• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention

Last Updated on Tháng Tư 4, 2018 By SONGANHLOGS 74 Bình luận

DEM là gì và DET là gì, Tương ứng với 3 chữ viết tắt đầu tiên của Demurrage và Detention. DEM là phí lưu container tại bãi do hãng tàu thu, DET là phí lưu container tại kho do hãng tàu thu. Còn phí Storage là phí lưu cont tại bãi do cảng thu trực tiếp từ khách hàng. Những phí này thu là do lỗi của khách hàng chậm trễ/sớm trong việc sử dụng tài sản container của hãng tàu và chiếm dụng thời gian lưu container tại bãi của cảng.

Trong một số trường hợp chứ không phải hầu hết thì có thể phát sinh thêm phí Storage Charge cảng sẽ thu trực tiếp chủ hàng (Khác với DEM và DET là khách hàng đóng cho hãng tàu), phí Storage charge có liên quan chặt chẽ đến phí DEM.

DEM là gì DET là gì
DEM là gì DET là gì

Rất nhiều bạn nhầm lẫn với các thuật ngữ này trong ngành logistics. Lý do, có 3 bên tham gia vào phí này gồm: cảng, hãng tàu, khách hàng. Thứ 2, Phí này có miễn phí và có tính phí.

Sơ bộ chúng ta có thể tóm tắt 3 nghĩa trên như sau:

DEM – Demurrage: Phí lưu container tại bãi(cảng). Khách hàng đóng trực tiếp cho hãng tàu.

DET – Detention: Phí lưu container tại kho của khách hàng. Khách hàng đóng trực tiếp cho hãng tàu.

Storage Charge: Phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng.

Nội dung

  1. Hiểu Sâu Về DEM, DET, STORGE Charge Cho Hàng Xuất và Hàng Nhập
    1. Phí DEM Là Gì? Demurrage
    2. Phí Storage Charge Cảng Thu Trực Tiếp Khách Hàng
    3. Phí DET Là Gì? – Detention
  2. Free Time Là Gì?
  3. Một Số Chú Ý và Kinh Nghiệm Về DEM/DET
  4. Một Số Lý Do Dẫn Đến Phí DEM và DET
    1. 1. Sai thông tin chứng từ
    2. 2. Nhận chứng từ trễ.
    3. 3. Mất chứng từ
    4. 4. Khai quan và kiểm tra hàng hóa chậm
    5. 5. Giải phóng hàng ở điểm đích chậm
    6. 6. Không tiếp cận được người nhận hàng
  5. Kết Luận

Hiểu Sâu Về DEM, DET, STORGE Charge Cho Hàng Xuất và Hàng Nhập

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng loại phí trên và ví dụ cụ thể. Chú ý là phí này có trong cả hàng xuất và hàng nhập và bạn phải luôn luôn tính toán để không bị thu tiền do thiếu hiểu biết.

Phí DEM Là Gì? Demurrage

Demurrage Charge (DEM) là phí lưu container tại bãi mà hãng tàu thu khách hàng. Bản chất của phí này là cảng sẽ thu của hãng tàu sau đó hãng tàu sẽ thu khách hàng và đóng lại cho cảng theo thoả thuận riêng, phí này được tính trên mỗi đơn vị container. Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian (ngày) miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi và quá thời hạn thì hãng tàu bắt đầu thu phí khách hàng.

Với hàng nhập: Sau khi tàu đến, cảng sẽ phối hợp với hãng tàu dỡ container của bạn lưu tại bãi của cảng và hãng tàu gởi thông báo hàng đến D/O cho bạn đi nhận hàng. Thông thường hãng tàu sẽ cho bạn 1 thời hạn nhất định để chuẩn bị phương tiện kéo container về kho. Thời hạn này tuỳ hãng tàu thường là 1-7 ngày với container khô, và 1-3 ngày đối với container lạnh. Trong thời hạn này bạn hoàn toàn được miễn phí phí DEM. Nhưng nếu bạn lấy hàng sau thời hạn này thì Phí DEM bắt đầu được tính từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng. Phí này được tính với đơn vị là Tiền/ngày/container (tuỳ chủng loại và kích thước container).

Phí DEM tính cho hàng nhập khẩu
Phí DEM tính cho hàng nhập khẩu

Ví dụ: Bạn có một lô hàng nhập khẩu thép phế liệu về cảng Cát Lái. Hãng tàu cho bạn DEM 5 ngày (tức 5 ngày kể từ ngày tàu đến hãng tàu không thu phí DEM của bạn). Trên D/O ghi rõ ngày tàu đến và bạn có thể nhận hàng là ngày 10/03/2020 (mình viết cho tương lai của bạn là một chuyên gia pro trong năm 2020). Tức là quá ngày 15/03/2020 bạn sẽ bị tính phí DEM, hãng tàu không miễn phí cho bạn nữa. Tuy nhiên vì một lý do bộ chứng từ bị chậm trễ, không thể làm thủ tục hải quan để nhận hàng. Bạn phải tu chỉnh chứng từ đến ngày 19/03/2020 bạn mới có thể làm xong hải quan để nhận hàng. Do đó bạn phải chịu phí DEM ngày 16,17,18,19 => Chịu phí DEM cho 4 ngày lưu container tại bãi của cảng. Tức là phí này được tính theo phương pháp cộng dồn luỹ tiến.

Với hàng xuất: Sau khi hãng tàu cấp booking cho bạn, bạn được kéo container đóng hàng và hãng tàu đã định ngày tàu chạy (ETD). Bạn chỉ được hạ (đem container đã đóng hàng ra cảng) trước một thời gian quy định thường là 1-7 ngày hàng khô, 1-3 ngày hàng lạnh. Nếu bạn hạ Container quá sớm thì hãng tàu sẽ charge từ ngày bạn hạ đến ngày tàu chạy trừ đi số ngày được miễn phí. Thường với hàng xuất thì rất ít gặp phải tình trạng tốn phí DEM, bạn sẽ tốn phí này khi bạn bị rớt hàng do thanh lý hải quan trễ và phải đi chuyến sau hoặc do kho bạn quá đầy, tốc độ làm hàng, đầu kéo container không đáp ứng được nhu cầu do đó bạn không thể lưu container của mình tại kho được nữa mà phải kéo container ra cảng.

Phí DEM tính cho hàng xuất khẩu
Phí DEM tính cho hàng xuất khẩu

Ví dụ: Bạn nhận booking , trên booking ghi ETD 10/03/2020, closing time là 9h sáng ngày 10/03/2020. Hãng tàu cho bạn 7 ngày DEM. Có nghĩa bạn chỉ được hạ container xuống cảng trước 7 ngày so với ngày ETD hãng tàu sẽ không thu phí DEM của bạn, hạ sớm hơn sẽ thu. Tức là bạn chỉ được hạ vào ngày 04/03/2020. Bạn đừng làm phép tình trừ nhé, vì tính luôn cả ngày 10/03 là 1 ngày.

Phí Storage Charge Cảng Thu Trực Tiếp Khách Hàng

Đây là loại phí gây khá nhiều nhầm lẫn và tranh cải. Vì nó được tách ra từ phí DEM. Tiếp ví dụ trên, bạn nhập hàng và trễ chứng từ. Cảng lúc này đang giữ hàng của bạn. Thời hạn miễn phí DEM đã hết, bạn phải đóng Storage Charge trực tiếp cho cảng. Phí Storage Charge này có thể được gộp hoặc không được gộp trong phí DEM.

