Vận đơn đường biển có nhiều cách phân loại. Việc phân ra Master bill (MBL) và House Bill (HBL) giúp cho việc quản lý hàng dễ dàng, tuy nhiên cũng có vài nhầm lẫn. Bài viết này mình sẽ so sánh giống nhau và khác nhau giữa Master Bill và House Bill. Như chúng ta đã biết Master Bill chỉ có người sở hữu tàu, hãng tàu mới được quyền cấp Master bill. Còn House Bill là do Forwader cấp cho shipper (chủ hàng).
Trong bài viết sẽ đưa ra ví dụ cụ thể trong trường hợp làm Master Bill và House Bill để thấy được sự khác nhau rõ ràng hơn. Sau khi nhìn vào các mẫu vận đơn bạn sẽ phân biệt được Master Bill và House Bill một cách dễ dàng, không còn nhầm lẫn nữa. Mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tìm hiểu về Master Bill và House Bill
Trong vận chuyển hàng hoá đường biển và đường hàng không. Vận đơn đều chia ra Master và House. Việc phân chia này là do đặc thù ngành vận tải có nhiều đơn vị tham gia, có nhiều công ty trung gian làm dịch vụ vận chuyển.
Master Bill (MBL) là gì
Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.
Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.
– Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…
– Khi bạn liên hệ qua đại lý (Forwarder): Bạn trả mọi chi phí cho Forwarder, nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.
Ví dụ đây là Bill Gốc (Original) của hãng tàu KMTC, Bill này do hãng tàu KMTC phát hành cho shipper là người xuất khẩu tại Trung Quốc, trên Bill có logo hãng tàu.
Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee
– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).
– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).
Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent. Ánh tin rằng đọc đến đây bạn đã có một cái phân biệt sáng hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về House Bill.
Hosue Bill (HBL) là gì
House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
Như vậy về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.
Ví dụ, Đây là Bill Gốc (Original) của công ty trung gian (forwarder) Transocean phát hành, công ty này không có tàu. Transocean book tàu của một hãng tàu nào đó (không thể hiện trên bill), sau đó cấp cho khách hàng Shipper một House Bill của mình.
Có nhiều bạn hình dung Forwarder cấp House Bill như hình thức “cò” cấp vận đơn cho khách hàng, sau khi “cò” có lợi nhuận. Tuy nhiên bản thân Ánh thì không thích dùng từ “cò” vì đây là cách gọi dân giã của Việt Nam. Thực tế trên thế giới có rất nhiều Forwarder lớn, chuyên nghiệp như DHL, UPS, FREDX, Kuehne + Nagel (K+N), Schenker , Panalpina, Expeditors…Họ tham gia vào quá trình vận chuyển đa phương thức, vốn của họ có khi lớn hơn cả những hãng tàu nhỏ. Những hãng tàu Việt Nam như Vinaline có khi không thể so sánh với những công ty này. Khi chúng ta nghiên cứu hay học xuất nhập khẩu thì quá trình Logistics tham gia vào chuỗi giá trị rất nhiều.So sánh Master Bill (MBL) và House Bill
Giống nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)
Đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…
Khác nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)
– Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa bill gốc thì làm House Bill (HBL) dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill (MBL). Do làm House Bill thì bill gốc do forwarding cấp cho shipper, bill này forwarding làm theo mẫu của mình, in hình logo công ty forwarding do đó chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Giống như đây là chuyện nội bộ của công ty forwarding với khách hàng của mình.
– Xét về rủi ro cho người chủ hàng (Shipper thật) thì làm House bill rủi ro nhiều hơn làm Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, làm Master Bill người gởi hàng Shipper có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Còn làm House Bill khi xảy ra rủi ro, bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến forwarding kiện, các công ty forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.
– Master Bill (MBL) là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là công ty forwarder hoặc người xuất khẩu thực tế). Trong khi House Bill (HBL) chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).
