em muốn hỏi là trong giao nhận theo điều kiện FOB, người nhập khẩu sẽ là người book tàu, vậy thì B/L sẽ được hãng tàu (forwarder) cấp cho người nhập khẩu, vậy người xuất khẩu có được cấp B/L nữa không, nếu không thì trong bộ chứng từ người xuất khẩu giao cho người nhập khẩu sẽ không có B/L ạ?
Trả lời :
Theo hợp đồng FOB thì người nhập khẩu sẽ là người book tàu. Tuy nhiên sau khi có booking người nhập khẩu sẽ gởi booking cho người bán ( shipper) thông qua mail hoặc là fax. Thường thì bán FOB cước collect ( phân biệt cước collect và cước prepaid ).

Theo nguyên tắc Shipper là người làm bill. và hãng tàu sẽ cấp vận đơn cho người gởi hàng ( shipper). Hãng tàu không cấp vận đơn cho consignee hoặc notify party. Có thể bạn đã nhầm lẫn người book tàu là người làm bill.
Kết luận : Chỉ có shipper là người nhận bill và làm bill mặc dù người book cước tàu là consignee.
Chúc bạn luôn luôn may mắn và thành công trong cuộc sống !
Anh cho em hỏi khi người nhập khẩu book tàu, có thể tự book trực tiếp với hãng tàu tại đầu nhập, hay phải thông qua forwarder của người nhập khẩu tại đầu xuất để book với hãng tàu ạ.
Em cảm ơn ạ.
Chào bạn,
Nếu không phải hàng chỉ định thì bạn có quyền lựa chọn hãng tàu nào phù hợp để book chỗ nhé bạn.
Anh ơi, nếu em mua Exw mà mở L/C thì ai là người lấy Bill vậy anh?
Chào bạn,
ExW là người mua lo tất cả mọi thủ tục hải quan vận chuyển cũng như nhận Bill luon nha bạn.
Chào anh Song Ánh,
Nhờ anh tư vấn giúp trong điều kiện FCA (vận tải đường thủy), consignee book tàu thông qua 1 đơn vị forwarder (có thể lấy House Bill) thì sau khi tàu chạy BL sẽ được giao cho consignee hay shipper. Bên em đang lo lắng là BL sẽ được giao cho consignee trước và trong trường hợp giá cả có biến động consignee không giao lại BL cho Shipper để xuất trình ngân hàng, quá thời hạn xuất trình thì coi như mọi rủi ro bên shipper chịu.
Cảm ơn anh,
cho minh hoi nếu mình muốn vận chuyển hàng hóa từ singapore về vn thủ tục như thế nào vậy bạn ?dồ điện lạnh đả qua sử dụng xài trong gia đình,chi phí như thế nào ?
cám ơn bạn
Chào Hoàng Mai
Đồ điện lạnh, điện tử, máy móc… đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam
Nên việc nhập khẩu là rất khó khăn.
Gửi anh Ánh
Anh có thể chỉ dẫn thêm về vấn đề này không ạ
Thân!
Chào bạn, thủ tục nhập hàng cũ sẽ khó khăn hơn hàng mới. Bạn nhấp cont 20 hay hàng rời (LCL)?
a ơi, a có thể nói chi tiết quy trình cấp B/L, sea waybill và surrendered bill của 1 hãng tàu cụ thể được không ạ. Em là sin viên năm cuối HVNH, em đang cần làm một bài về quy trình cấp chứng từ vận tải biển của một hãng tàu cụ thể. Mong được sự giúp đỡ của a. Em cảm ơn!
Dear anh,
Trong trường hợp ở trên, nếu trên bill ghi là cước collect và consignee chưa trả tiền cước tàu thì shipper có được quyền lấy bill gốc hay không? Em có tham khảo một số quy tắc và luật hàng hải Việt Nam (điều 86, khoảng 1) thì không thấy đề cập vấn đề trả cước của consignee.
Shipper dc lấy bill gốc nhé bạn, hàng lên tàu mới dc nhận. Vì nếu, khi hàng qua Consignee không trả tiền thì hãng tàu giữ hàng thôi.
Anh ơi, trường hợp consignee khôngthanh toán cước và hãng tàu giữ hàng (trong khi tàu đã chạy) thì người bán phải làm sao anh?
thanks