Phí DET Là Gì? – Detention

Phí DET được gọi là phí lưu container tại kho. Phí này bạn đóng cho hãng tàu. Tương tự như phí DET, hãng tàu có thời gian miễn phí và thời gian tính phí DET. Phí này được tính theo ngày và tuỳ thuộc chủng loại,kích thước container.

Với hàng nhập: Phí DET được tính từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí.

Phí DET tính cho hàng nhâp khẩu
Phí DET tính cho hàng nhâp khẩu

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên. Tàu đến ngày 10/03/2020. Hãng tàu cho bạn thời gian DEM 5 ngày, DET 7 ngày. Ban lấy hàng ngày 12/03/2020 bạn hoàn toàn không bị tính phí DEM. Sau khi lấy hàng bạn được 7 ngày DET tức là ngày 18/03/2020 bạn phải trả rỗng. Tuy nhiên vì một lý do làm hàng, bạn trả rỗng ngày 20/03/2020. Như vậy bạn đã trễ 2 ngày so với thời gian miễn phí hãng tàu cho bạn.

Với hàng xuất: Phí DET được tính kể từ ngày hãng tàu cho phép lấy container so với ngày bạn lấy container. Nếu lấy sớm hơn bạn phải trả phí, trễ hơn bạn không bị tính phí DET này.

Phí DET tính cho hàng xuất khẩu
Phí DET tính cho hàng xuất khẩu

Ví dụ: Trên booking ghi ngày ETD 10/03/2020, closing time là 9h sáng ngày 10/03/2020. Khách hàng được lấy rỗng trước 10 ngày tàu chạy. Tức là được lấy vào ngày 01/03/2020 (bạn chú ý phải tính luôn ngày ETD nhé). Tuy nhiên vì số lượng hàng lớn, công suất làm hàng chậm, xưởng quá xa,… bạn phải lấy container sớm hơn. Ngày 28/02/2020 bạn phải lấy rỗng mới có thể đóng hàng kịp thời. Như vậy bạn lấy trước 1 ngày so với ngày miễn phí DET của hãng tàu.

Free Time Là Gì?

Một số hãng tàu sẽ gộp chung thời gian tính phí DEM và DET. Khi gộp chung được gọi là Free Time (Combined free days demurrage; detention). Vì nếu tách riêng DEM và DET sẽ bất tiện và đôi khi bất công với khách hàng. Khi hãng tàu cho bạn Free Time gộp chung giúp bạn cân đối quá trình làm hàng được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Như ví dụ trên lô hàng xuất là 5 DEM, 7 DET. Thay vì như vậy hãng tàu sẽ cho free time 10 ngày bao gồm cả DEM và DET. Bạn được quyền sử dụng trong 10 này này, nếu bạn dùng 3 ngày DEM thì còn 7 ngày DET hoặc bạn dùng 4 ngày DEM thì còn 6 ngày DET.

Một Số Chú Ý và Kinh Nghiệm Về DEM/DET

– Thời gian miễn phí DEM và DET thường tính luôn cho cả ngày nghỉ thứ 7, Chủ Nhật và Ngày Lễ. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới có sự linh động cho khách hàng.

– Đóng hàng tại bãi sẽ không phải chịu phí DET.

– Phí DEM/DET có mức phí khác nhau phụ thuộc vào mỗi hãng tàu.

– Phí DEM/DET/Storage được tính phụ thuộc vào số ngày bị trễ, chủng loại, kích thước container thường container lạnh thu phí này cao hơn rất nhiều.

– Bạn có thể xin thêm hạn miễn phí với phí DEM và DET nếu: Chính sách hãng tàu có áp dụng, uy lực của khách hàng như số lượng volume hàng tháng, mối quan hệ với hãng,…

– Chú ý việc booking hàng, dù bạn làm hợp đồng theo điều kiện nào trong incoterm cũng nên hỏi cả phí thời gian miễn phí DEM và DET tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng.

Một Số Lý Do Dẫn Đến Phí DEM và DET

Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến khả năng hàng hoá bị tính phí DEM/DET/Storage Charge. Sau đây mình liệt kê một vài trường hợp. Bạn lưu ý khi làm hàng.

1. Sai thông tin chứng từ

Vận đơn đến người nhận hoặc ngân hàng người nhận sai thông tin: địa chỉ, tàu bè,.. hoặc chứng từ khác nộp tới hải quan điểm đến như hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xử hàng hoá C/O bị sai lệch và hải quan yêu cầu chỉnh sửa, nếu không hàng sẽ không được xử lý.

Vì thế khi container đã đến cảng, người nhận sẽ không nhận được lệnh giao hàng (Delivery Order) do chứng từ chưa được sửa chữa, container sẽ phải gánh chịu phí Dem/Det.

2. Nhận chứng từ trễ.

Việc này xảy ra khi chứng từ cần để thông quan hàng như vận đơn, C/O, packing lists không đến người nhận kịp lúc. Vấn đề này xảy ra do:

– Lỗi ở người gửi hàng, không chuẩn bị chứng từ đầy đủ, kĩ càng, đợi “Nước tới chân mới nhảy”

– Hãng tàu chậm trễ trong việc phát hành vận đơn: lỗi hệ thống, …

– Delays do ngân hàng chỉ định (nominated bank) nếu mua bán L/C và chứng từ không đến ngân hàng phát hành (issuing bank) kịp lúc.

3. Mất chứng từ

Vấn đề này rất thường xảy ra. Có nhiều trường hợp chứng từ bị mất trong quá trình vận chuyển và đau đầu nhất là mất vận đơn. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian để lấy lại vận đơn nếu vận đơn gốc bị mất.

4. Khai quan và kiểm tra hàng hóa chậm

Chứng từ đầy đủ, container tới cảng đích và người nhận khai quan để lấy hàng. Ở tất cả các quốc gia, người nhận được yêu cầu phải cung cấp chi tiết thông tin hàng nhập khẩu.

Những thông tin trên chứng từ hải quan này phải khớp với chi tiết trên hóa đơn thương mại được nộp cùng với chứng từ hải quan.

Đặc biệt, hải quan tập trung kiểm tra HS code để đảm bảo hàng được phân loại và khai quan đúng. Việc khai sai Hs code sẽ phải nộp phạt và công ty sẽ bị dính vào dạng tình nghi khi nhập các lô hàng sau.
Chậm trễ trong việc kiểm hàng trong những trường hợp trên rất thông thường và không có khung giờ cố định để ước tính thời gian cho việc này.

5. Giải phóng hàng ở điểm đích chậm

Giải phóng hàng ở điểm đích có thể bị trì hoãn do hãng tàu nhận hóa đơn gốc chưa được ký hậu.
Ví dụ, vận đơn theo lệnh “To Order of Shipper” chưa được ký hậu bởi người gửi hàng (shipper) và đến tận khi vận đơn được gửi tới người nhận thì mới phát giác. Điều này đồng nghĩa vận đơn phải được gửi lại shipper để ký hậu và gửi trả lại người nhận.