– Khi phát hành vận đơn Master bill (MBL) sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn House Bill (HBL) thì không.
– Hình thức: Master Bill có hình logo hãng tàu, còn House Bill in logo của công ty forwarder.
– Master bill chỉ có 1 dấu và 1 chữ ký còn House Bill có thể có 2 dấu, 2 chữ ký (chữ ký và dấu của người gom hàng và của người vận chuyển).
– Trên Master Bill (MBL) ghi cảng đến (Port) còn trên House Bill ghi nơi nhận hàng (có thể là kho bãi của công ty forwarder)
Ví dụ về Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)
Mình cùng xem xét 1 ví dụ nhé. Người gởi hàng shiper A gởi hàng cho Consignee A’, Chủ hàng book tàu qua công ty Forwarder B vận chuyển hàng đến Shanghai đi hãng tàu Maersk Line, công ty B có đại lý Forwarding Agent C tại Shanghai.
Làm Master bill : Chủ hàng thực tế Real Shipper A sẽ nói với công ty Forwarder B book tàu đi Shanghai, yêu cầu lấy Bill Gốc do hãng tàu phát hành ghi người gởi Shipper là A, người nhận consignee là A’ (người nhận hàng thực tế). Hàng đến Shanghai thì hãng tàu Maersk tại Shanghai sẽ gởi thông báo hàng đến D/O cho người nhận hàng thực tế A’ ra nhận hàng ( giả sử A’ cũng là Notify Party). Rõ ràng trên Bill gốc của hãng tàu công ty forwarder B không xuất hiện, B chỉ là người thay mặt chủ hàng real shipper A book tàu. Master bill thì không cần đến đại lý của công ty forwarding Agent C
Làm House bill : Chủ hàng Shipper A nói với công ty forwarder B book tàu đi Shanghai, B book tàu qua hãng tàu Maersk Line, lúc này Maersk cấp cho công ty forwarder B 1 bill gốc Master Bill (bill gốc hãng tàu ) ghi tên người gởi shipper là B người nhận consignee là đại l ý của mình Forwarder Agent C, thực sự quá trình này giống làm Master Bill. Lúc này công ty Forwarder B sẽ làm 1 Bill Gốc House Bill (HBL), bill gốc do Forwarder B phát hành, làm theo form của B và cấp cho chủ hàng A trên vận đơn gốc House Bill này ghi shipper A, consignee là A’, đây là quá trình House Bill xuất hiện. Như vậy khi đại lý Forwarding Agent C được hãng tàu Maersk Line thông báo hàng đã tới, thì C sẽ thông báo lại cho người nhận hàng thực tế Consignee A’ ra nhận hàng.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, Master Bill do hãng tàu Mearsk Line cấp, House Bill do forwader cấp. Khi làm Master Bill người gởi hàng shipper đứng trực tiếp trên bill gốc do hãng tàu phát hành ( có hình logo hãng tàu ). Còn khi làm house bill thì bill gốc được phát hành bởi forwarder, bill gốc này in hình logo công ty forwarder.
Kết Luận
Việc phân biệt ra Master Bill (HBL) và House Bill (HBL) để dễ quản lý hàng hoá và biết được mối quan hệ giữ chủ hàng (Shipper) và người vận chuyển thực tế (hãng tàu). Làm Master Bill là mối quan hệ thực tế của hãng tàu và chủ hàng thực hoặc chủ hàng là Forwarder. Làm House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thật Shipper và đơn vị trung gian vận chuyển (Forwarder).
Master Bill và House Bill vẫn có những đặc điểm giống nhau khi làm các loại vận đơn như có thể làm: Bill Gốc (Origianl Bill), Surrendered Bill hay Seaway Bill.
