Bài viết này sẽ ghi chú 5 điều bạn nên chú ý khi làm hàng xuất khẩu, đặc biệt là bạn mới vô nghề. Những việc này bạn nên check list tức là bạn nên có một list danh sách các điểm cần lưu ý trước khi đóng hàng để không bị phạm những sai lầm. Vì trong mảng xuất nhập khẩu rất nhiều công việc và chứng từ nên tốt nhất bạn phải quản lý việc của mình theo quy trình. Bài viết trước SongAnhlogs đã hướng dẫn quy trình làm lô hàng xuất khẩu đường biển, nếu bạn chưa đọc có thể tham khảo thêm nhé.
5 Việc Cần Chú Ý Để Bạn Đóng Hàng Xuất Khẩu cho Người Bắt Đầu
1. Sử dụng đúng loại CTU (Cargo Transport Unit)
CTU là 1 đơn vị để đóng hàng, chẳng hạn như đóng hàng trong 1 container. Đối với hàng đóng bằng Container, Bạn nên tính toán để chọn đúng loại CTU để đạt hiệu quả về mặt kinh tế, vì 1 container có rất nhiều phí liên quan nào là phí cước tàu, phí THC, Phí DEM/DET do đó tính toán chọn đúng chủng loại sẽ tiết kiệm được khá nhiều.
Câu hỏi rất nhiều bạn thắc mắc rằng 1 container 40ft dài gấp đôi 20ft. Do đó nếu tôi đóng được 21MT ở cont 20ft thì sẽ đóng được 42MT ở cont 40ft?
Câu trả lời là không. Vì container 20ft được thiết kế để vận chuyển hàng nặng hơn là hàng cồng kềnh. Thường dùng loại cont 20ft để đóng các hàng: Đá, kim loại, đường, giấy, xi măng, thép… là những hàng có khối lượng nặng, trong khi thể tích chiếm chỗ ít.
Về container 40ft thì dùng để vận chuyển hàng cồng kềnh, có khối lượng ít, chẳng hạn như: đồ nội thất, hàng nhựa, hàng vải dệt, ống thép,…
Câu hỏi đặt ra là bạn chưa đóng hàng lần nào làm sao để chọn cho chính xác CTU. Theo mình thì cách tốt nhất bạn nên tham khảo những người kinh doanh cũng hàng hoá với bạn để hỏi họ kinh nghiệm đi trước, bài viết về cách tính toán số lượng hàng hoá đóng vào container 20 feet mình nghĩ rằng bạn có thể tham khảo để tính toán sơ bộ nếu như không có người quen đi trước để tham khảo lô hàng của bạn.
- Dĩ nhiên, với tùy loại hàng hóa mà bạn định xuất khẩu, bạn sẽ có quyền quyết định cho riêng mình về loại container phù hợp.
- Ngoài ra có một số đặc thù sản phẩm mà hãng tàu không nhận hàng của bạn chẳng hạn như hàng có mùi, hàng có thể gây ẩm thấp hư ván sàn. Tuy nhiên vẫn có những hãng tàu nhận hàng với yêu cầu và cước phí có thể cao hơn.
2. Tình trạng CTU
Tình trạng CTU đặc biệt quan trọng bởi vì đây liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa an toàn.
Nếu container mà bạn dự định đóng hàng có tình trạng không tốt, chắc chắn bạn sẽ phải chịu nhiều rủi ro liên quan cho sản phẩm của mình: hàng hư, mất hàng, bị đòi bồi thường,..Ngoài ra bạn cũng không có bằng chứng nào nếu hãng tàu yêu cầu bồi thường.
Một trong những tranh cãi thường xuyên nhất giữa nhà xuất khẩu và hãng tàu là việc tình trạng cont khi nhà xuất khẩu lấy để đóng hàng. Nhiều người có ý kiến khác nhau về việc chịu trách nhiệm của 2 bên liên quan.
Hãng tàu được yêu cầu phải gửi container sạch, khô ráo, không hở từ Depot đến người xuất khẩu (hoặc forwarder của NXK). Depot có trách nhiệm phải tuân thủ theo hướng dẫn của hãng tàu.
Về nhiệm vụ người xuất khẩu, nhất là các bác tài đi lấy container yêu cầu họ có trách nhiệm phải kiểm tra container nhận từ hãng tàu liệu ok hay chưa. Những hạng mục cần kiểm tra sơ bộ như sau:
- Container rỗng phải khô ráo, sạch sẽ, không mùi hôi.
- Cửa đóng phải chặt, không lỗ hở.
- Phải có chỗ để khóa seal.
- Sàn không bị nứt hoặc vỡ
3. Sử dụng đúng loại container của hãng tàu đặt Booking
Nghe thì hơi ngớ ngẩn nhưng đây cũng là vấn đề lớn mà nhiều nhà xuất khẩu thường đối mặt. Nếu bạn xuất một lượng hàng volume lớn, thỉnh thoảng đóng 20-30 cont/ngày tới nhiều cảng khác nhau, và bạn book từ nhiều hãng tàu khác nhau. Do đó dùng nhiều container từ các hãng tàu khác nhau thì đôi lúc bạn sẽ gặp tình huống dở khóc dở cười là lấy cont hãng này mà đi hãng khác. Chẳng hạn đóng hàng vào cont của ZIM khi xuất hàng sang Mỹ nhưng lại dùng booking của CMA. Trong khi Booking của ZIM lại đi Trung Quốc.