Một lý do khác cho sự trì hoãn là hãng tàu chưa nhận được tiền từ người nhận ở điểm đích. Điều này bắt nguồn từ việc người nhận không hiểu rõ Incoterms được áp dụng, cho rằng tất cả phụ phí local charge phải được thanh toán bởi người gửi hàng.

6. Không tiếp cận được người nhận hàng

Cuối cùng, có lúc hãng tàu không thể tiếp cận người nhận được đề cập trên vận đơn, phần lớn là lô hàng đã bị bỏ bởi người gửi hàng, người nhận hoặc cả 2 nhưng không hề thông báo đến hãng tàu.

Kết Luận

Phí DEM, DET, Storage Charge xuất hiện cả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Phí DEM là thời gian lưu container tại bãi của cảng, phí DET là thời gian bạn được mượn container về kho. Cả 2 loại phí này bạn đóng trực tiếp cho hãng tàu.

Storage Charge là phí lưu container tại bãi của cảng và đóng trực tiếp cho cảng.

3 loại phí này đều áp dụng cho cả việc làm hàng container hoặc hàng lẻ (hàng FCL và LCL).

Như các bạn đã thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến phí DEM/DET nhưng phần lớn là phòng tránh được nếu các bên tham gia xem xét kỹ tất cả thông tin liên quan đến chuyến hàng như: chuẩn bị bộ chứng từ kỹ, nắm rõ các quy trình khai hải quan điện tử, trước khi đặt booking nên hỏi trước những thời hạn này cho từng loại phí…

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống!

No related posts.

Thuộc chủ đề:Vận Chuyển Sea-Air

Nói về SONGANHLOGS

SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
Xin chân thành cảm ơn!

Bình luận

  1. Huyền viết

    Tháng Mười 21, 2020 lúc 2:31 chiều

    Ad ơi, cho em hỏi là hàng của em là hàng LCL (tăm hương) xuất từ VN đi Chennai, khi giao hàng sang cảng nhập thì các phí DEM, DET, STORAGE sẽ tính như thế nào ạ (Vì em thấy có 1 bài viết là những phí này chỉ dành cho hàng full cont FCL nhưng em thấy ad viết là áp dụng cho cả hàng lẻ). Và nếu lấy hàng muộn từ warehouse thì có bị phát sinh thêm phí gì không ạ?
    Vì bình thường nếu xuất theo cont thì vẫn xin được 14 days freetime at dest (hàng tăm hương bên Ấn bị hải quan giữ lại phê duyệt lâu vì mới có luật mới nên cần xin thêm freetime).
    Nhưng em hỏi bên consolidator thì họ bảo hàng lẻ không xin được thêm freetime mà sau khi hàng được khai thác về kho CFS thì trong 2 ngày phải lấy hàng luôn, nếu không thì sẽ phát sinh storage và warehouse.
    QUOTE**
    From the date of de-stuffing Two days is on free storage, from 3th day – 7th day (INR 570/GRID) 1GRID = 2 CBM
    cái này là phí storage nhé!
    Còn đây là phí warehouse
    1. Rs. 250/- : up to Value of Rs.2.5 Lacs.
    2. Rs.500/- : between Rs. 2.5 Lacs & Rs.5 Lacs
    3. RS.1000/-: above 5 lacs.

    Trả lời
    • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

      Tháng Mười 22, 2020 lúc 10:07 sáng

      Chào bạn,
      Phí DEM, DET và STORAGE là áp dụng cho hàng cont là đúng và thường tùy theo hãng tàu sẽ được free 7 ngày, 13 ngày hoặc 21 ngày tùy vào mức độ cho phép, còn về hàng LCL thì ko bị phí DEM & DET mà chỉ bị phí lưu kho ( storage) thôi bạn nha, phí này được tính sau khi LCL về kho 2 ngày là bạn phải lấy hàng ra, phí này được tính dựa theo CBM số khối lô hàng của bạn, phí này là do cảng vụ trực tiếp thu nên để xin thêm free với bất cứ lý do thì cực kỳ khó vì họ có quy cách tính rồi.

      Trả lời
  2. Duyen viết

    Tháng Chín 15, 2020 lúc 3:18 chiều

    Bên e đi hàng dầu điều, xuất đi Hàn Quốc, thường bên e sẽ đóng hàng trước etd 2 ngày nên k quan tâm phần phí này, nhưng đợt dịch qua hàng tồn kho nên bên e cần giải phóng hàng đi sớm hơn thường lệ, ví dụ etd 30/09 thì ngày mấy e được cho hàng ra cảng mà không tốn phí lưu kho bãi ạ? vì bên broker báo bên e chỉ được hạ trước 5 ngày, là 25/9 hàng ra cảng, còn sớm hơn thì phải chịu phí là 175.000/contairner/ngày. Có đúng k ạ?
    Em cảm ơn

    Trả lời
    • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

      Tháng Chín 15, 2020 lúc 4:31 chiều

      Dear Em,

      Đúng rồi e nha, ngày 25/9 cont của e mới được hạ tại cảng là chính xác.
      Đa số các cảng đều cho Free 7 ngày so với ngày ETD, vì vậ: ETD của e là 30/09 thì tính lùi lại e hạ ngày 25 là sớm nhất có thể nếu ko bị phạt phí detention của cảng, và đó là điều đầu tiên cho xnk mình cần tính đúng ngày hạ cont phù hợp. (sớm quá thì bị tính phí detention, trể quá thì bị trể giờ cut off hàng).

      Trả lời
  3. Võ Thị Nguyệt Diễm viết

    Tháng Bảy 16, 2020 lúc 9:39 sáng

    Cho em hỏi xíu ạ. Về storage ở hàng nhập , bên em qua CNC nên được free 7 ngày. Hàng về ngày 12/07 thì hạn lệnh tới 18/07 . Qua ngày 18 sẽ bị tính phí lưu bãi.
    Vậy cho em hỏi vì lí do chứng từ shipper gửi trễ nên không thể lấy hàng vào ngày 18/07, vậy việc đi gia hạn lệnh nó có giống với việc bị charge phí lấy hàng trễ không ạ ?

    Trả lời
    • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

      Tháng Bảy 16, 2020 lúc 11:07 sáng

      chào Em,
      nó khác nhau nha e, khi quá 7 ngày e vẫn chưa rút cont ra khỏi cảng, thì e đóng tiền để gia hạn lệnh lấy cont tại hảng tàu (phí này hãng tàu thu), còn phí charge lưu bãi ở cảng thì cảng sẽ tính theo từng ngày lưu bãi tại cảng nha e.

      Trả lời
  4. Loan viết

    Tháng Năm 12, 2020 lúc 9:28 sáng

    Khi phát sinh lỗi DEM/DET, có phải lúc nào người nhập khẩu khi làm thủ tục với hãng tàu đều phải chịu phí này không ạ?
    VD, Do người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho người nhận khẩu muộn, dẫn đến việc làm thủ tục muộn và có phát sinh DEM, thì ai sẽ là người chịu phí này? người nhập khẩu phải thanh toán phí này cho hãng tàu nên người nhập khẩu phải chịu?

