Trong những bài viết trước mình đã nói về các loại rủi ro trong bảo hiểm. Hôm nay Ánh sẽ nói về một số chú ý khi mua bảo hiểm cho lô hàng CIF – Incoterm®. Tất nhiên điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) thì ai cũng biết là người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng của mình. Nhưng khi mua bảo hiểm xong rồi bạn có được ăn ngon ngủ yên cho đến khi người mua nhận được hàng và lô hàng hoàn tất mĩ mãn hay không thì đó lại là vấn đề khác. Ánh sẽ đưa ra 1 tình huống thực tế ( case study) và các bạn cùng xem xét nhé.
I. Case study – Tình huống thực tế
Vào năm 2014 một doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa có nhập về một lô hàng container 20′ HẠT NHỰA, đơn vị xuất khẩu là một công ty Đài Loan, cảng xuất Taichung, mua bảo hiểm theo điều kiện CIF với loại bảo hiểm A ( A bảo hiểm cao nhất thể hiện người bán có trách nhiệm cao nhất với lô hàng, có các loại điều kiện A, B, C trong đó A là trách nhiệm cao nhất, C là tối thiểu nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết này). Khi hàng đến cảng Cát Lái doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đã hoàn thành bộ chứng từ và chuẩn bị lấy hàng, sau khi thông quan doanh nghiệp VN tiến hành mở seal để rút hàng tại cảng. Tuy nhiên họ đã phát hiện lô hàng bị ẩm ướt. Để đảm bảo tính trung thực và khách quan, doanh nghiệp NK VN tiến hành giữ nguyên hiện trường và mời đơn vị giám định về giám định chất lượng lô hàng, chất lượng container để xác định nguyên nhân.
Kết quả giám định: một số lô hàng bị ẩm và container không có dấu hiệu nào cho thấy bị thấm nước.

Để bảo vệ quyền lợi của mình DNVN tiến hàng liên lạc với Shipper (người bán) cùng trao đổi cách giải quyết và 2 bên cùng thống nhất: DNVN tiến hành gởi hồ sơ giám định đến công ty bảo hiểm để đòi bồi thường vì lô hàng này người bán ( công ty Đài Loan) đã mua bảo hiểm điều kiện A – điều kiện cao nhất.
Kêt quả : Công ty bảo hiểm từ chối việc bồi thường cho lô hàng vì họ lập luận rằng rủi ro này bị loại trừ trong 1 điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà người bán (công ty Đài Loan) đã ký kết với công ty bảo hiểm. Mặc dù mua với điều kiện A nhưng rủi ro bị loại trừ là trường hợp hàng hóa bị ẩm mốc.
Như vậy việc mua bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra thì người mua chưa chắc được bảo hiểm bồi thường. Vậy khi chúng ta mua bảo hiểm cần chú ý những gì, dưới đây sẽ cung cấp kiến thức giúp bạn có thể cẩn trọng hơn trong việc mua bán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
II. Một số lưu ý khi mua bảo hiểm cho hợp đồng CIF
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhiều rủi ro sẽ xảy ra vì vậy việc mua bảo hiểm là cần thiết và quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người bán và người mua khi có rủi ro. Khi mua bảo hiểm cho hợp đồng CIF người mua bảo hiểm cần chú ý:
Chú ý đến điều kiện, thỏa thuận trong hợp đồng:
Hiện nay trên thị trường chủ yếu các loại tàu chợ (tàu container) thường là thành viên của Công ước Hague 1924, Hague-Visby 1968 và công ước SOLAS trong đó hãng tàu chịu 3 trách nhiệm cơ bản : cung cấp tàu đảm bảo khả năng kỹ thuật đi biển ( đảm bảo tính mạng con người trên biển), trách nhiệm thương mại, trách nhiệm xuất vận đơn đường biển, nhưng theo công ước này có đến 17 mục miễn trách nhiệm với hãng tàu container. Vận đơn là giấy tờ quan trọng và có thể nói là duy nhất để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên chở, nếu có rủi ro xảy ra thì việc tranh cãi là điều thường xuyên xảy ra. Do đó Phòng Thương mại quốc tế – ICC đã soạn ra các điều kiện giao hàng Incoterms, nếu hợp đồng CIF không có bất cứ thỏa thuận nào khác thì người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng chỉ loại trừ những rủi ro cơ bản. Như vậy khi bạn ký kết hợp đồng thương mại nhớ đến các THỎA THUẬN KHÁC nhé.
