Xin chào các bạn, hôm nay Songanhlogs sẽ chia sẻ với các bạn một vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây và có nhiều thắc mắc mong muốn được Ánh giải đáp. Đó chính là vấn đề “Trục lợi bảo hiểm”. Hẳn là những bạn đang theo học ngành Logistics hay làm việc trong ngành này đều không mấy xa lạ với cụm từ trên đúng không nào?. Bạn nào thấy còn lạ lẫm cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần nhanh chân rê chuột xuống phía dưới để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!.
Tìm hiểu trục lợi bảo hiểm là gì?
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức hay cá nhân nhằm thu nguồn lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm hay giải quyết những khiếu nại bảo hiểm. Điều này được quy định rất rõ ràng tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn.

Như vậy, “trục lợi bảo hiểm” là một hành vi phạm pháp vì những cá nhân hay tổ chức đều ý thức được hành vi đang thực hiện của mình, chúng cũng như hành động rửa tiền hay, in ấn tiền giả hay buôn bán hàng cấm…Mặc dù số tiền thu về rất lớn, tuy nhiên hành động này bị pháp luật nghiêm cấm.
Biểu hiện
Biểu hiện của hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thường đến từ phía người tham gia bảo hiểm hay việc chủ hàng và nhân viên giám định cấu kết với nhau. Thực ra, nếu chỉ 1 người thực hiện thì khó làm được hành động “trục lợi”, biến số tiền bồi thường thành quỹ đen của mình mà thường là sự cấu kết, thỏa thuận giữa chủ hàng và nhân viên giám định: như việc họ chỉ mua bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hay lập một bộ chứng từ giả để qua mặt công ty bảo hiểm.
Theo Ánh được biết, những vụ án về trục lợi bảo hiểm gần đây chủ yếu là do một nhóm người cùng nhau thực hiện, vừa lập hồ sơ giả, vừa khai lời khai giống nhau và đòi bồi thường một khoản tiền lớn từ việc hàng đã bị tổn thất mới bắt đầu lên kế hoạch mua bảo hiểm. Và một số trường hợp khác, trục lợi bảo hiểm còn có thể xuất phát từ nhân viên bảo hiểm. Khi lòng tham con người trỗi dậy, mình tin rằng họ có thể làm bất cứ việc gì, nếu một người muốn trục lợi toàn bộ số tiền bảo hiểm thì sẽ trì hoãn và lôi kéo khách hàng cùng thực hiện hành vi này với mình.
Thực trạng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Gần đây, có bạn inbox cho SongAnhlogs và chia sẻ về câu chuyện mà công ty bạn vừa mới gặp phải về hành vi trục lợi bảo hiểm này. Bạn ấy chia sẻ rằng công ty bạn ấy xuất khẩu một lô hàng Quế Vụn đi Ấn Độ. Khi hàng đã được thông quan và nhận xong xuôi thì bên phía Ấn Độ mới gửi thư khiếu nại kèm theo một chứng từ giám định. Và công ty bạn này đã yêu cầu bên phía Ấn Độ giải thích về vấn đề hàng hóa bị tổn thất thì bên này dọa sẽ báo cho Đại sứ quán Việt Nam. Tuy nhiên, công ty đã yêu cầu một đơn vị giám định có uy tín ở Ấn Độ điều tra vụ việc này thì phát hiện rằng hoàn toàn không có sự tổn thất của lô hàng này, và những chứng từ, hồ sơ đều được làm giả một cách tinh vi. Đó là câu chuyện mà bạn chia sẻ với Ánh, thực ra trên thực tế thì những vấn đề liên quan đến “trục lợi bảo hiểm” đối với một lô hàng xảy ra thường xuyên vì số tiền bảo hiểm nhận được nếu có tổn thất xảy ra thường rất lớn, chỉ cần một chút tinh vi để lừa gạt công ty bảo hiểm đã có thể ôm trọn số tiền này làm giàu cho bản thân. Nhưng Ánh khuyên bạn đừng nên vì một phút dại dột của bản mình mà làm việc xấu, trái với lương tâm và pháp luật nhé!

Dưới đây là thực trạng trục lợi bảo hiểm ở trên thế giới và Việt Nam, cùng một số vụ án thực tế về hành vi trục lợi bảo hiểm có ảnh hưởng đến toàn ngành trong những năm qua mà Ánh muốn chia sẻ để các bạn cùng tham khảo và làm tư liệu cho mình.
Trên thế giới
Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu về hành vi trục lợi ở Mỹ, nếu xem trục lợi bảo hiểm là một doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ được đứng đầu 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo tạp chí Fortune thống kê. Cùng điểm qua mức độ trục lợi của một số nước trên thế giới theo số liệu mà Ánh chọn lọc được nhé!
Luồng tờ khai | Hàng air | Hàng lẻ | Hàng nguyên container |
---|---|---|---|
Luồng xanh (không cần đi mở tờ khai) | Mã vạch Tờ khai thông quan | Mã vạch Tờ khai thông quan | Mã vạch Tờ khai thông quan |
Luồng vàng | Tờ khai hải quan Invoice | Tờ khai hải quan Invoice | Tờ khai hải quan Invoice |
Luồng đỏ | Tờ khai hải quan Invoice Packing list | Tờ khai hải quan Invoice Packing list | Tờ khai hải quan Invoice Packing list |
Qua đó có thể thấy được, trục lợi bảo hiểm chung và trục lợi về hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng trở thành một vấn đề quan tâm hiện nay mà các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt.
Tại Việt Nam
Một trong số những vụ việc điển hình về hành vi trục lợi bảo hiểm mà toàn ngành quan tâm đó là vụ án đã được phát hiện tại Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO. Người được bảo hiểm là Công ty TNHH Việt Thái Phong. Ngày 1/11/2002, tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn để đến cảng Hamburg. Đáng lẽ vào trước thời điểm này thì chủ hàng phải mua bảo hiểm cho lô tôm của mình, tuy nhiên đến mãi cho đến ngày 11/11/2002, khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn bộ hàng tôm trên tàu bị thiệt hại (hàng tổn thất toàn bộ) thì đại diện chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho toàn bộ hàng tôm này. Vào thời điểm đó, những người có chức vụ của công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỷ đồng và chia nhau.
Vụ việc đã được Công Ty PJICO điều tra và làm rõ. Theo đó, chủ lô hàng tôm của Công Ty TNHH Việt Thái Phong đã tìm cách thông đồng và tham gia cấu kết với nhân viên bảo hiểm của Công ty PJICO, ghi lùi ngày bán bảo hiểm trở về trước ngày thực tế đến mua. Do đó, Công ty bảo hiểm khó phát hiện được hành vi trục lợi này. Tuy nhiên, vụ việc cuối cùng đã được đưa ra ánh sáng và là lời cảnh tỉnh cho toàn ngành Bảo hiểm trong thời điểm năm 2002 và mãi cho đến sau này.
Ngoài ra Ánh còn biết đến vụ án trục lợi từ việc kê khai chi tiết đóng gói và làm chứng từ giả đến từ một công ty nhập khẩu tại Việt Nam vào năm nào thì Ánh không nhớ rõ =.=. Một lô hàng phân bón từ cảng Maconacon (Phillipin) về cảng Cái Lân (Việt Nam). Ở cảng đi thì lô hàng này được đo bằng phương pháp mớn nước với khối lượng đủ 10000 MT. Tại cảng đến thì lô hàng này vẫn đủ trọng lượng, tuy nhiên do quá trình gian lận trong bước đóng gói hàng hóa mà công ty bảo hiểm phải bồi thường vì không tìm đủ căn cứ chứng minh có gian lận.
Hiện nay ở nước ta vẫn có tình trạng trục lợi hàng hóa xuất nhập khẩu, tuy nhiên những lô hàng trục lợi chưa bị tổn thất lớn như những vụ việc trên. Tuy vậy, công ty bảo hiểm vẫn đề cao cảnh giác để hi vọng không gặp phải bất kì một trường hợp trục lợi nào từ phía chủ hàng và các bên liên quan.
Giải pháp khắc phục
Do nhận thấy trục lợi bảo hiểm hàng hải ngày càng trở thành một hiểm họa tiềm tàng lớn nên ở 3 nước có ngành hàng hải phát triển Mỹ-Úc và Anh đã lần lượt đưa ra những giải pháp hiệu quả.

– Tại Mỹ (năm 1992), Ủy ban phòng chống trục lợi bảo hiểm quốc gia (NICB) đã được thành lập, bao gồm 1000 công ty bảo hiểm thành viên.
– Tại Úc: năm 1980, thành lập một tổ chức tập trung để điều tra các đơn khiếu nại bảo hiểm. Những đơn vị này có kinh nghiệm chuyên môn cao và khi có nghi ngờ về đơn khiếu nại, lập tức đơn khiếu nại được gửi về đây để thẩm định rồi mới đưa ra quyết định từ chối hay bồi thường.
– Tại Anh: Năm 1856 một nhóm thành viên của Lloyp và đại diện các công ty bảo hiểm hàng hải tại Luân Đôn đã thành lập một Hiệp hội bảo vệ quyền lợi của họ khi gặp tình huống, hay lừa đảo, gian lận…
Một số giải pháp đề xuất cho Việt Nam:
– Đẩy mạnh các công tác quản lí rủi ro và quản lí các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại các công ty bảo hiểm.
– Nâng cao ý thức của nhân viên bảo hiểm về trục lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm về hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng.
– Thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi của các công ty bảo hiểm khi có hành vi trục lợi hay gian lận xảy ra.
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Kết luận
Hành vi trục lợi bảo hiểm do cá nhân hay sự cấu kết của các tổ chức đều mang lại hậu quả phải gánh chịu đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Do đó, về phía chủ hàng, nhân viên bảo hiểm và công ty bảo hiểm đều phải có sự tự giác, ý thức về vấn đề này. Nhà nước cần phải răn đe bằng những quy định chặt chẽ hơn để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, tạo môi trường thương mại trong sạch và lành mạnh khi hội nhập quốc tế và chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ngày càng phát triển.
Ánh hi vọng với chia sẻ của mình, các bạn đã có một cái nhìn tổng quan hơn về “trục lợi bảo hiểm”. Hi vọng các bạn luôn ủng hộ Songanhlogs và xem đây là nơi chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trên con đường Logistics của mình!
Cảm ơn các bạn
Trả lời