    Trả lời
    • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

      Tháng Năm 12, 2020 lúc 10:32 sáng

      chào bạn,

      Phí DEM/DET được tính bởi hãng tàu nhập khẩu và người nhập khẩu phải chịu phí này và thanh toán cho hãng tàu.
      còn lý do : nếu do shipper gửi chứng từ về trễ ko kịp rút hàng thì nhà nhập khẩu nói chuyện thương lượng hoặc quy trách nhiệm với shipper để họ đồng ý trả tiền phí lưu này lại cho bạn(bởi vì họ sai) nhà nhập khẩu không làm sai.

      Trả lời
  5. Mona viết

    Tháng Năm 2, 2020 lúc 10:06 chiều

    Chào bạn!
    Bạn có thể cho mình hỏi đối với phí DEM của hàng xuất, hãng tàu sẽ tính từ ngày đội Ops đi chọn vỏ rỗng hay từ ngày bắt đầu kéo cont ra khỏi bãi ak?
    Vì đối với doanh nghiệp, thông thường sẽ cần thời gian từ 1/2 ngày-1 ngày để mở tờ khai xuất, do đó cũng yêu cầu Ops cung cấp số cont/seal trước 1 ngày nên ngày chọn vỏ và kéo vỏ thực tế không cùng 1 ngày.
    Mong phản hồi từ bạn!

    Trả lời
    • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

      Tháng Năm 3, 2020 lúc 1:39 chiều

      Khi bạn lấy cont ra khỏi cảng bạn nha.
      Vì DEM là chi phí lưu cont tai cảng.

      Trả lời
  6. Nhi viết

    Tháng Tư 22, 2020 lúc 4:24 chiều

    Chào ad. Theo như bài viết của ad: “Ví dụ: Bạn có một lô hàng nhập khẩu thép phế liệu về cảng Cát Lái. Hãng tàu cho bạn DEM 5 ngày (tức 5 ngày kể từ ngày tàu đến hãng tàu không thu phí DEM của bạn). Trên D/O ghi rõ ngày tàu đến và bạn có thể nhận hàng là ngày 10/03/2020 (mình viết cho tương lai của bạn là một chuyên gia pro trong năm 2020). Tức là quá ngày 15/03/2020 bạn sẽ bị tính phí DEM, hãng tàu không miễn phí cho bạn nữa. Tuy nhiên vì một lý do bộ chứng từ bị chậm trễ, không thể làm thủ tục hải quan để nhận hàng. Bạn phải tu chỉnh chứng từ đến ngày 19/03/2020 bạn mới có thể làm xong hải quan để nhận hàng. Do đó bạn phải chịu phí DEM ngày 16,17,18,19 => Chịu phí DEM cho 4 ngày lưu container tại bãi của cảng.”
    => Mình thắc mắc tại sao doanh nghiệp lại không chịu phí DEM ngày 15/03 luôn vậy ad? D/O là ngày 10/3/2020, hãng tàu cho DEM 5 ngày tức doanh nghiệp sẽ đc free dem trong các ngày 10,11,12,13,14/3 cho nên ngày 15/3 doanh nghiệp sẽ bị charge phí dem chứ đúng hok ad?

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Tư 23, 2020 lúc 1:27 chiều

      Chào bạn,

      Hạn lệnh tính từ ngày 10/03, được miễn phí 5 ngày tức là sẽ được miễn phí trong các ngày 10 – 11 – 12 -13 – 14, qua ngày 15/03 là phải chịu phí lưu cont 1 ngày rồi. Bạn tính đúng rồi nhé bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và góp ý, bên mình sẽ điều chỉnh lại thông tin cho phù hợp bạn nhé !

      Trả lời
      • Nguyen Nguyen viết

        Tháng Tám 11, 2021 lúc 2:49 chiều

        Một số bài viết trên mạng đều viết: Đối với nhập khẩu ( không tính ETA là 1 ngày) khi xác định mốc thời gian tính Dem/Det
        Còn Đối với hàng xuất khẩu ( tính ETD là 1 ngày) khi xác định mốc thời gian tính Dem/Det
        (Giống như bài viết này)
        Nhưng e đọc phản hồi thấy thế này thì xin đính chính tính theo cái nào mởi đúng ạ. Vì e cũng mới vào ngành nên khá là hoang mang ạ.

        Trả lời
        • Song Ánh Logs Support viết

          Tháng Tám 16, 2021 lúc 10:20 sáng

          Chào bạn,

          Mình ví dụ cụ thể thế này nhé, ví dụ container hàng nhập về cảng đích là cảng Cát Lái, cont’ lên bãi ngày 16/08/2021 và thời hạn miễn phí lưu cont là 5 ngày thì 5 ngày này bạn tính như sau: 16, 17, 18, 19, 20 (tính luôn ngày 16 đó bạn)

          Trả lời
  7. Hoàng Ngọc viết

    Tháng Hai 12, 2020 lúc 6:23 chiều

    AD cho mình hỏi,ví dụ hãng tàu cho free 5 ngày,tầu cập ngày 1/1/2020 lấy hàng ngày 4/1/2020.hạ rỗng ngày 6/1/2020 hãng tàu CMA như thế hạ vỏ có quá hạn ko,lái xe đang phải chịu tiền quá hạn.

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Hai 13, 2020 lúc 1:53 chiều

      Chào bạn,

      5 ngày là DEM thôi đúng không bạn, còn DET là bao nhiêu ngày vậy bạn

      Trả lời
  8. Dương Lê viết

    Tháng Sáu 5, 2019 lúc 4:27 chiều

    Cho mình hỏi về cách tính phí DEM hàng nhập trong ví dụ đầu tiên (nhập thép về Cát Lái), bạn ghi: “Hãng tàu cho bạn DEM 5 ngày (tức 5 ngày kể từ ngày tàu đến hãng tàu không thu phí DEM của bạn). Trên D/O ghi rõ ngày tàu đến và bạn có thể nhận hàng là ngày 10/03/2020”, Theo mình hiểu DEM tính từ ngày tàu đến thì 5 days free DEM sẽ là ngày 10, 11, 12, 13, 14. Phí DEM sẽ bị tính kể từ ngày 15, 16, 17, 18, 19. Vậy đến ngày 19 mớ pick up hàng thì sẽ bị charge phí DEM là 5 ngày (thay vì 4 như trên do ko tính ngày 15). Bạn check lại giúp mình nếu mình hiểu sai nhé?
    Tks

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Tư 23, 2020 lúc 4:25 chiều

      Chào bạn,

      Bạn hiểu đúng rồi bạn nhé, cảm ơn bạn đã quan tâm đến web và phản hồi thông tin bạn nhé.
      Bắt đầu từ ngày 10/03,được miễn phí 5 ngày tính từ ngày 10/03, tức là 10-11-12-13-14, qua ngày 15 là sẽ bị tính tiền lưu cont

      Trả lời
  9. tuấn viết

    Tháng Tư 9, 2019 lúc 8:16 sáng

    Phí DEM là phí hàng lưu trong container nằm ngoài bãi cảng bị quá hạn. (nghĩa là hàng lưu bị quá hạn)

    Phí Storage Charge là phí container lưu ngoài bãi cảng bị quá hạn. (cont lưu bị quá hạn)

    Đương nhiên chiếm dụng của ai thì đóng phí cho người đó.

