Trong cuộc sống hằng ngày hay trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, chúng ta thường gặp phải những rủi ro, tai nạn, những sự cố xảy ra một cách bất ngờ và ngẫu nhiên mà ngay chính bản thân cũng không thể lường trước được. Những tai nạn, tai họa hay sự cố xảy ra một cách bất ngờ và ngẫu nhiên ấy được gọi chung là rủi ro (Risk). Chính vì thế, con người sẽ tự mình áp dụng những biện pháp đơn giản để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó như: tránh rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, tự mình khắc phục rủi ro hay chuyển nhượng rủi ro này cho một người khác. Biện pháp được xem là đơn giản và tối ưu hóa nhất để hạn chế rủi ro một cách tối đa chính là việc chuyển nhượng rủi ro cho một công ty khác (risk transfer) hay còn gọi là “bảo hiểm”.
Bạn biết đấy, bất cứ một ngành nghề hay công việc nào cũng có thể gặp phải những rủi ro mà ta không thể lường trước được. Do đó, bảo hiểm đã ngày càng trở thành một công cụ cần thiết và quan trọng để trấn an và củng cố tinh thần con người trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, với ngành Logistics thì đây được xem là một trong những chìa khóa hàng đầu để thúc đẩy ngành Logistics phát triển, song song với dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa.
Bảo hiểm là giải pháp hoàn hảo để giúp các doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong buôn bán quốc tế, mặt khác giải quyết được tình trạng thiếu vốn và thiệt hại nếu chẳng may có rủi ro xảy ra. Nếu bạn tham gia vào một nghiệp vụ bảo hiểm nào đấy, trong quá trình chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến, hàng hóa của bạn bị ẩm ướt do tránh bão thì phần tổn thất sẽ được người bảo hiểm bồi thường theo quy định của các điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Những điều khoản được bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bạn hạn chế rủi ro tổn thất hàng hóa một cách tối đa nhất mà không có biện pháp nào có thể thay thế được. Như bạn đã biết, ngành Logistics đem lại doanh thu khá lớn cho một doanh nghiệp khi tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế, nhưng đây cũng là một trong những ngành chiếm tỉ lệ rủi ro cao và chịu thiệt hại do những tổn thất gây ra là rất lớn. Dù quá trình chuyên chở bằng vận tải đường biển hay đường hàng không…cũng đều phụ thuộc vào vấn đề thời tiết, trong khi đó thời gian di chuyển và vận chuyển hàng lại kéo dài, hành trình trên biển có thể bị thay đổi do những biến cố xấu gây ra. Đặc biệt, số lượng hàng hóa chuyên chở trên tàu hay trên máy bay khá lớn, chẳng may gặp những rủi ro bất thường đều khiến doanh nghiệp bị thiệt hại một phần vốn đáng kể. Do đó, họ sẽ gặp phải những khó khăn trong việc xoay vòng vốn và duy trì sản xuất.
Vậy tại sao phải mua bảo hiểm trong Logistics? Việc kí kết một hợp đồng bảo hiểm là điều vô cùng cần thiết, vì chúng sẽ giúp bạn giải quyết rủi ro trong tương lai một cách nhanh nhất nếu có thể xảy ra. Với bản chất phân chia tổn thất của số ít chia cho số đông (những người tham gia bảo hiểm), những thiệt hại, mất mát về tải sản và con người được bù đắp một phần, doanh nghiệp nhanh chóng xoay được vòng vốn để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, việc mua bảo hiểm khi tham gia vào ngành Logistics còn tăng thu cán cân thanh toán nhà nước khi sử dụng được các khoản tiền nhàn rỗi một cách có hiệu quả hơn. Mặc khác, phần lớn vận chuyển đường biển hay đường hàng không đều phụ thuộc vào các khâu trung gian hay các công ty vận chuyển trung gian. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối với hàng hóa tránh trường hợp chủ tàu và người chuyên chở tham lam có thể gây tổn thất cho chủ hàng hay doanh nghiệp.
lê như quỳnh viết
Em có thắc mắc, theo số liệu thống kê 2015 thì các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài thường là các doanh nghiệp có doanh thu phí bảo hiểm lớn và xếp hạng cao hơn so với các doanh nghiệp bảo hiểm VN. Tuy nhiên khi xem số liệu 5 doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thì lại chỉ có các doanh nghiệp bảo hiểm của VN: Bảo Việt,PVI,PTI, Bảo Minh, PJICO. em thấy số liệu của chúng mâu thuẫn với nhau vậy mà khi đưa ra nhận xét thì họ lại nói rằng:” doanh thu phí bảo hiểm chủ yếu là các công ty bảo hiểm nước ngoài được hưởng lợi”.
Anh có thể giải thích cho e đc k ạ?
Em cảm ơn!
Song Ánh Trần viết
Chào bạn,
Bạn chưa nói rõ thông kê theo gì hả bạn?
Công ty bảo hiểm nước ngoài có thể họ bảo hiểm những việc lớn nên phí bảo hiểm cao, còn bảo hiểm nhân thọ chỉ là 1 mảng của bảo hiểm.
nguyễn thị ngọc hân viết
dear mr Ánh
em cho chị hỏi, chị muốn mua bảo hiểm cho hàng đã nhập về Cảng, nhưng còn phải vận chuyển đến công trình ở Đồng Tháp thì thủ tục thế nào?
Song Ánh Logs Support viết
Chào chị,
Từ cảng về Đồng Tháp thì chị mua thêm bảo hiểm vận chuyển nội địa và xếp dỡ 2 đầu chị nhé, thủ tục rất đơn giản chị chỉ cần liên hệ các công ty bảo hiểm (ví dụ: bảo minh, bảo hiểm bưu điện…) bên đó họ sẽ gửi cho chị giấy yêu cầu bảo hiểm, chỉ cần điền đầy đủ thông tin gửi lại, sau khi có hợp đồng bảo hiểm thì chị chuyển tiền là xong chị nhé.
DUY NAM viết
Dear anh,
Anh có thể cho em được biết thêm là nếu hàng hoá được bào hiểm xảy ra tổn thất thì thực tế qui trình bồi thường và thủ tục có kéo dài và phức tạp hay ko ạ?
Em cảm ơn
Song Ánh Trần viết
Thường thì cũng phức tạp lúc này giải quyết dựa vào nhiều yếu tố như : nguyên nhân xảy ra rủi ro, gói hợp đồng em mua là gì, hàng hóa gì, điều kiện ngoài hợp đồng….
Nhưng đã rủi ro xảy ra thì shipper thường là người thiệt hại nhiều nhất.