Chào các bạn, hôm nay mình sẽ bắt đầu với một thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành vận chuyển hàng hóa, đó là “chuyển tải”. Vậy chuyển tải là gì? Quy trình chuyển tải(VIA) như thế nào, có khác gì so với đi trực tiếp (Direct) không và điều kiện để trở thành cảng trung chuyển là gì? Tất cả đều sẽ được đề cập ở bên dưới.
Chuyển tải là việc dỡ container từ tàu A ở cảng chuyển tải và đặt nó lên tàu B chạy tiếp tới cảng đích.
Tại sao hàng hóa cần phải được chuyển tải?
Không có hãng tàu nào có thể bao phủ tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, vì vậy phải tách ra thành các tuyến đơn nhỏ đa dạng
Ví dụ: Từ Nam Phi đi thế giới gồm có nhiều tuyến: Nam Phi tới Đông Nam Á, Nam Phi tới Châu Âu, Nam Phi tới Mỹ,… tương tự: Mỹ tới Châu Âu, Mỹ tới Châu Á,…
Giả sử hiện tại có một con tàu đi từ cảng Durban tới Viễn Đông (Far East) phải qua Singapore, Hong Kong, Port Kelang. Ta tạm gọi đây là tàu A.
Có một lô hàng từ Durban ở Nam Phi tới cảng Manila ở Philippines. Bởi vì lộ trình của tàu A không qua cảng Manila, do đó lô hàng container này cần phải được dỡ ở 1 cảng mà tàu A tạm lưu đậu, giả định rằng cảng đó là Singapore. Container này sẽ được dỡ ở cảng Singapore sau đó được xếp lên tàu khác mà tàu này có lộ trình từ Singapore đến Manila. Ta gọi đây là tàu B. Như vậy hàng được chuyển từ tàu A sang tàu B.
Đó là về phần hãng tàu họ muốn tối đa hoá lợi nhuận. Đôi lúc trên thực tế người chủ hàng muốn đi chuyển tải hơn đi Direct? Vì có thể đi direct tàu đi quá nhanh họ làm không kịp bộ chứng từ, ngoài ra thậm chí gian lận thương mại Ánh không tiện viết trên này các bạn thông cảm 😀
Phân biệt DIRECT và VIA trong hàng không và trong vận chuyển đường biển
Cần lưu ý rằng thuật ngữ chuyển tải trong shipping chỉ khi nào có sự thay đổi tàu, trong ngành thường gọi là tàu mẹ và tàu con, tàu mẹ là tàu đến cảng đich, tàu con là tàu từ cảng load hàng đến cảng chuyển tải. Một số bạn nhầm lẫn việc chuyển tải ( via) và đi Direct giống như đi máy bay. Thông thường đi máy bay Direct có nghĩa là bay một mạch đến đích, và quá cảnh (via) là phải dừng lại ở một sân bay nào đó rồi mới lên máy bay khác hoặc vẫn đi máy bay cũ bay về sân bay đích. Nhưng trong shipping thì được hiểu khác, đi Direct có nghĩa là không thay đổi tàu trong suốt quá trình vận chuyển, tàu vẫn có thể ghé nhiều cảng.
Ví dụ, tôi chở 1 lô hàng từ Cát Lái đi Yangon ( Myanmar). Tôi có 2 lựa chọn là đi Direct hoặc đi chuyển tải;
– Đi Direct : Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), tiếp theo ghé Bangkok dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), sau đó A chạy đến Yangon ( Myanmar). Cảng đích là Yangon hàng của bạn vẫn nằm trên tàu A. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( Yangon, NẾU CÓ), cảng đích ( Yangon). (Trong một số trường hợp do form của hãng tàu ghi cảng chuyển tải là cảng đích luôn, ví dụ này nếu có ghi thì ghi cảng chuyển tải là Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Bangkok – Yangon, hành trình của hàng tương tự ( vì hàng nằm trên tàu A).
– Đi VIA: Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( có hàng của bạn), sau đó hàng của bạn được bốc sang tàu B ( tàu B đang ở Singapore), lúc này tàu A chạy sang Port Klang (Malaysia), tàu B chở hàng của bạn sang Yangon ( tại đây hàng của bạn được dỡ xuống tàu B), sau đó B chạy tiếp qua cảng Sankt-Peterburg (Nga) theo lịch trình của B. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( SIN), cảng đích ( Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Portkalang, hành trình của tàu B: SIN – Yangon – Sankt-Peterburg. Hành trình của hàng Cát Lái – SIN – Yangon. Như vậy hành trình của hàng là 1 phần hành trình tàu A và 1 phần hành trình tàu B.