    Trả lời
  10. Bách béo viết

    Tháng Hai 13, 2019 lúc 6:46 sáng

    tình hình là mình có làm 1 lô hàng cont tại hải phòng, ngày hết hạn (Dem) là đúng ngày thứ 7, vì thứ 7 và cn bên hãng tàu nghỉ nên chiều thứ 6 cty mình chuyển khoản cho hãng tàu số tiền bằng 3 ngày lưu kho tiếp theo. Ngay hôm sau ( hôm thứ 7) là mình đã lấy hàng rồi nhưng khi yêu cầu bên hãng tàu đối chiếu thì họ lại từ chối trả lại số tiền mình chuyển thừa với lý do là do bên mình tự ý chuyển thừa nên họ xuất hóa đơn lưu cont 3 ngày ( thay vì chỉ 1 ngày trên thực tế), nên lên đây cầu cứu xem có cách nào nói chuyển về pháp lý hay có cách nào để giải quyết vấn đề này ko.

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Tư 8, 2019 lúc 10:27 sáng

      Thật sự về pháp lý mình cũng không rành lắm, cũng tùy hãng tàu và cách làm việc bên mình nữa bạn.
      Bạn nên rút kinh nghiệm lần sau để khỏi rắc rối nha, lệnh hết hạn đúng ngày t7 thì mấy giờ ngày thứ 7 22h hay 23h59, nếu hết ngày thứ 7 nhưng không chắc có lấy cont kịp hay không thì bạn chỉ nên chuyển tiền gia hạn thêm 1 ngày là gia hạn đến hết ngày chủ nhật thôi, CN mà không kịp thì sáng T2 gia hạn tiếp rồi kéo cont.
      Trong TH, thứ 6 bạn chuyển tiền 3 ngày, dù sao bạn cũng phải lên hãng tàu đóng dấu gia hạn thì bạn nên thỏa thuận trước là mình không lấy hóa đơn liền mà chỉ là đóng tạm thu để gia hạn thêm 3 ngày, sau này có đầy đủ phiếu nâng, phiếu hạ rồi lên quyết toán sau thì như thế nào, khi đó bạn hãy đưa ra phương án chuyển bao nhiêu tiền

      Trả lời
  11. Bách béo viết

    Tháng Hai 13, 2019 lúc 6:13 sáng

    Hiện tại mình đang làm thủ tục nhập khẩu cho 1 công ty,
    tuần trước tết có làm 1 lô hàng nhưng phải thanh toán trước tiền lưu công (DEM) mà bên mình đã chuyển thừa 2 ngày phí, giờ liên hệ với hãng tàu đòi lại tiền mà hãng tàu nhất quyết không trả. không biết ở đây có ai biết cách nào chỉ giúp mình với…

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Ba 1, 2019 lúc 9:30 sáng

      Cái này tùy hãng tàu nên mình cũng không biết làm sao nữa bạn, nhưng những lần sau khi không biết sẽ lưu cont bao nhiêu ngày thay vì đóng tiền lấy hóa đơn, bạn nên đóng tiền tạm thu thôi, lấy phiếu thu trước, sau này xong xuôi bạn lên hãng tàu thanh toán phiếu thu, nếu dư trả lại rồi mới xuất hóa đơn chính thức

      Trả lời
  12. LAN PHAM viết

    Tháng Mười 12, 2018 lúc 3:42 chiều

    Vui lòng cho mình hỏi, lô hàng của mình gồm 25 cont. 24 cont đã về trước, 1 cont bị rớt lại chuyến sau. Thời gian free days cho phép 14 ngày đã hết cho 24 cont về trước. Vậy 1 cont rớt lại chuyến sau thì free day được áp dụng như thế nào ạ?
    Xin cám ơn Admin.

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Ba 1, 2019 lúc 9:27 sáng

      Trường hợp này cho mình hỏi lại là bạn đợi cont còn lại về rồi mới làm thủ tục hay tách bill chia thành 2 lô hàng riêng, 24 cont lấy trước, 1 cont về lấy sau ?

      Trả lời
  13. Minh Nguyen viết

    Tháng Bảy 17, 2018 lúc 7:23 sáng

    DEM/DET charge bao gồm trong THC (Terminal Handling Charge) có phải không? Trong THC còn nhiều loại phí khác nữa.

    Trả lời
    • Song Ánh Trần (Mr.) viết

      Tháng Bảy 18, 2018 lúc 3:34 chiều

      không phải nhé bạn

      Trả lời
  14. Gia Hân viết

    Tháng Sáu 11, 2018 lúc 7:13 sáng

    trên kia bạn có ghi thuật ngữ này áp dụng cho cả hàng FCL và LCL. Xin lỗi bạn nhưng liệu có phải mình sai không vì mình luôn nghĩ thuật ngữ DEM DET chỉ dành cho hàng FCL.
    Thanks bạn rất nhiều

    Trả lời
  15. Tiên viết

    Tháng Tư 3, 2018 lúc 1:22 chiều

    Bài viết có các ví dụ rất cụ thể, rất cảm ơn tác giả đã bỏ thời gian ra chia sẽ những thông tin khá hữu ích!

    Trả lời
  16. DAISY viết

    Tháng Mười Hai 28, 2017 lúc 10:04 sáng

    Cho em hỏi: Nếu ETD: 20 JAN, 5DEM, 5DET thì shipper phải lấy cont rỗng vào ngày 10 Jan và phải hạ cont vào ngày 14 Jan (tính luôn ngày 10 Jan là 1 ngày) và bắt đầu tính DEM từ ngày 15 Jan hay sao ạ. Em cảm ơn

    Trả lời
  17. longbui viết

    Tháng Mười Hai 26, 2017 lúc 4:59 sáng

    chào anh Song Ánh,
    Em có hợp đồng sale trong đó có ghi là ” 14 days combined free time allowed at destination port”
    Anh có thể giúp em xem là gồm cả DEM và DET là 14 ngày tại cảng đến đúng kok ạ ?

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Sáu 4, 2020 lúc 10:48 sáng

      Chào bạn,

      DEM DET 14 days combined có nghĩa là DEM DET dùng chung luôn đó bạn, hiểu đơn giản bạn có được 14 ngày miễn phí lưu cont tại cảng và tại kho, trong vòng 14 ngày phải lấy cont ra khỏi cảng và trả rỗng xong thì không tốn phí.
      Ví dụ cont lên bãi ngày 01, mà ngày 05 bạn lấy cont ra khỏi cảng thì đã dùng hết 5 DEM, còn lại 9 DET, tới ngày 14 phải trả rỗng, còn để qua ngày 15 mới trả rỗng thì đóng phí 1 ngày.

      Trả lời
  18. Thọ viết

    Tháng Năm 5, 2017 lúc 2:59 sáng

    cho mình hỏi một chút, phí FYTO validation là phí gì vậy, mình nhập hàng gỗ từ Ciney (Bỉ) về Hải Phòng

    Trả lời
  19. Thuong viết

    Tháng Một 12, 2017 lúc 4:41 sáng

    Em chưa hiểu lắm về cách tính DEM/DET, anh giải đáp giúp em với ạ.

    Nếu lô hàng chạy ngày 15/1, và hãng tàu cho 7 DEM/ 5 DET thì mình phải kéo cont hạ hàng từ ngày nào mới không bị tính phí ạ? và tại sao DET lại nhỏ hơn DEM ?

    Em cảm ơn!