Tuy nhiên giữa Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) có những đặc điểm khác nhau và không thể thay thế được, chẳng hạn MBL chịu tác động của quy tắc vận tải đường biển Hague, Hamburg
Để hiểu sâu hơn lý do vì sao làm Master Bill (MBL) và tại sao người ta lại làm House Bill (HBL) bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau của mình:
– House Bill là gì? Vì sao sử dụng HBL của Forwarder
– Master Bill là gì? Tác dụng của MBL
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Chúc bạn sức khoẻ và luôn hạnh phúc!
Hoang Yen viết
Em chao anh! Bai viet cua anh rat hay va de hieu. Anh cho em hoi la: khi khai bao hai quan thi minh khai so Bill la Masterbill hay House Bill a? Em cam on.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Khai TK đường biển thì khai số house bill, còn khai TK đường hàng không thì nhập cả số master và số house nha bạn.
Vừa A Lứa viết
Cảm ơn bái viết của bạn, rất hữu ích. Nhưng mình muốn hỏi:
1, Việc bill gốc của House bill là do A gửi hay do đại lý đầu xuất gửi cho consignee.
2, là khi làm HQ có cần Mas bill không hay chỉ House bill là đủ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Vận đơn gốc là do hãng tàu / đại lý hãng tàu phát cho shipper, sau đó shipper sẽ gửi cho cnee.
Khi làm thủ tục hải quan bạn chỉ cần xuất trình house bill là được nha
uyên viết
“Bill of lading must be indicated shipment has been effected by KMTC”
Chào anh!
Trong L/C của e có thể hiện câu đó, e cũng được tư vấn là đi tàu chỉ định của hãng KMTC và lấy master bill. Tuy nhiên e chưa bao giờ lấy MBL cả nên e rất lo lắng không biết làm sao cho hợp lệ chứng từ để đi ngân hàng.
Vì ngân hàng bên e yêu cầu chữ ký và mộc ở cuối bill phải do KMTC ký và thể hiện as agent carrier for KMTC.
A tư vấn giúp em được không.
Cảm ơn anh
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn.
Nếu là MBL do KMTC cấp thì tất nhiên sẽ có chữ ký của KMTC dưới gốc phải của bill rồi bạn, bạn đi thẳng không qua FWD thì không có HBL chỉ có MBL thôi, khi nào bạn lấy MBL thì sẽ có chữ ký hãng tàu thôi, bạn yên tâm nha
Hoàng Phượng viết
AD, bài viết cùa anh rất hay và dễ hiểu nhưng có thể cho em xin cái link của bài này hk?….
Ngan Ni viết
Anh ơi em có một vận đơn Shipper ghi tên người gửi hàng thật sự, Consignee ghi To order còn notify party thì để trống , vận đơn này là HBL hay MBL vậy ạ?
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Bạn xác định xem có logo của hãng tàu hay của fwd bạn nha.
Ngan Ni viết
Anh ơi cho em hỏi có trường hợp nào trên masterbill do hãng tàu phát hành Shipper ghi tên của người gửi hàng thực sự là A còn notify party là đại lý C không ạ? Vậy thì nó hơi mâu thuẫn vì nếu notify party là C thì trên Master bill phải ghi tên Shipper là B chứ ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Mình vẫn chưa hiểu rõ ý của bạn, do Thoòng tin chưa đầy đủ lắm vậy còn consigee là ai vậy bạn?
An viết
Mình mới vào nghề, mong anh chỉ dùm.
Minhg làm bên gia công, house air waybill đại lý cấp cho mình không đề cập tới bên thuê gia công, trong tờ khai hải quan mình phải khai người xuất khẩu là bên thêu gia công, phần ghi chú ghi người giao hàng trên bill. Vậy khi nhận hàng mình có cần yêu cầu đại lý thể hiện notify party là bên thuê gia công để nhận được hàng không anh, tờ khai mình mình khai ở chi cục khác cửa khẩu hàng nhập và đã thông quan. Mong anh chỉ giúp.
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
Notify party là người nhận được thong báo là hàng đa được giao cho consignee vì vậy nên hay ko nên thể hiện notify party là do bạn hoặc consignee yêu cầu nha.