Lý do bị nhầm lẫn nữa là nhiều hãng tàu dùng cùng một công ty sản xuất container nên vế đầu sẽ giống nhau (như MSC và Maersk đều TEXU (Textainer)) làm cho người quản lý đóng hàng của bạn dễ dàng nhầm lẫn dẫn đến việc dùng sai cont.
4. Chứng từ.
Một trong những mặt quan trọng của quy trình xuất hàng mà bạn cần lưu ý là chứng từ. Chứng từ liên quan đến lô hàng mà bạn đóng cont và xuất đi.
Trước khi xuất hàng bạn nên kiểm tra cẩn thận những thông tin sau:
- Hàng hóa có cần giấy phép khi xuất không? Liệu hàng được cho phép dỡ ở cảng đích?
- Mặc dù bạn nghĩ rằng người mua hàng đặt lệnh mua hàng, trong nhiều trường hợp, hãng tàu sẽ liên hệ bạn (nhà xuất khẩu/người book cont) chịu trách nhiệm cho lô hàng mà người mua không chịu nhận. Ví dụ, phí DEM/DET.
- Hàng của bạn có phải hàng nguy hiểm không? Có cần giấy phép gì về hàng nguy hiểm như MSDS không?
- Packing list liệu đã đúng hay chưa, khối lượng tịnh có khớp thực tế không?
- Nếu bạn xuất hàng OOG (Out of Gauge), bạn cần đảm bảo rằng có giấy phép xuất.
- Bạn phải chắc chắn chúng từ phải đầy đủ, đúng khi xuất bất kỳ lô hàng nào bởi lẽ việc làm lại hàng, xuất lại lô mới vì sai chứng từ sẽ tiêu tốn bộn tiền đấy.
5. Đóng hàng chắc chắn.
Ngay cả khi bạn đã kiểm tra và hài lòng với các điểm bên trên, hạng mục cần kiểm cuối cùng là đóng hàng chắc chắn. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng nhiều vấn đề như tai nạn, hư hại hàng diễn ra trên biển là do việc đóng hàng thiếu chắc chắn. Chẳng hạn như tàu đi trên biển dễ gặp sóng lớn hoặc bão lớn làm tàu “chênh vênh” hàng của bạn trong container nếu đóng không chặt có thể va chạm với nhau và va chạm với thành cont làm đổ vỡ. Do đó nếu bạn nên chọn những pallet chắc chắn đóng hàng, nếu như đóng không chặt cont bạn có thể gia cố thêm để hàng đảm bảo không va chạm hư hỏng.
Kết Luận
Những lưu ý trong bài viết này nhằm đảm bảo hàng hoá của bạn được gởi đến người nhận một cách an toàn và tránh các rắc rối phát sinh chi phí vè sau. Tốt nhất bạn nên ghi ra những điều mình lưu ý và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu làm hàng nhé. Hãy theo dõi website tại Facebook SongAnhlogs để cập nhật những bài viết mới nhấtCảm ơn bạn đã đọc bài viết
Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!
Sơn viết
A có đóng hàng gạo bia lần nài chưa? E xin hỏi tí kinh nghiệm.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Bạn đang gặp vấn đề gì vậy bạn, bạn nêu cụ thể hơn mình sẽ tư vấn nhé
thọ đinh viết
rất cảm ơn những chia sẻ của song ánh. mình muốn hỏi là nếu lô hàng XK của mình là hàng rời clinker vận chuyển bằng tàu 50000mt thì packing list thay thế bằng giấy tờ nào và tờ khai hải quan chỉ có thể lập khi mà hàng đã lên tàu và có chứng chỉ SGS phải không? các giấy tờ cần thiết cho việc xk hàng rời loại này ntn?
mình cảm ơn. đang xk hàng cont chuyển sang xk hàng rời co chút bỡ ngỡ mong ddc giúp đỡ.
Janet viết
Cảm ơn chia sẻ của anh.
Anh cho em hỏi về vân đề xuất khẩu sang Mỹ với ạ.
Theo em biết, nếu muốn book trực tiếp với hãng tàu thì bắt buộc phải có bond và FMC để phát hành HBL.
Nhưng nếu bên em (là forwarder) book với công ty môi giới (những công ty có Bond như Top Ocean, Shipco…) thì khi issue HBL bên em có cần phải làm bill FMC không ạ.
Nếu book hàng LCL mà những bên consolidator đã có bond rồi thì bên em có cần phải dùng Bill FMC nữa k?
Lí do của các câu hỏi trên đó là trước giờ bên em vẫn book thông qua bên môi giới hoặc hàng LCL book consolidator và vẫn dùng HBL của bên em không có vấn đề gì. Nhưng đại lý vẫn bảo nên dùng bill của đại lý ở Mỹ để tránh rủi ro nếu phát sinh.
Mong sớm nhận được tư vấn của anh,
Mai Nguyễn viết
Trường hợp đóng nhầm cont hai hãng khác nhau thì có thể báo hãng đổi tuyến được không bạn?
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Không được em nhé
Hòa viết
Vậy trường hợp đó phải làm như thế nào để tiết kiệm và nhanh nhất a?