    Trả lời
    • SUBI viết

      Tháng Mười Hai 28, 2017 lúc 10:25 sáng

      Cho em hỏi hỏi thời gian tính DEM/DET đều tính lùi theo ngày ETD hay sao ạ? Ví dụ 7DEM/5DET, ETD là 15 thì ngày tính DET là ngày 11. còn DEM là ngày 9 hay sao ạ?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Ba 1, 2019 lúc 9:24 sáng

        Mình thấy hãng tàu tính bắt đầu từ ngày đủ cont có vị trí trên bãi đó bạn, ví dụ lô hàng có 15 cont, cont cuối cùng lên bãi là ngày 15 thì bắt đầu tính từ ngày 15 là 1 ngày

        Trả lời
  20. Huyen viết

    Tháng Mười Hai 14, 2016 lúc 2:28 sáng

    Em chào anh!
    Cho em hỏi về DEM và DET ạ, bên em là bên nhập. Hãng tàu báo 14 DEM và 3 DET có nghĩa là khi hàng về đến cảng, bên em có 14 ngày lưu cont tại cảng và có 3 ngày để dỡ hàng từ cont vào kho cty đúng ko ạ? Em chưa hiểu lắm về DET. Anh chỉ giúp em ạ. Em cảm ơn!

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Ba 1, 2019 lúc 9:20 sáng

      Đúng rồi đó bạn, nghĩa là bạn được miễn phí 14 ngày lưu cont tại cảng và 3 ngày lưu cont tại kho

      Trả lời
      • Võ Thị Nguyệt Diễm viết

        Tháng Bảy 16, 2020 lúc 9:45 sáng

        hi anh, cho em hỏi việc hết hạn lệnh lưu bãi đi gia hạn và việc bị charge phí lưu bãi là giống hay khác nhau ạ

        Trả lời
        • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

          Tháng Bảy 16, 2020 lúc 11:05 sáng

          Chào Em,
          Phí gia hạn lệnh lưu bãi là của hãng tàu, phí charge lưu bãi là của cảng nên 2 cái phí này khác nhau nha e.

          Trả lời
  21. Trương Ngọc Minh Trâm viết

    Tháng Mười Một 22, 2016 lúc 1:29 sáng

    Chào anh,
    Anh cho em hỏi khi đại lý cho em DEM/ DET/ STO: 14/ 14/ 5 cho lô hàng nhập thì em phải hiểu thế nào vậy ạ? vì em thấy mâu thuẫn giữa thời gian DEM và STO (Cty em chưa có giấy phép trong khi ngày 24/11 này hàng về đến (theo như thông báo hàng đến)
    Em cảm ơn anh nhé,
    Chúc anh 1 ngày tốt lành

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Sáu 4, 2020 lúc 10:35 sáng

      Chào bạn,

      DEM/ DET/ STO: 14/ 14/ 5 cho lô hàng nhập thì có nghĩa là bạn được miễn phí lưu container tại cảng là 14 ngày, miễn phí lưu container tại kho là 14 ngày, miễn phí lưu bãi tại cảng là 5 ngày.
      DEM, DET là hãng tàu thu, STO là cảng thu.
      Ví dụ từ ngày hàng của bạn cập cảng thì trong vòng 14 ngày bạn được miễn phí lưu cont (DEM), nếu qua ngày thứ 15 thì phải chịu phí lưu cont 1 ngày + STO 10 ngày. Tuy nhiên nếu đến ngày thứ 7 bạn lấy cont thì sẽ không tốn phí DEM nhưng lại tốn phí STO 2 ngày vì STO chỉ được miễn phí 5 ngày mà thôi.

      Trả lời
  22. Crystal viết

    Tháng Mười 10, 2016 lúc 2:18 sáng

    Dear Song Anh Tran, cho mình hỏi
    The Delivery Order have a valid for take the cargo to the end of date (Lệnh có giá trị nhận hàng đến hết ngày) là phí DEM hay DET?

    Trả lời
    • Song Ánh Logs Support viết

      Tháng Tư 16, 2019 lúc 11:45 sáng

      Lệnh có giá trị đến hết ngày……..thì này là hạn lưu cont nha bạn, thông thường các hãng tàu sẽ ghi hạn trả rỗng trên phiếu hạ rỗng, ví dụ: thời hạn trả rỗng đến hết ngày……….

      Trả lời
  23. Song Ánh Trần viết

    Tháng Chín 19, 2016 lúc 11:22 sáng

    Chào em,
    Em không thể tính phép tình trừ được. Vì tính luôn cả ngày tàu chạy và ngày lấy rỗng nhé em. Ví dụ, em lấy ngày 7, tàu chạy ngày 15. Thì mình sẽ đếm 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 vậy là trước 9 ngày nhé em.
    Chúc em thành công!

    Trả lời
  24. nguyễn trọng trí viết

    Tháng Chín 17, 2016 lúc 9:29 sáng

    Chào anh Ánh!
    rất cảm ơn bài viết của anh nhưng em thật sự vẫn còn thắc mắc về ví dụ của anh, mong nhận được giải thích rõ hơn từ anh.
    theo cách hiểu của em ( không biết đúng không ) thì hiểu đơn giản:
    Ví dụ lô hàng xuất
    DEM = 7: ta phải trả cont có hàng về bãi của cảng trước thời điểm tàu chạy 7 ngày
    DET = 7 : ta có 7 ngày để lấy rỗng, đóng hàng và trả cont về bãi của cảng kể từ thời điểm ta lấy rỗng.
    em không hiểu sao lại phải lấy cont rỗng trước 7 ngày tàu chạy mà không thể lấy trước đó. ví dụ tàu chạy ngày 15 thì anh nói phải lấy rỗng trong vòng từ ngày 9, 10, 11, 12,13 ,14 ,15. giả sử e lấy rỗng ngày 7, e đóng hàng và trả cont có hàng lại bãi của cảng vào ngày 10 đi. thì lúc đó DET cũng không quá 7 ngày và DEM cũng không quá 7 ngày. rất mọng nhận được sự giải thích dễ hiểu hơn từ anh. e cảm ơn anh

    Trả lời
    • Thủy viết

      Tháng Mười Hai 19, 2016 lúc 8:12 sáng

      Mình chưa hiểu nhiều về ngành này nhưng cũng hiểu. Thế này, nếu bạn kéo cont sớm nv thì bạn đã chiếm thời gian sử dụng cont lâu, nv hãng tàu ko xoay vòng đc cont cho những shipper khác=> lợi nhuận của hãng tàu sẽ giảm. Nên họ chỉ tính lùi theo từ ngày ETD là đúng rồi.

      Trả lời
  25. Thuong viết

    Tháng Tám 1, 2016 lúc 9:08 sáng

    Anh cho em hỏi vấn đề này nhé:
    Trên Booking ETD: 29/7, shipper báo lùi booking 1 tuần thành ETD 5/8. Shipper kéo cont từ ngày 26/7. Và hãng tàu cho DEM/DET combine là 9 ngày. Đến ngày 1/8 thì họ cho hàng hạ bãi sớm. Vậy họ có bị charge phí DEM/DET phát sinh nữa không ạ?
    Em cảm ơn!