Hương viết
Anh Ánh ơi, Bill do Hãng tàu cấp cho forwarder (Người gửi là B, người nhận là c) gọi là Bill gì ạ? Vì Như anh nói Hãng tàu chỉ cấp 1 master Bill chỉ rõ người gửi A và người nhận A’ thôi.Em cảm ơn anh.
Song Ánh Logs Support viết
Này là MBL thôi bạn
Hương Nguyễn viết
chào a. a ơi cho e hỏi là nếu mà mình nhìn tờ bill of lading thì sao mà mình pít được đó là master bill hay house bill ạ?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Trong trường hợp chủ hàng liên hệ trực tiếp với hãng tàu thì hãng tàu sẽ cấp thẳng MBL, khi đó sẽ không có HBL, bạn không cần phân biệt 2 bill này, chủ hàng đứng tên ở ô cnee luôn
Hoặc chủ hàng liên hệ thông qua 1 cty FWD, thì khi đó hãng tàu cấp MBL, còn cty FWD thì cấp HBL, bạn để ý MBL sẽ có logo hãng tàu trên MBL, còn ở ô cnee sẽ là 1 công ty giao nhận vận tải chứ không phải chủ hàng.
Song Ánh Trần viết
có phải ý bạn chữ Doc là trong chữ Doccument không ?
nguyễn hữu phước viết
cho e hỏi Doc Cut nghĩa là gì vậy anh
Đức viết
Em mới vào nghề, đọc bài viết của anh dễ hiểu quá. Nhưng em có một thắc mắc em mới gặp, mong anh giải đáp. ^^
Thông thường, bên em xuất khẩu book qua FWD, thì họ làm MBL (shipper là công ty em, consignee và notify party là khách hang đầu nước ngoài).Nhận được Bill này em ký hậu rồi gửi cả bộ chứng từ gốc cho họ.
Lần này em làm với FWD mới, họ xuất HBL thì em có cần phải ký hậu và chứng từ gửi đính kèm thì có cần ký hậu HBL ko ạ? và có cần gửi HBL qua nước ngoài ko ạ?
Em cám ơn anh nhiều.
Song Ánh Trần viết
Em làm HBL nhưng vẫn lấy Original bill phải không em ?
Đức viết
Dạ, đúng anh
Nguyệt viết
TRong trường hợp HBL: hãng tàu cấp bill cho forwarder ghi consignee là C, forwarder B cấp HBL cho shipper A ghi consignee là A’. Theo em được biết thì consignee là người đc khai báo hải quan. Vậy bill nào có giá trị khai báo hải quan ở đầu nhận ạ.
Song Ánh Trần viết
Đầu nhận hàng phải đổi lệnh 2 lần để nhận hàng nhé em.
Nguyệt viết
Em chào anh!
Cho em hỏi là bill (HBL hoặc MBL) đều được cấp sau khi forwarder đã nhận hàng. Vậy thì có “nguy hiểm” gì cho shipper không ạ? Vì khoảng thời gian từ lúc forwarder nhận hàng đến lúc shipper nhận được bill nếu xảy ra sự cố nào thì sao ạ?
Forwarder thường gửi cho bên em-shipper HBL bằng email , em thấy trên HBL không có chữ kí chỉ có logo forwarder hặc đại lý, vậy bill này có giá trị pháp lý không anh?
Mong nhận được câu trả lời sớm của anh!
Song Ánh Trần viết
Bạn đã làm HBL thì bạn phải chấp nhận rủi ro, Bất cứ việc gì cũng có rủi ro cả. Dù cho em lấy MBL cũng có khả năng rủi ro nếu xảy ra trong quá trình bố dỡ ( gãy cẩu ở cảng). Khi bạn thanh lý lô hàng thì bạn sẽ được cảng xác nhận rồi nhé. Các hãng tàu đều có dịch vụ của mình tại cảng.
