điều khoản này nếu đi Air theo điều khoản nào cho hợp lý
– Với điều khoản FOB và CIF hiện tại bên mình thường ghi trên Invoice xuất hàng từ việt Nam đi là FOB Noi Bai. CIF Incheol( là cảng đến). việc ghi như thế này có đúng ko?, và ghi như thế nào cho đúng??