    Trả lời
    • Song Ánh Trần viết

      Tháng Tám 1, 2016 lúc 7:48 chiều

      Trong trường hợp tàu bị delay do hãng tàu thì không charge phí. Nếu bản đổi tàu ( lùi booking qua tàu khác) thì bạn phải trả phí nhé.

      Trả lời
      • Thư viết

        Tháng Tư 3, 2021 lúc 1:42 chiều

        nếu như phải trả phí là trả phí từ ngày 26/7 –> 28/7 là 2 hay 3 ngày vậy ạ ?

        Trả lời
        • Song Ánh Logs Support viết

          Tháng Tư 5, 2021 lúc 4:06 chiều

          Chào bạn,

          26 – 27 – 28 là 3 ngày nhé bạn

          Trả lời
  26. Quynh viết

    Tháng Mười Hai 3, 2015 lúc 3:49 sáng

    Cho mình hỏi, lô hàng của mình đc free 14 days DEM và 14 days DET, tại sao trên lệnh thì ghi là free storage period up to 30/11 . ETA là 26/11. Vậy cái free storage này là gì? Sao được free 14 days mà lệnh lại hết hạn sớm như vậy.

    Trả lời
    • Song Ánh Trần viết

      Tháng Mười Hai 3, 2015 lúc 4:28 sáng

      Chào bạn Quỳnh,
      Nhiều khi sale xác nhận freetime cho bạn nhưng trên hệ thống hãng tàu chưa update thì có thể sẽ khác nhau. Bạn nên hỏi lại sale. Nếu Hàng của bạn là hàng nhập bạn nên yêu cầu shipper xác nhận lại với hãng tàu về freetime.
      Chúc bạn ngày vui vẻ. Thanks.

      Trả lời
    • Ngoc viết

      Tháng Sáu 15, 2017 lúc 9:31 sáng

      Storage là thường là phí lưu bãi, cái này tùy từng bãi họ áp dụng và thường hãng tàu sẽ thu hộ cho bãi.

      Trả lời
  27. Song Ánh Trần viết

    Tháng Mười Một 29, 2015 lúc 7:49 sáng

    1. DEM và DET tính luôn ngày lấy cont nhe bạn. Như vậy ngày dc lấy container là ngày 9-10-11-12-13-14-15. Chú ý tính luôn ngày lấy cont và ngày tàu dời cảng ( theo booking) do đó bạn chú ý nếu làm phép trừ thì cộng thêm 1 ngày nhé.
    2. Thời gian DEM dc tính trước ngày tàu chạy do đó thời gian bốc xếp hàng ở cảng tính trong DEM.

    Trả lời
  28. Đặng Thương viết

    Tháng Mười Một 28, 2015 lúc 9:46 sáng

    ad ơi, em có thắc mắc là:
    1.với hàng xuất đc free 7DEM và 7DET, nếu dự kiến tàu đến cảng xếp là 15/12 thì ngày 8/12 bắt đầu đc free DET, khi đó shipper đc phép kéo vỏ cont từ cảng về kho của shipper để xếp hàng vào cont. vậy còn 7DEM thì tính từ ngày nào ạ?
    2. thời hạn free DEM có bao gồm cả thời gian xếp dỡ hàng tại cảng k ạ?
    tks ad nhiều!!!

    Trả lời
  29. Minh khanh viết

    Tháng Mười Một 17, 2015 lúc 9:19 sáng

    Xin hỏi, hàng nhập 1 x 40′, lưu cont tại cảng 10 ngày mới ra cửa khẩu, hàng vẫn trên cont lưu tại cửa khẩu 5 ngày, giúp mình tính phí phải trả cho hãng tàu, xin cảm ơn!
    (DEM 4 ngày free, Det 3 ngày free)

    Trả lời
    • Song Ánh Trần viết

      Tháng Mười Một 17, 2015 lúc 10:36 sáng

      Chào bạn,
      Mỗi hãng tàu cho 1 thời gian DEM và Det khác nhau và giá của từng hãng tàu cũng khác nhau với mỗi ngày lưu cont. Việc này bạn nên hỏi hãng tàu bạn đang đi tính phí bao nhiêu cho ngày DEM và bao nhiêu cho ngày DET. Theo như câu hỏi của bạn thì bạn đã sử dụng 10 DEM và 5 ngày DET. Do được free 4 ngày DEM nên bạn chỉ trả phí : 6 ngày DEM và 5 ngày DET. ( DET không được miễn phí vì đã quá ngày thứ 7 bạn vẫn chưa trả container cho hãng tàu)
      Chúc bạn mọi việc tốt lành.

      Trả lời
      • TUAN THANH viết

        Tháng Tư 14, 2017 lúc 10:27 sáng

        Dear Anh Song Ánh,

        Em thấy trên bài viết kia ở hàng nhập khẩu, có ví dụ là 7 dem 5 det và anh diễn giải là hết 7 ngày lưu cont vẫn còn 5 ngày lấy cont và trả cont lại bãi.

        Như thế em nghĩ lại mâu thuẫn với câu trả lời này, anh giải thích cụ thể giúp em với ạ

        Thanks anh vì các bài viết hay !

        Trả lời
      • Nguyễn Thuỳ viết

        Tháng Tám 3, 2017 lúc 1:12 sáng

        Ad ơi e vẫn không hiểu. Bạn trên có nói là free Dem 4 ngày và Det 3 ngày thì chỉ trả phí vượt Det free là 2 ngày thôi chứ ạ? Sr vì e mới tìm hiểu cái này nên không hiểu rõ lắm ạ

        Trả lời
  30. Thu Le viết

    Tháng Mười 20, 2015 lúc 4:01 sáng

    Chào Ms. Tanya,
    Bạn đã có câu trả lời chưa? Mình trả lời câu hỏi của bạn như bên dưới nhé!
    – O/F: $90/20′
    – THC: $90/20′
    – Seal: $8/Box
    – Bill: 660,000vnd/ set
    – Telex release: 400,000vnd/ per (nếu bạn lấy bill gốc từ hãng tàu, sẽ không có phí này)
    Bạn tham khảo nhé!

    Trả lời
    • Song Ánh Trần viết

      Tháng Mười Một 3, 2015 lúc 3:33 sáng

      Cảm ơn câu trả lời chi tiết của bạn.

      Trả lời
  31. Ms. Tanya viết

    Tháng Bảy 16, 2015 lúc 4:13 sáng

    “Dear Ms Nu,
    HCM – PGU (Fre: Wed): USD 90/220/220
    HCM – PGU (Fre: Sun): USD 90/220/350
    Rates include EBS, sub to local charges
    Valid: 31 Jul

    ****
    LOCAL CHARGES TARIFF IN VN:
    THC : Dry cargo: USD 90/140/140 // Reefer cargo: USD 125/190
    Seal Fee: USD 8
    B/L fee: VND 660,000 per B/L
    Telex release/ Surrender fee: VND 400,000 per B/L
    ****

    Mình đuợc báo giá như trên, vậy cho mình hỏi nếu mình booking 1cont 20″DC thì mình phải trả những phí nào cho hãng tàu?
    Cảm ơn bạn

    Trả lời
    • Song Ánh Trần viết

      Tháng Mười Một 3, 2015 lúc 3:32 sáng

      Chào bạn, báo giá 90/220/220 có nghĩa là tương ứng cho giá cước tàu containet 20’/40’/45′. Nếu là hợp đồng FOB bạn chỉ trả local charge tại cảng ban load hàng. Nếu CIF ngoài local charge bạn phải trả thêm phí cước tàu.