Huyền viết
Chào anh, giờ em đang đi làm cho một công ty logistics. Có một vấn đề về nghiệp vụ forwarding em muốn hỏi anh ạ.
Công ty em ( sau đây gọi là A Logistics) nhận nhập hàng thuê cho một consignee Việt Nam từ shipper Singapore. Cty A thuê Agent bên Singapore lấy hàng từ shipper và handle hàng tại cảng đi. Bên Agent có phát hàng House B/L và bên Agent nhận Master B/L từ chủ tàu. Vậy House B/L bên Agent sẽ chuyển cho ai? và Master B/L bên Agent chuyển cho ai? trong trường hợp này House B/L có ý nghĩa gì ạ?
Mong anh giải đáp câu hỏi giúp em!
Em cảm ơn anh!
Song Ánh Trần viết
Chào em,
Anh sorry vì trả lời trễ nhé.
– HBL sẽ chuyển cho shipper
– Master bill thì Agent giữ lại không chuyển cho ai cả ( mà anh nghĩ họ ko lấy Master bill, họ lầy Surrendered bill từ hãng tàu hoặc seaway để release hàng cho thuận tiện). Nếu họ lấy bill gốc thì chuyển cho A
– House bill có ý nghĩa là không muốn cho A biết quá nhiều thông tin về shipper.
Chúc em thành công.
–
binh viết
Hi
E mới bắt đầu làm việc về xuất nhập khẩu nên chưa hiểu gì, e làm bên bộ phận chứng từ thì cần làm những công việc gì ạ??
cụ thể là chứng từ hàng xuất và hàng nhập ạ
Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết
chào E.
đầu tiên e tìm form cho các chứng từ liên quan xnk nha như: Invoice, packing list, sale contract, VGM, SI, PKL, …
Hàng xuất: e cần biết tên hàng tiếng việt + tiếng anh + quy cách+chất liệu+công dụng, số lượng, đơn giá,mọi thông tin về sản phẩm e muốn xuất khẩu,tìm
hs code xuất,
sau đó hoàn thiện bộ chứng từ như trên bao gồm : tên shipper (là cty e), tên consignee( là người nhận hàng), tên buyer (là người mua hàng),
Incoterm muốn bán, hàng sea or Air, cảng đích đến, nước đến, thông tin tên tàu + số chuyến (E phải release booking đầu tiên với hãng tàu cho
thông tin hàng hóa của em). sau khi chứng từ xong , khai tờ khai xuất trên Vnaccs, thông quan (kiểm hay miễn kiểm), book cont và vận chuyển
sau đó thanh lý tờ khai xuất.
Hàng nhập: nhận được bộ chứng từ bên shipper gửi, e tra HS code, tên hàng, công dụng đầy đủ như hàng xuất, liên hệ hãng tàu hỏi Thông báo hàng đến (AN) tương ứng ngày ETA trên Bill, bao gồm thêm những giấy tờ chứng minh cho lô hàng nhập khẩu, mở tờ khai nhập khẩu, thông quan, thuê cont kéo hàng từ cảng về nhập kho nhà máy
E cần thêm thông tin, gửi lại A tư vấn cho nha!
Nghi Le viết
Anh ơi vậy cho em hỏi bên A’ chỉ cần HBL là làm thủ tục thông quan dc rồi phải ko anh. Mặc dù bên A’ được tới 2 D/0 là từ hãng tàu giao cho C và C giao lại cho A’
Thêm nữa, ở nếu nhập hàng theo CIF thì trong hồ sơ nộp cho hải quan có cần nộp hợp đồng bảo hiểm không anh?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Hồ sơ khai báo hải quan thì cần HBL là được rồi nhé bạn, với lại nếu nhập hàng theo điều kiện CIF thì cũng không cần nộp hợp đồng bảo hiểm cho hải quan đâu bạn.
NahiLe viết
Anh ơi vậy cho em hỏi bên A’ chỉ cần HBL là làm thủ tục thông quan dc rồi phải ko anh. Mặc dù bên A’ được tới 2 D/0 là từ hãng tàu giao cho C và C giao lại cho A’
Thêm nữa, ở nếu nhập hàng theo CIF thì trong hồ sơ nộp cho hải quan có cần nộp hợp đồng bảo hiểm không anh?
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Hồ sơ nộp hải quan bạn không cần nộp hợp đồng bảo hiểm nha
Thanh Tùng viết
Anh cho em hỏi là khi em gửi hàng lẻ thì có lấy Master BL được không anh? Nếu mình gửi hàng thông qua một FWD thì mình có thể yêu cầu FWD đề nghị hãng tàu cấp thẳng Master BL cho mình được không anh?
Cám ơn anh nhiều.
Song Ánh Trần viết
Hàng LCL không lấy dc MBL em nhé. Chỉ lấy dc house bill thôi. Cảm ơn em !
Hà Nương viết
Ad ơi tại sao hàng lCL lại ko lấy được MBL ạ? Em cảm ơn anh.
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Vì bạn đi hàng LCL, hàng của bạn chỉ là 1 phần của container thôi, trong cont còn nhiều hàng của các khách hàng khác nữa, khi đó FWD sẽ cấp HBL cho mỗi chủ hàng, sau đó FWD mới giao nguyên container cho hãng tàu, khi đó hãng tàu sẽ cấp 1 MBL cho FWD.
Đặng Thương viết
Trên một tàu contaier có nhiều chủ hàng thì sẽ có nhiều MBL đúng k ạ?
Song Ánh Trần viết
Mỗi một booking là một master bill nhé bạn. Nếu booking chỉ có 1 container cũng 1 bill, 1 booking 100 container cũng 1 bill. Một chủ hàng mà có nhiều booking thì sẽ có nhiều bill.
thắng viết
Anh ơi cho em hỏi hàng nhập khẩu sự khác nhau giữa FCL và LCL ạ. Cám ơn anh!
Song Ánh Trần viết
Vận chuyển hàng lẻ và hàng cont cũng không khác nhau nhiều mấy bạn à. Hàng FCL thì có thể lấy masterbill còn FCL chỉ lấy bill hãng tàu. Việc thông quan cũng tương tự nhau.
Quocanh viết
Cho mình hỏi muốn sửa Housebill trên hê thống thì mất nhiều thao tác k
Song Ánh Trần viết
HBL sửa rất đơn giản. Bạn chỉ cần yêu cầu fwd sửa họ sẽ sửa trong hệ thống và in ra bản mới
Huong Nguyen viết
Dear Anh, Em đang làm cho cty Logistics cty e muốn phát hành House BL thì cần điều kiện gì a? Hay mình tự làm BL rồi add logo cty vào hả a? Cty e mới nên cũng ko biết thủ tục phát hành House BL ntn? Mong a hướng dẫn giúp. Cám ơn anh!
Song Ánh Trần viết
Chào em, em phải có sự chứng nhận của hiệp hội Logistics nhé. Vì mình phải đăng ký mẫu House bill của mình.
Toàn viết
A ơi cho em hỏi có văn bản/ hay quy định nào về việc này không ạ?
E cứ nghĩ là mẫu house bill đấy do cty fwd phát hành có dấu và logo cty là được?
Đặng Thương viết
a ơi, vậy hãng tàu phải phát hành 2 bill : 1 bill ghi tên shipper là chủ hàng thực tế, 1 bill ghi tên shipper là FWD hả a? em cảm ơn!!!
Song Ánh Trần viết
Bill gốc thì chỉ 1 bộ bill duy nhất. Như vậy hãng tàu chỉ phát hành 1 bộ Masterbill duy nhất và FWD chỉ phát hành 1 bộ House bill duy nhất chứ không khi nào hãng tàu vừa phát hành MBL lại phát hành HBL cả. Hãng tàu phát hành MBL cho FWD sau đó FWD phát hành HBL cho chủ hàng.
Đặng Thương viết
cảm ơn anh nhiều ạ!!
Linh viết
Anh ơi? cho em hỏi: HBL có sử dụng trong thanh toán bằng LC được không ạ? Em cảm ơn a
Song Ánh Trần viết
Tùy thuộc vào ngân hàng họ có chấp nhận HBL đó ko nhé bạn, vì hiện tại FWD rất nhiều và đủ loại, lớn có, nhỏ có. Ngân hàng thường tin tưởng vào các FWD lớn. Việc này bạn phải hỏi trước ngân hàng khi mở LC.
Hiền viết
Cảm ơn chia sẻ của anh. Em có thắc mắc muốn được giải đáp đó là: trong HBL thì hãng tàu vẫn phát hành một bill gốc cho forwarder thì bill đó có được gọi là master bill k hay có tên gọi khác ạ.
Cảm ơn anh.
Song Ánh Trần viết
Đúng rồi bạn, bạn làm HBL nhưng hãng tàu phải cấp MBL cho forwarding.
Song Ánh Trần viết
Là MBL nhé bạn.
Thanh Thuỷ viết
Bài viết của anh hay và dễ hiểu quá, em mới vào ngành này nên còn nhiều điều chưa hiểu ^^ cảm ơn anh nhiều nhé
Huong Hue viết
Khi hàng đến nơi, maersk thông báo cho C, C thông báo cho B là forwarding, rồi B mới thông báo cho A’ mới đúng chứ. Trên master bill đâu có trên A’, trong bài viết ghi là maesk cấp house bill ghi shipper là B, consignee là C, còn trên house bill mới ghi shipper là A và consignee là A’.
Hoài Thương viết
C bị nhầm rồi, nếu là master thì hãng tàu cấp trực tiếp bill trong thể hiện thằng fwd, thì shipper là hãng tàu, cnee là ng nhận hàng. Sao lại lòng vòng thông báo như thế nhỉ?
Song Ánh Trần viết
Mình trả lời câu này đến bạn Huệ và bạn Hoài Thương nhé
1/ Hãng tàu ko cấp HBL, Nếu làm master bill, shipper là A, Consignee là A’
2/ Có hãng tàu thể hiện FWD, có hãng tàu không thể hiện. Shipper là gởi hàng thực sự chứ không phải hãng tàu.
Bạn xem mẫu này nhé : https://songanhlogs.com/van-don-duong-bien-va-phan-loai-van-don-ocean-bill-of-lading.html
Cảm ơn các bạn. Chúc ngày tốt lành.
Hưng viết
Hãng tàu sẽ phát hành Master Bill. Trên đó shipper có thể đứng tên là real shipper hoặc tên của FWD tùy vào theo yêu cầu của real shipper có phải không ạ?
Quỳnh viết
Anh cho em hỏi trên master bill thì có ghi đầy đủ các thông tin về consignee vs shipper còn house bill lại không ghi rõ consignee chỉ ghi là to order ạ
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Ô cnee trên B/L ghi “to order” là do lô hàng đó bên bạn sử dụng vận đơn theo lệnh, theo lệnh của ai thì người đó ký hậu chuyển nhượng vận đơn, ví dụ To order of + tên ngân hàng thì ngân hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng vận đơn, hoặc nếu trên B/L chỉ ghi TO ORDER thì có 2 cách hiểu, thứ nhất là vận đơn vô danh, ai cầm vận đơn thì người đó nhận hàng, cách hiểu thứ 2 là vận đơn theo lệnh người gửi hàng (shipper), thông thường thì sẽ hiểu là vận đơn theo lệnh shipper, có ký hậu shipper mới nhận hàng được.
Thông tin đến bạn.