Trong ví dụ trên có sự khác nhau là đi Direct chỉ có 1 tàu A, đi VIA cần đến 2 tàu A&B
Điều kiện để trở thành cảng trung chuyển (cảng chuyển tải)?
Vị trí địa lý:
• Gần các tuyến đường vận chuyển chính.
• Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
• Kết nối hàng hóa nội địa
Ví dụ: cảng Rotterdam ở trung tâm châu Âu, cảng Hongkong kết nối Đông Nam Á.
Cơ sở hạ tầng:
• Phải là cảng nước sâu (>13.5m) để tiếp đón tàu lớn.
• Có bãi đất rộng để lưu container (CY-container yard).
• Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, cải thiện hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…
Vận hành:
• Chi phí vận hành cảng thấp
• Năng suất cảng cao
• Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy
Kết Luận
Tóm lại, do luôn có có sự giới hạn trong việc cung cấp tuyến vận chuyển direct từ 1 cảng A đến cảng B bất kỳ (2 cảng không nhộn nhịp), chuyển tải ra đời như là giải pháp cho vấn đề này. Chuyển tải là việc dỡ container từ tàu A ở cảng chuyển tải và đặt nó lên tàu B chạy tiếp tới cảng đích.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu có giá trị và bổ ích. Ánh cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sức khỏe và nhiều thành công !
trang nguyen viết
em chào anh Ánh. Bài viết nào của page cũng rất dễ hiểu ạ , em cảm ơn page.
Anh giúp em trường hợp này được không ạ. Trường hợp 1 công ty nhập hàng về Việt Nam, giao trách nhiệm cho Fowarder là bên em nhận hàng ( hàng nhập về bằng đường hàng không ạ), khi hàng đến cảng chuyển tải ở Doha ( Quatar) thì máy bay chuyển tại gặp sự cố ở Doha không cất cánh được, bên FWD phải tìm một máy bay khác để thay thế nhưng hàng hóa về đến Việt Nam sẽ bị chậm hơn dự kiến. Theo anh thì bên FWD bọn em phải có phương án giải quyết như thế nào, với trách nhiệm là gì ạ. Em còn non nớt mong anh giúp đỡ. Nếu có thể anh anh giúp em tìm hiểu thông tin liên quan đến case này trong các bài khác của anh có liên quan khồng ạ.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E,
FWD là trung gian quan trọng giữa người bán và người mua, và nếu do trục trặc không mong muốn từ hãng tàu từ sân bay mà không phải lỗi của FWD, thì e chỉ cần chứng minh hoặc có công văn quyết định hay giấy tờ gì từ sê delay hay thay đổi hay bất cứ gì từ các hãng tàu, sân bay để gửi cho Công ty e làm FWD, họ sẽ hiểu và thông cảm ah E, trường hợp ngoài ý muốn ko ai muốn xảy ra, riêng FWD e sẽ phải tìm 1 hãng khác 1 chuyến bay khác nhanh nhất có thể để hàng đến tay người nhận tốt nhất là e đã hoàn thành xuất sắt trách nhiệm của 1 FWd rồi e nhé!
Trang viết
Hi anh Ánh,
Cảm ơn bài viết của anh ạ. Em có thắc mắc là trong trường hợp chuyển tải 2 lần, thì trên chứng từ (invoice, tờ khai, BL), sẽ ghi tên tàu và cảng đến như thế nào ạ? Sẽ ghi tàu rời cảng xếp hay tàu tới cảng đích cuối cùng ạ?
Em cảm ơn!
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Để đơn giản nhất, khi khai tờ khai bạn căn cứ vào giấy báo hàng đến nhé bạn, tàu trên giấy báo hàng đến là tàu đến cảng đích đó bạn,
Tuyết viết
hi anh Ánh,
Em có một câu hỏi mong anh giải đáp sớm giúp em:
Bên em có 1 lô hàng nhập-hàng rời đi bằng tàu biển (tên tàu: A- được ghi trên Bill of Lading), nhưng trên thông báo hàng đến lại ghi tên tàu là tàu B- do hàng bên em phải qua cảng chuyển tải. Như vậy , khi khai hải quan thì em khai tên tàu là tên tàu A hay B cho đúng ạ.
Em cảm ơn anh,
Tuyết
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Ghi tàu đến nhé bạn
Huỳnh Thiên Trang viết
Anh ơi cho em hỏi trong trường hợp chuyển tải vậy trên C/O thể hiện tên tàu nào ạ? Em cảm ơn ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Xin C/O hàng xuất thì bạn thể hiện tên tàu bắt đầu khởi hành từ VN bạn nhé
Tracy viết
Anh ơi cho em hỏi 1 chút là hàng xuất theo điều kiện FOB, mà bị kiểm hóa tại cảng chuyển tải, thì chi phí kiểm hóa này sẽ do bên nào chịu ạ?
Em cảm ơn anh ạ.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Do người mua chịu nhé bạn
阮俊英 viết
em ở trong ngành ngoại ngữ nhưng cũng có “đá” chút ngành này đọc các bài trên web của anh thực sự thấy thú vị và đáng để học hỏi, chúc anh Anh sức khỏe.
huong viết
anh oi
cho e hoi
Neu Container duoc load len tau A di tu CAI MEP toi SHENGDONG
sau do duoc TRUCKING tu SHENGDONG toi SHANGHAI
roi moi duoc tiep tuc load len tau B di tu SHANGHAI toi PRINCE RUBERT.
vay trong trường hợp như vậy, cang chuyen tai là ở chỗ container được dỡ xuống từ tàu A hay là ở chỗ container được load lên tàu B?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào bạn,
Trường hợp này mình phân tích bạn tham khảo nha:
Port of loading: CAI MEP
Port of tranship: SHENGDONG
port of discharge: SHANGHAI
POrt of destination: PRINCE RUBERT
vậy cảng chuyển tải là ở chỗ container được dỡ xuống từ tàu A nha bạn.
Thủy viết
Em cảm ơn anh đã có nhiều bài viết hữu ích. Em là người mới vào ngành xuất nhập khẩu, đọc bài của anh hiểu hơn, để đỡ bị các anh chị nạt, hihi
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn em, em hãy để các anh chị nạt nhiều vô nhé. Muốn học hỏi kinh nghiệm người khác thì phải có cái giá để trả chứ.
Ngoc Tran viết
Trang thong tin Song Anh that la tuyet . Doc de tiep thu nhat .
Nguyễn Thị Phượng viết
Hôm bữa em gặp một trường hợp về transit port và delivery port , mọi người cứ nói còn mình thì không có kiến thức gì để nói .Đọc xong bài của anh nhiều thắc mắc đã được sáng tỏ.Nhưng em cũng muốn anh giúp em hiểu thêm trường hợp sau.
Cty em muốn kết hợp tất cả các chuyến hàng đi từ cảng HK bằng forwarder của riêng mình.
Kho của forwarder nằm ở cảng HK .
Nhà cung cấp ABC của em ở TQ lộ trình đi là Zhuhai —-> HK Port —> HCM theo term CIF HCM.
Giờ cty em muốn ABC giao hàng đến forwarder của em ở cảng HK rồi sau đó họ sẽ tự kết hợp hàng để về HCM thì họ không đồng ý đi theo term CIF mà muốn đổi sang FOB zhuhai .Anh có thể giúp em lý giải vì sao họ không đồng ý đi theo CIF không ạ.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Chào E,
Vì FOB là nơi bán nơi giao hàng chỉ chịu mọi trách nhiệm đến lan can tàu nơi xuất, còn CIF thì bao gồm bảo hiểm và mọi chi phí đến cảng của nơi đến. như vậy trọng trách và trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, và với CIF thì giá sẽ cao hơn FOB.
E có thể tham khảm và tư vấn lại nên chọn theo hình thức nào cũng như hiểu rõ về ý của dv bên e để chọn cách tốt nhất cho công ty nha.
Bắc viết
Cám ơn bạn rất nhiều. Nội dung trình bày rất dễ hiểu
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn bạn đã ghé website
Đức Thành viết
ngành FWD quả thật mênh mông quá,em mới xin nghỉ Ngân Hàng chuyển qua c.ty dịch vụ vận tải vì cảm thấy thích thú công việc này. Nhưng chuyên ngành khác nhau nên bơ vơ luôn. lần mò vào website cùa Song Ánh xong thấy cảm hứng trở lại, Cám ơn anh Ánh, chúc anh luôn mạnh khỏe để luôn là nguồn cảm hứng cho những newmember như em.
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn em nhé. Chúc em luôn cố gắng và thành công nhé em. Gặp khó đừng có nản, người khác làm được thì mình làm được. Thật ra kiến thức Logistics cũng ko quá nhiều đâu, em dành 1 tháng tập trung nghiên cứu là sẽ hiểu nhiều rồi. Cuối tuần vui vẻ !
Vân Nguyễn viết
Thực sự rất bổ ích. Cảm ơn anh!
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn bạn đã ủng hộ website.
Nguyễn Minh Nguyệt viết
Cảm ơn bạn vì đã mang đến thông tin hữu ích về vận tải trong thương mại quốc tế.
Hy vọng bạn sẽ tiếp tục có những bài viết thiết thực như vậy. 🙂
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn bạn đã thăm website.
NHẬT viết
HAY QUÁ A ÁNH ƠI.. CẢM ƠN A NHÌU NHÉ
Song Ánh Trần viết
Cảm ơn em đã ủng hộ website