Ngân hàng, bảo hiểm và vận tải-giao nhận hàng hóa là những ngành nghề và lĩnh vực liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thúc đẩy ngành Logistics phát triển. Với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, những hiệp định tự do hóa thương mại được kí kết giữa các nước tạo đà tăng trưởng cho cán cân thương mại thu được từ ngành Logistics. Ngành này mở ra một hướng đi triển vọng cho các bạn trẻ đã và đang ngồi trên ghế nhà trường và đam mê Logistics.
Vì sao bảo hiểm hàng hải lại quan trọng ?
Bất cứ một ngành kinh tế nào hay một hoạt động kinh tế nào cũng đều gặp phải những rủi ro một cách ngẫu nhiên và bất thường. Do đó, ngành bảo hiểm đang được xem là công cụ để giúp bù đắp những thiệt hại, mất mát về người cũng như tài sản của nhà nước, doanh nghiệp…đặc biệt là ngành bảo hiểm hàng hải. Bạn biết vì sao bảo hiểm hàng hải ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và mạnh mẽ đến như vậy không? Theo thống kê cho thấy, ngành xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỉ trọng cao trong cán cân thương mại. Với khả năng chuyên chở lớn và thời gian chuyên chở kéo dài, nguy cơ gặp phải những rủi ro về thiên tai, núi lửa…gây thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, không thể nào bù đắp được. Do đó, sự ra đời của bảo hiểm hàng hải được xem là ngành mũi nhọn đảm bảo việc chuyên chở hàng hóa an toàn trên một hành trình từ cảng này đến cảng khác, từ nước này đến nước khác và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi xảy xa tổn thất cho người xuất khẩu, nhập khẩu.
Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên sông, trên bộ liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng chuyên chở trên biển. Hầu hết khi hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển thì chủ doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và tài sản chung trong suốt hành trình. Người ta cho rằng, sự ra đời của bảo hiểm hàng hải là từ những người cho vay nặng lãi nằm ở phía Bắc Italia. Họ cho chủ tàu đi biển vay những khoản vay nợ rất lớn với điều kiện sau: Nếu hành trình an toàn, trót lọt thì những người này phải trả một khoản lãi rất cao và ngược lại, nếu tàu bị đắm hay gặp rủi ro mất hết thì xóa được nợ. Loại hình bảo hiểm này sau đó phát triển ở Anh, vì ở đây có ngành ngoại thương, đóng tàu phát triển bậc nhất thế giới. Và ngày nay, những mẫu đơn bảo hiểm của tàu và hàng của bảo hiểm Anh vẫn được áp dụng phổ biến rộng rãi.
3 loại cơ bản của bảo hiểm hàng hải :
– Bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance): Đây là loại bảo hiểm cơ bản nhất trong bảo hiểm hàng hải, hầu hết những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc hay các thiết bị khác trên tàu, kèm them đó là bảo hiểm cước phí hay các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu bắt buộc phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (hay còn gọi là P&I Insurance): Đây là loại bảo hiểm những thiệt hại và tổn thất gây ra mà phát sinh từ chính trách nhiệm của chủ tàu trong suốt quá trình sở hữu hay kinh doanh, khái thác tàu biển.
– Một loại hình bảo hiểm tất yếu của bảo hiểm hàng hải đó là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance)
Những loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải
Hầu hết những rủi ro trên biển đều được bảo hiểm hàng hải bảo hiểm. Nhưng không phải vì vậy mà khi mua bảo hiểm hàng hải là bạn chắc chắn rằng sẽ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã kí. Một số rủi ro sẽ bị loại trừ và không được bảo hiểm khi bạn mua bảo hiểm hàng hải cho hành trình chuyên chở hàng đi biển của mình. Để củng cố lại kiến thức cho mình, hãy cùng Songanhlogs tìm hiểu những loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải nhé!
Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro thì ta có thể phân chia thành các loại sau đây:
– Thiên tai (Acts of God): Hiện tượng biển động, bão, gió lốc, sét đánh, động đất, núi lửa…là những hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên mà ngay chính con người không thể chi phối được.
– Tai họa của biển: (Perils of the sea): Loại trừ những rủi ro về thiên tai, những tai nạn xảy ra đối với con tàu của bạn khi ở ngoài biển như mắc cạn, cháy nổ, đâm va nhau, hay va phải đá ngầm, đâm phải những vật thể khác, tàu của bạn bị lật úp, mất tích được xem là tai họa của biển.