Tram viết
Chào anh! Vậy trong 1B/L có điền thông tin vào ô for delivery of goods please apply to thì đó là house bill hả anh?
Song Ánh Trần viết
Mình thấy HBL của đại lý TQ thường có mục này.
Le Thuong viết
Anh ơi, cho em hỏi. Anh có đề cập tới việc sửa HBL dễ hơn sửa MBL.. Nhưng em thấy nếu HBL đã sai gì đó và phải sửa lại thì MBL cũng sẽ sai theo và phải sửa chứ ạ. Em mới tìm hiểu nên chưa hiểu lắm.
ANh có thể cho em biết rõ hơn về việc sửa hai loại bill này và những ảnh hưởng của nó, thời gian sửa như thế nào không ạ?
Em cám ơn anh rất nhiều ạ.
Song Ánh Trần viết
Chào bạn,
Vì HBL do FWD phát hành nên sửa HBL bạn chỉ yêu cầu FWD sửa trên hệ thống của họ. Còn MBL thì phải yêu cầu hãng tàu sửa, do đó sẽ khó hơn. Hãng tàu thường charge khoản phí khi sửa bill.
Cảm ơn bạn.
Diệu viết
Chào anh,
Em thấy có 1 số FWD tính phí sửa BL của họ (hàng FCL)
Anh vui lòng cho em biết khi họ tính phí như vậy là có hợp lý hay không anh nhé!
Song Ánh Trần viết
Tùy theo trạng thái hàng đã qua hay chưa bạn à. Nếu hàng chưa qua, chưa khai manifest thì một số fwd không charge phí. Còn hàng đã qua thì đa phần là có phí, vì phí này hải quan nước nhập thu nữa.
Thủy viết
Anh ơi, cho em hỏi lô hàng đi mỹ thong qua đại lý, đã có phát hành master bill, và phát hành house bill gốc của đại lý mỹ cho shipper ở vn, vậy phí surrender master bill có phải thu consignee bên mỹ không anh? Cảm ơn anh.
Song Ánh viết
Chào bạn Thủy,
Mình chưa rõ vừa phát hành master bill mà lại vừa phát hành house bill là sao nhỉ ?
Thông thường phí surrendered dc thu tại đầu shipper. Tuy nhiên phí nãy cũng có thẻ thu tại cảng dỡ hàng. Tùy thuộc vào thỏa thuận của khách hàng và consignee.
quangvinh viết
Mình là Sales FWD
Khi cần chuyển hàng đi Mỹ, các nước khác…bạn liên hệ với mình nhé, mình sẽ phụ vụ tận tình và giá cả hợp lý!
Minh tên Vinh 0973.775.731 . Email: phamquangvinh610@gmail.com
Thân
Sao Mai viết
Sao không thấy anh nhắc đến khía cạnh phí làm Bill mỗi loại nhỉ? Em nghĩ nó cũng không kém phần quan trọng trong việc ra quyết định làm loại BL nào ^.^
Song Ánh viết
Chào bạn,
Vì phí làm bill sẽ phụ thuộc vào mỗi hãng tàu, mỗi hãng tàu có mức thu khác nhau, nhưng tầm 30$
Tranghuyen viết
Chào anh.!
Cho e hỏi BCT đầy đủ đối với hàng nhập khẩu gồm những gì..? Sắp xếp ra sao ạ
E cảm ơn
Song Ánh Logs Support viết
Chào bạn,
Đối với hàng nhập khẩu thì bộ chứng từ thông thường sẽ gồm các loại sau đây:
– giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu cần giấy phép, hàng nhập thông thường thì không cần)
– hợp đồng (dùng để thanh toán tiền hàng và lưu công ty, đối với hải quan không cần trình hợp đồng mua bán)
– invoice
– packing list
– vận đơn
– chứng nhận xuất xứ (nếu có)
Ngoài ra, tùy từng mặt hàng đặc biệt mà sẽ quy định các loại chứng từ riêng nhé bạn.