      Trả lời
      • Hiếu viết

        Tháng Mười 25, 2017 lúc 2:48 sáng

        90/220/220 là tương ứng với 20’/40GP/40HC (không phải 45′ bạn nhé và 45′ là loại conts đặc biệt giá của nó thường cao hơn 40HC)

        Trả lời
        • Song Ánh Trần (Mr.) viết

          Tháng Mười 26, 2017 lúc 6:20 chiều

          oh, sorry. Mình nhầm rồi. Cảm ơn bạn đã đính chính. nhiều khi suy nghĩ 1 đường lại viết ra 1 nẻo. Cảm ơn bàn nhiều. Chứ 45′ làm gì có giá như 40′ 😀

          Trả lời
  32. Song Ánh viết

    Tháng Chín 28, 2014 lúc 6:15 chiều

    add ạ, em chưa hiểu lắm về phần ví dụ của DET tại cảng xếp hàng ạ.
    Cụ thể: sau khi ta nhận được Booking thì ta đem nó nộp cho đại lí hãng tàu ở cảng bốc rồi đại lí hãng tàu ở cảng bốc mới phát lệnh kí công rỗng cho ta ,sau đó ta mới được đi lấy container rỗng đúng không ạ? Trong ví dụ có ghi ” bạn chỉ được phép lấy container rỗng trước 7 ngày tàu chạy” vậy thì có phải thứ sáu tuần sau tàu chạy thì mình phải lấy cont rỗng vào trước thứ sáu tuần này đúng không add hay là bắt đầu thứ sáu tuần này mình mới được lấy cont ạ?

    Trả lời : Việc lấy rỗng dc tính kể từ trước 7 ngày tàu chạy ghi trong booking

    Trả lời
    • hung viết

      Tháng Một 12, 2018 lúc 10:49 sáng

      ý của bạn ấy hỏi là “nếu lấy cont rỗng trong khoảng thời gian 7 ngày trước ngày tàu chạy,tức là từ thứ sáu tuần này đến thứ 6 tuần sau tàu chạy thì có được ko?”Xin trả lời luôn là được nhé,tuy nhiên nếu lấy sát ngày tàu chạy quá(ví dụ thứ 5 tuần sau lấy) sẽ dễ rớt hàng,Ngoài ra bạn cũng có thể lấy cont trước 7 ngày tàu chạy như trên đã đề cập(tức là lấy cont vào thứ 2-thứ 5 tuần trước)
      Dem/Det 7 ngày:
      -7Det:bạn được free lưu container tại nhà máy để đóng hàng trong vòng 7 ngày,nếu quá 7 ngày mà không đưa container đi hạ bãi xuất thì sẽ tính Det từ ngày thứ 8 trở đi.Trên thực tế gần như ko có cty nào trả phí DET này cả vì đa phần họ lấy cont trước 3-5 ngày tàu chạy rồi.Họa may có cty nào đó quá yếu kém hoặc vì lý do nào đó mà lấy cont rất sớm chẳng hạn vào thứ 2 tuần này xong mãi đến thứ 5 tuần sau mới hạ bãi=> khi đó Det tính là 3 ngày (từ thứ 3 đến thứ 5,còn thứ 2 tuần này đến thứ 2 tuần sau được free)
      7Dem:Bạn được free lưu container tại bãi của cảng 7 ngày trước ngày tàu chạy.Tức là nếu bạn hạ bãi quá sớm chẳng hạn như bạn lấy container vào thứ 2 tuần này,xong đến thứ 3 tuần này luôn bạn hạ container ra cảng chờ xuất=> Khi đó Dem tính là 4 này (từ thứ 3 tuần này đến thứ 6 tuần này,còn từ thứ 6 tuần này đến thứ 6 tuần sau tàu chạy bạn được free).Trên thực tế trường hợp này cũng rất ít xảy ra vì cũng chả có cty nào ngu mà vừa lấy container sớm rồi lại đi hạ sớm để bị tính phí.
      Thay vào đó,các cty thường bị charge phí DEM/DET vì lý do như sau:
      -Container bị rớt tàu,phải đi chuyến,khi đó sẽ phát sinh phí DEM từ ngày tàu chạy tuần sau đến ngày tàu chạy của chuyến kế tiếp
      -Hoặc container của bị vì lý do nào đó ko xuất đi nữa,trả rỗng lại cho hảng tàu.hãng tàu sẽ thu phí DEM/DET chung luôn,khi đó phí này được tính từ ngày Pick up rỗng đến ngày trả rỗng và lúc này nó thành phí chiếm dụng cont rồi( giống như mượn cont)

      Trả lời
    • Ly viết

      Tháng Chín 13, 2019 lúc 2:55 chiều

      Cảm ơn a/c về bài viết này. Có thể cho em hỏi ý nghĩa của phí DET và DEM không ạ ?

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 22, 2020 lúc 4:31 chiều

        chào bạn.
        Phí Dem: Demmurrage phí lưu cont tại cảng, (thường được Free từ 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày hay 21 ngày tùy thỏa thuận)
        Phí Det: Detention phí lưu cont tại kho của khách hàng (vd: e nhập cont về kho xuống hàng, trong vòng 3 ngày e vẫn chưa xuống hàng và giao trả rỗng về cảng thì e bị tính phí lưu cont này).
        thân chào E.

        Trả lời

Phản hồi

  1. FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms viết:
    Tháng Ba 17, 2019 lúc 5:40 sáng

    […] Phí lưu và bảo quản tại kho CFS/ Ngoại quan, phí lưu kho DEM/DET […]

    Trả lời
  2. Hướng Dẫn Nhập Hàng Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt đầu viết:
    Tháng Năm 17, 2016 lúc 5:51 chiều

    […] trong quá trình vận chuyển b. Chuyển tải hoặc shipper chậm trễ giao hàng c. Phí Dem/Det do người gửi hàng gửi chứng từ sai d. Việc dỡ hàng, kiểm hóa và phí dỡ […]

    Trả lời
  3. Khác nhau giữa FCL và LCL vận chuyển hàng lẻ và full container viết:
    Tháng Hai 1, 2016 lúc 2:40 sáng

    […] đơn cho hãng tàu hoặc FWD – Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí Dem/Det nếu […]

    Trả lời
  4. Freetime là gì viết:
    Tháng Tám 17, 2014 lúc 1:46 chiều

    […] nào chưa hiểu DEM và DET thì đọc bài viết này nhé Dem là gì, Det là gì. MÌnh xin không nhắc lại 2 khái niệm này tại […]

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận bài mới

Có Thể Bạn Quan Tâm

  • Container 40 feet thể tích bao nhiêu Container 40 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối
  • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
  • Khai báo hải quan điện tử doanh nghiệp Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
  • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
  • Mẫu chi tiết vận đơn Bill of lading
  • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
  • Đăng ký nhận container tại cảng EDO EDO Lệnh Giao Hàng Điện Tử: Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Từng Bước
  • Điều kiện giao hàng FCA FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
  • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
  • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet

Bài viết mới

  • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
  • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
  • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
  • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
  • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
  • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
  • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
  • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
  • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
  • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
MST: 0314920544
Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap