Bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đều có những nguyên tắc chung mà bạn cần phải chấp hành và thực hiện theo quy định, nếu bạn không làm theo những nguyên tắc chỉ định ấy thì sẽ bị xem là vi phạm, bị xử phạt và chắc chắn rằng bạn sẽ mất đi một số quyền lợi của mình. Trong hoạt động bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Với một ngành sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chịu bồi thường tổn thất khi có những biến cố, tai họa, tai nạn bất thường xảy ra thì những “nguyên tắc vàng” cần phải được áp dụng chính xác và hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm mà bạn cần phải tuân thủ:
1.Bảo hiểm chỉ bảo hiểm một sự rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn. ( Fortuity not certainty)
Cũng giống như việc nếu biết trước hôm nay trời mưa to thì bạn mang theo ô hoặc nắng to thì bạn mang theo nón và áo khoác chống nắng. Chúng ta thường làm những việc có lợi cho mình và không mạo hiểm để làm những việc gây bất lợi cho mình khi biết chắc rằng chúng sẽ xảy ra, chắc chắn xảy ra. Đối với ngành bảo hiểm thì đây là một trong những quy tắc hàng đầu mà bạn cần phải tuân thủ. Người bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho một rủi ro xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài ý muốn của con người mà ta không lường trước được chứ không bảo hiểm một điều bạn biết trước là sẽ xảy ra, chắc chắn xảy ra và đã lường trước. Phần bồi thường thiệt hại cũng dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại, mất mát do những rủi ro gây ra tổn thất, chứ không bồi thường cho phần thiệt hại chắc chắn xảy ra và đương nhiên xảy ra, không thể tránh khỏi.
2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ( utmost good faith)
Bảo hiểm làm việc dựa trên sự tin tưởng và tín nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, bạn cần phải thằng thắn, trung thực tuyệt đối với nhau, tin tưởng và không được lừa dối nhau để để gây thiệt hại cho đối phương. Hầu hết người bảo hiểm đều công khai những điều kiện, thể lệ hay giá cả của một hợp đồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết và họ sẽ không được phép nhận bảo hiểm cho một lô hàng, một đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn mà không gặp phải bất cứ rủi ro gì trong hành trình. Ngược lại, nếu bạn là người được bảo hiểm, bạn cũng phải đảm bảo việc khai báo chính xác thông tin chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm, những rủi ro và mối hiểm nguy, đe dọa mà bạn nghĩ rằng có ảnh hưởng xấu đến đến tượng bảo hiểm của mình. Và một lưu ý quan trọng là bạn không được mua bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất và thiệt hại.
3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
Bạn không thể mua bảo hiểm cho một căn nhà nếu đó không phải là căn nhà của bạn, bạn không sở hữu và sử dụng chúng. Chúng hoàn toàn không đem lại lợi ích gì cho bạn cả. Lợi ích bảo hiểm ở đây được nói đến là những quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở trong đối tượng bảo hiểm. Khi một đối tượng bảo hiểm mà bạn muốn bảo hiểm có lợi ích thì quyền lợi của bạn sẽ được đảm bảo nếu đối tượng bảo hiểm đó không gặp phải những rủi ro, tổn thất và an toàn.
Nếu không có lợi ích bảo hiểm thì bạn không thể kí kết một hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, quyền lợi của bạn bị ảnh hưởng và bạn bị thiệt hại về tài chính thì bạn mới được nhận bồi thường.
4. Nguyên tắc bồi thường ( indemnity)
Số tiền bồi thường trong những hợp đồng bảo hiểm cho ngành Logistics là rất lớn, do đó khi tham gia bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường cần được tuân thủ một cách chặt chẽ. Đối với nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường một cách đầy đủ và kịp thời nhằm khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của đối tượng bảo hiểm, không hơn, không kém. Đặc biệt, không được phép gian lận và trục lợi khi bồi thường.
5.Nguyên tắc thế quyền ( subrogation)
Nếu có người thứ ba phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn thất của đối tượng bảo hiểm thì sau khi doanh nghiệp đã bồi thường cho người được bảo hiểm, họ có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi bên thứ ba bồi thường lại cho mình nằm trong phạm vi trách nhiệm dân sự của bên thứ ba. Hầu hết trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì nguyên tắc này được áp dụng.
Đây là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết nếu bạn muốn tham gia vào hoạt động bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm mà bạn đang có. Nếu thực hiện đúng những nguyên tắc này, lợi ích của bạn sẽ được đảm bảo mà không bị xâm phạm và gặp bất cứ rủi ro nào.
Cindy Nguyen viết
anh oi cho em hoi .khi minh xuat khau mot lo hang di thi can lam nhung gi
sunny viết
Chị ơi cho em hỏi Certificate of Non-Manipulation gọi là giấy chứng nhận gì ạ? em cảm ơn chị.
Song Ánh Trần viết
Chào bạn, đây là giấy chứng nhận cho lô hàng của bạn khi có quá cảnh ở nước khác nhằm chống gian lận thương mại.
Bạn có thể xem mẫu
My Ngoc viết
A cho e hỏi: hàng quá cảnh từ Campuchia qua VN rồi xuất đi Ý thì hải quan cửa khẩu Mộc Bài sẽ xác nhận giúp cái mẫu này đúng k a?