Chú ý đến điều kiện bảo hiểm
Mua bảo hiểm có 3 điều kiện A, B, C. Trong đó A là loại điều kiện có trách nhiệm cao nhất, C là tối thiểu nhất. Thông thường khi làm hợp đồng CIF, người mua không quan tâm đến việc người bán mua điều kiện bảo hiểm nào. Do đó mua bảo hiểm có thể không được đền bù như case study trên.
Chú ý quyền & nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm
Theo như ví dụ trên thì người mua hàng cần phải quan tâm đến quyền và nghĩa vụ bảo hiểm của người bán. Nhà nhập khẩu cần xem xét thêm lô hàng của mình có bị điều chỉnh bởi những hợp đồng bảo hiểm nào khác không. Nếu trong hợp đồng có các điều khoản loại trừ hay bổ sung điều kiện rủi ro ( trừ rủi ro cơ bản) thì người bán có quyền yêu cầu người mua tiêu chỉnh hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Bởi vì suy cho cùng nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng đã bao gồm tiền bảo hiểm, tức là người bán đang dùng tiền của người mua để mua bảo hiểm cho người mua.
III. Kết Luận
Khi ký hợp đồng CIF người bán mua bảo hiểm nhưng người mua nên theo dõi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải để quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng. Bởi vì rất nhiều nhà nhập khẩu thiếu chuyên nghiệp hoặc cách văn hóa của người Việt thường đẩy việc cho người khác để mình “khỏe” ( nghĩ rằng mua bảo hiểm là nhà xuất khẩu, mình không cần gì quan tâm ). Nhưng khi rủi ro xảy ra thì chính bạn là người đã không kỹ lưỡng và thiếu hiệu biết, nên bạn là người sẽ nhận phần thiệt thòi trong cuộc tranh cãi không mong muốn mà nơi đó họ nói chuyện bằng luật chứ không bằng tình.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Bạn có thể download bài viết file PDF bằng cách cho SongAnhlogs một cái Like hay một cái G+.
[sociallocker id=”1693″]CLICK VÔ ĐÂY ĐỂ DOWNLOAD BÀI VIẾT BẢO HIỂM TRONG CIF [/sociallocker]Chúc bạn sức khỏe và nhiều thành công hơn nữa. Nếu muốn nhận bài mới nhìn góc bên phải đăng ký email nhận bài nhé.
Tại sao nếu không có qui định trong hợp đồng thì người bán phải mua mức bảo hiểm tối thiểu vậy ạ
Chào bạn,
Vì nếu hợp đồng không có thỏa thuận gì khác về mức bảo hiểm thì sẽ thực hiện theo quy định của incoterms bạn nhé.
Theo quy định của incoterms, đối với điều kiện CIF thì người bán chỉ bắt buộc mua bảo hiểm ở mức thấp nhất là bảo hiểm loại C thôi bạn. Tuy nhiên nếu các bên muốn thì có thể đàn phán để nâng mức bảo hiểm lên và phải đưa vào 1 điều khoản trong hợp đồng.
Anh Ánh cho em thắc mắc là trong chú ý 3 thì người Mua có quyền yêu cầu người bán điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm chớ anh? Cảm ơn anh!
Người mua cẩn thận thì họ có xin những thông tin này, và những thông tin nào chưa hài lòng thì có quyền yêu cầu điều chỉnh chứ em.
Dạ không, em thấy anh ghi nhầm người mua thành người bán á anh