– Các tai nạn bất ngờ khác: Những thiệt hại xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ ở bên ngoài không nằm trong những tai họa của biển được nêu trên. Chúng có thể xảy ra trên biển hoặc trên bộ, trên không và ngay cả trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, hấp hơi, lây bẩn hay lây hại…đều được xem là các rủi ro phụ (extraneous risk)
– Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội gây nên: Các loại rủi ro như chiến tranh, nội chiến, bạo động, và các hành động thù địch khác, tàu và hàng bị tịch thu và bắt giữ; các rủi ro do đình công và các hành động khủng bố hoặc do những người khủng bố gây ra cũng được xem là rủi ro trong bảo hiểm hàng hải.
– Những thiệt hại mà nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là do chậm trễ, hoặc những rủi ro do bản chất hay tính chất đặc biệt mà đối tượng bảo hiểm có.
Ngoài ra, xét về mặt bảo hiểm thì có thể phân ra 3 loại rủi ro chính. Để nắm chắc kiến thức và củng cố chúng, bạn cần lưu ý 3 loại rủi ro chính dưới đây:
– Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Đây là các loại rủi ro mà khi chúng xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ được bảo hiểm một cách bình thường mà không có bất cứ trở ngại gì theo các điều kiện bảo hiểm gốc: A, B hoặc C. Các loại rủi ro này đều có tính chất bất ngờ, xảy ra một cách ngẫu nhiên và không thể lường trước được, nằm ngoài ý muốn và mong muốn của chúng ta. Chẳng hạn như: thiên tai, những tai nạn và tai họa của biển gây ra, chúng bao gồm cả rủi ro chính và những loại rủi ro phụ nêu trên.
– Rủi ro phải bảo hiểm riêng: Nhắc tới định nghĩa này chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay những loại rủi ro riêng và đặc biệt. Nếu muốn được bảo hiểm thì bạn phải thỏa thuận thêm và thỏa thuận riêng chứ không bao gồm các điều khoản bồi thường theo bảo hiểm gốc A, B, C. Những loại rủi ro được xem là đặc biệt và phải mua bảo hiểm riêng như: rủi ro chiến tranh, đình công hay khủng bố…
– Rủi ro không được bảo hiểm (excluded risks): Bên cạnh những rủi ro thông thường, luôn luôn được bảo hiểm thì có những loại rủi ro mà cho dù bạn mua bảo hiểm hàng hải theo điều kiện nào cũng không được bảo hiểm. Bởi chúng là những loại rủi ro mà đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, đó là các thiệt hại và mất mát do nội tỳ và ẩn tỳ của hàng hóa, hay do lỗi của người được bảo hiểm, những rủi ro mang tính chất thảm họa mà chính chúng ta không thể lường trước được quy mô cũng như mức độ và hậu quả của nó.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản và cần thiết về bảo hiểm hàng hải và những loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải để giúp bạn học tốt hơn trong môn Bảo hiểm hoặc cung cấp nền tảng vững chắc về bảo hiểm trong Logistics.
Huyền viết
Chào anh Ánh,
Anh có thể viết thêm bài cho ví dụ rõ về việc đền bù thiệt hại bảo hiểm đối với 4 bên (chủ hàng-người mua hàng-hãng tàu-bên bảo hiểm) khi tàu bị đâm va, hàng hóa bị hư hại trong lúc vận chuyển,… theo các điều kiện bảo hiểm A-B-C được không ạ? Em không rõ lắm về vấn đề này
Cảm ơn anh!
Song Ánh Trần viết
Vấn đề này chắc anh phải tìm lại tài liệu các ví dụ.
Thu Hương viết
Dear Anh,
Bắt đầu từ 1/7 này áp dụng VGM cho hàng xuất.
Anh có thể chỉ cho em biết cái quy trình kiểm soát khối lượng toàn bộ container này qua hãng tàu RCL được ko ạ?
1. trong trường hợp cân tại cảng
2. trong trường hợp ko cân tại cảng
rất mong nhận đượ phẩn hồi từ anh, cái này mới em bỡ ngỡ ko hiểu gì. hỏi hãng tàu cứ trả lời cho qua.
Song Ánh Trần viết
Chào em,
anh đang viết 1 bài viết về vấn đề này.