Khi bạn xuất khẩu hay nhập khẩu thường được đề xuất 2 điều kiện giao hàng là FOB, CIF. Vậy FOB là gì? CIF là gì? Bài viết này sẽ định nghĩa và so sánh giống nhau và khác nhau giữa điều kiện FOB & CIF để giúp bạn chọn một phương pháp giao hàng (hợp đồng) phù hợp nhất. Trong làm thực tế người ta có thể gọi là giá FOB, giá CIF.
Các bạn luôn chú ý những điều kiện giao hàng FOB hay CIF được quy định trong Incoterm chỉ là khuyến khích sử dụng chứ không bắt buộc. Việc áp dụng Incoterm 2010 hay 2000 là do thoả thuận của người mua và người bán. Incoterm 2010 đã bỏ điều kiện CNF do đó nếu dùng theo Incoterm 2000 thì bạn và khách hàng vẫn có thể sử dụng điều kiện CNF trong hợp đồng ngoại thương.
FOB Là Gì? – Free On Board
FOB – Free On Board ( hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer). Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở. Dân trong ngành thường gọi một cách quen thuộc là hợp đồng FOB, giá FOB….thì có nghĩa là hợp đồng ngoại thương đang áp dụng theo điều kiện FOB trong incoterms.
Về mặt thuật ngữ quốc tế trong hợp đồng phải chỉ rõ cảng (địa điểm xếp hàng). Với cấu trúc FOB + Vị trí xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro). Lấy tên cảng xếp hàng để biết được địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ các bên.
Ví dụ FOB Cát Lái có nghĩa cảng xếp hàng là Cát Lái vị trí chuyển rủi ro người bán Việt Nam cho khách hàng nước ngoài tại cảng Cát Lái của Việt Nam, FOB ShangHai (cảng xếp hàng Shanghai)…

Ưu điểm: Người bán (seller) không cần phải tìm đơn vị vận chuyển (forwarder hay hãng tàu), không phải mua bảo hiểm hàng hoá, địa điểm chuyển rủi ro sớm, bạn cũng không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng của bạn.
Nhược điểm: Bạn phải luôn vào tình huống bị động vì người mua book cước tàu. Ví dụ họ book tàu ngày 19 tuy nhiên ngày 22 bạn mới đủ hàng thì bạn phải luôn nằm trong thế bị động, bạn có thể gặp khó khăn khi kéo container hoặc đóng hàng vào container, ngoài ra việc tu chỉnh chứng từ cũng khó khăn hơn, bạn khó có khả năng chủ động giá thị trường khi thị trường biến động vì bản chất là bạn không làm với nhiều nhà cung cấp, Ví dụ: nếu cộng cả giá cước tàu, cộng giá bảo hiểm… thì người mua hàng sẽ không biết được giá hàng thực sự của bạn bao nhiêu, do đó khi khách hàng nước ngoài mua hàng họ thường yêu cầu người bán Việt Nam chào 2 giá FOB và CIF để họ so sánh?. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên giành được thế chủ động. Vì rủi ro vận chuyên trên biển là không quá nhiều với những mặt hàng công nghiệp. Việt Nam chúng ta thích FOB hơn vì chưa tự tin và chúng ta bắt đầu từ xuất khẩu nông nghiệp, mà hàng nông nghiệp dễ hư hỏng do chưa có công nghệ bảo quản tốt do đó xuất FOB thành một thói quen. Theo tập quán thương mại nhiều quốc gia trên thế giới thì hầu hết các công ty nhỏ thường xuất khẩu FOB. Hơn nữa chúng ta thường hiểu lầm vị trí chuyển rủi ro FOB và CIF, thực tế là FOB và CIF vị trí chuyển rủi ro là như nhau.
Tại Mỹ và Canada còn phân biệt “FOB vị trí xếp hàng” và “FOB vị trí đến”. Vị trí này cũng là nơi chuyển giao trách nhiệm bên bán cho bên mua, nếu “FOB điểm xếp hàng” vị trí chuyển giao trách nhiệm là cảng xếp hàng, còn “FOB vị trí đến” thì chuyển rủi ro tại cảng đến. Tuy nhiên cách sử dụng của Mỹ và Canada không phù hợp với Incoterm và vận tải quốc tế.
CIF Là Gì? – Cost, Insurance, Freight
CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong incoterm với chữ viết tắt của Cost + Insurance + Freight tức là giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu. Thường trên hợp đồng được viết liền với tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng ĐẾN. Chẳng hạn CIF Seoul. Như vậy, về cơ bản CIF phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế.
Rất nhiều bạn hiểu nhầm về vị trí chuyển rủi ro và trách nhiệm của CIF. Các bạn thường nghĩ rằng hàng hoá phải qua đến cảng đến mới hết trách nhiệm. Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng, người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng

Theo như ví dụ trên CIF Seoul (Cảng dỡ hàng, cảng đến) thì người bán Việt Nam (seller) sẽ mua bảo hiểm cho lô hàng, chuyển đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cùng với bộ chứng từ đầy đủ cho người mua Hàn Quốc (buyer) đến cảng Seoul – Hàn Quốc (cảng đến). Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng (Cát Lái).
Hầu như rất nhiều những bạn đang học xuất nhập khẩu, những bạn xuất hàng kể cả những bạn làm thủ tục hải quan đều nhầm lẫn vấn đề này. Những công ty xuất khẩu nhỏ thường nghĩa rằng xuất FOB cho chắc chắn và an tâm vì chỉ giao hàng đến cảng. Tuy nhiên việc xuất CIF địa điểm chuyển rủi ro cũng là cảng xếp hàng. Do đó ban nên cân đối lợi nhuận để có quyết định có lợi nhất.
So Sánh FOB và CIF
Giữa 2 điều kiện này có nhiều điểm giống nhau và khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn.
Giống nhau FOB và CIF
– Đều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng.
– Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi).
– Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
Khác nhau giữa FOB và CIF
– Điều kiện trong Incoterm: điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu. điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
– Bảo hiểm: FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.
– Trách nhiệm vận tải thuê tàu: FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
– Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).
Kết Luận
Trong bài viết này đã trình bày cơ bản trách nhiệm và vị trí chuyển rủi ro của FOB và CIF. Cả hai điều kiện FOB và CIF đều có vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng.
FOB – người bán (seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (buyer). Người bán không cần phải thuê tàu, không cần phải mua bảo hiểm. Cấu trúc tên gọi FOB + Cảng Xếp Hàng
CIF – người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu. Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng. Cấu trúc tên gọi CIF + Cảng Đến
FOB và CIF đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bạn nên cân đối để chọn lựa FOB hay CIF phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Ngoài hai điều kiện này, trong incoterm còn rất nhiều các điều kiện giao hàng khác như ExWork, DDU…
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Chúc bạn sức khoẻ, thành công và luôn hạnh phúc!
Cảm ơn bài viết của bạn!
Mình chưa rõ lắm về vấn đề này:
Như bạn đề cập là nếu chọn CIF thì người bán vẫn phải có trách nhiệm cho tới khi hàng cập bến bên người mua. VVậy thì khái niệm “vị trí chuyển rủi ro” của CIF có ý nghĩa gì trong giao dịch giữ 2 bên? Và bản chất của “vị trí chuyển rủi ro” là gì (khi mà trách nhiệm của người bán vẫn kéo dài tới cảng bên kia)?
Cảm ơn giải đáp của bạn!
Chào bạn,
Đối với điều kiện CIF thì người bán chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa đến khi hàng được đưa lên trên tàu tại cảng đi thôi bạn nhé. Ngoài ra người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hóa tới cảng đích.
Thông tin đến bạn !
Công ty em cần nhập khẩu lô hàng mà nếu kí hợp đồng cũng phải 2 tháng sau mới có hàng để vận chuyển. Giá cước biển đang biến động, Bên Bán nói bây giờ có chốt giá CIF thì tới lúc đó mà O/F tăng quá thì họ cũng ko muốn chịu phần chênh lệch, gợi ý đi FOB. Nhưng lô hàng phức tạp, nhập lần đầu nên lúc đầu mới định nhập CIF cho yên tâm. Vậy trong tình hình hiện tại thì nên chọn cách thức nào ạ? Em cảm ơn.
Chào bạn,
Theo mình thì vì lô hàng đầu tiên này rất phức tạp và cần đảm bảo an toàn tuyệt đối nên chọn CIF vì nó bao gồm đủ sự an toàn tuyệt đối về bảo hiểm về cước phí sẽ do bên shipper chịu, mặc dù giá cước biển dao động thất thường nhưng cũng chỉ phần nào nó không lớn lắm vì vẫn còn nằm trong khuôn khổ cho phép, còn như FOB thì nếu có khó khăn gì xảy ra khi ship hàng thì consignee là cty bạn có thể sẽ còn thiệt hại nhiều hơn nữa, bạn có thể suy nghỉ thêm nha. (lô đầu lúc nào cũng cần chuẩn xát 100% thì mới an toàn tuyệt đối bạn ah).
Thế bên Bán nói giá CIF hợp đồng là như thế, nhưng nếu cước biển lúc ship hàng tăng lên thì bên e phải trả thêm giá chênh lệch đó, . Như thế có bị lằng nhằng và không rõ ràng ko ạ?
Cảm ơn phản hồi của anh. Nhưng về phần bảo hiểm thì sẽ do shipper chọn, mình sẽ không kiểm soát được trong đó có những hạng mục gì. Điều này liệu có tạo nên rủi ro gì cho người mua nếu hàng hóa có vấn đề mà không được đề ra trong bảo hiểm? Và nếu cứ đi FOB thì liệu có lợi hơn ở việc tự chọn hãng tàu không ạ?
Chào bạn,
– FOB hay CIF cũng tùy trường hợp bạn nhé, nhưng nếu bên bạn sợ rủi ro thì 2 điều kiện này rủi ro là như nhau. Nếu muốn người bán chịu trách nhiệm nhiều hơn thì nên xem xét sang các điều kiện D.
– Bạn có thể kiểm tra cước tàu nếu bạn book cước thì giá như thế nào, sau đó cộng với tiền bạn tự mua bảo hiểm xem có lợi hơn CIF hay không, nếu lợi hơn thì chọn.
– Nếu chọn CIF, thì phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng là shipper phải mua bảo hiểm điều kiện nào, A,B, hay C, vì nếu bạn không nói gì shipper sẽ mua với bảo hiểm rẻ nhất.
– Rủi ro : CIF và FOB, cả 2 điều kiện này địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua đều là sau khi hàng được đặt an toàn trên tàu, sau khi hàng được đặt trên tàu rồi thì người bán sẽ không chịu rủi ro đối với hàng hóa trên đường nữa. CIF chỉ hơn FOB ở chỗ người bán trả thêm tiền cước tàu tới cảng đến và mua bảo hiểm mà thôi, nếu trên đường có rủi ro gì thì người mua tự liên hệ và giải quyết với bên bảo hiểm.
Bạn xem xét kỹ lại và đưa ra lựa chọn phù hợp nha.
Thông tin đến bạn !
E xin cảm ơn.
Chào anh, công ty em lần đầu nhập khẩu lô hàng máy móc từ TQ. Lô hàng phức tạp dùng cả container HC và cont FR. Không biết là đi theo FOB hay CIF sẽ có lợi cho công ty em hơn? Hiện tại ngoài việc hiểu CIF là chỗ bên bán book tàu, và trả thêm bảo hiểm thì không thấy có sự so sánh về lợi – hại của hai 2 hình thức này. Mong sớm nhận được phản hồi từ anh.
Chào bạn,
Như bạn hàng nhập về phức tạp thì theo mình bạn nên chọn CIF nó sẽ tốt hơn, vì:
. CIF: đồng nghĩa là shipper sẽ lo mọi thủ tục thông quan xuất khẩu, sẽ chịu mọi chi phí đến cảng, chi phí vận chuyển trên biển, chi phí bảo hiểm trên biển, shipper sẽ trả hết tất cả chi phí cho tới khi tới cảng nước nhập. (lúc này bạn sẽ chỉ chịu chi phí đưa xe tới nhận hàng và mọi thủ tục còn lại- bạn sẽ chủ động hơn vì nếu thời gian vận chuyển trên biển có phát sinh gì thì bạn không cần phải chịu đó là nhiệm vụ của shipper).
.FOB: Shipper sẽ thông quan tờ khai xuất khẩu, các chi phí vận chuyển hàng tới cảng (tới lan can tàu) là shipper hết trách nhiệm- phần còn lại là Cpnsignee bạn chịu hết nên với hàng cồng kềnh và phức tạp bạn nên chọn CIF để giao phó phần an toàn và trách nhiệm này cho shipper họ lo sẽ tốt hơn.
Hi anh,
Bên em lần đầu xuất khẩu cá sang Kaoshiung – Đài Loan. Bộ phận chứng từ làm commercial invoice & packing list. Lô hàng này xuất theo điều kiện CFR nhưng trong invoice và lô hàng đã được thông quan rồi.
Nhưng bên cnee yêu cầu sửa lại thông tin trên invoice mục TOTAL (CFR VIETNAM) thành TOTAL (CFR KAOSHIUNG) để thông quan bên đầu Đài Loan.
Bây giờ bên em làm lại invoice khác, sửa lại thông tin này và đóng dấu + ký vô invoice sau đó scan ra và gửi bản scan cho đầu Đài Loan để làm thủ tục hải quan thì có bị ảnh hưởng gì không ạ ?
chào bạn,
Làm đúng bộ chứng từ xuất khẩu là ở điều kiện C, tức bạn phải để là ” CFR Kaoshiung” ghi cảng ở nơi đến, và khi bạn sữa lại Invoice thì không vấn đề gì với tờ khai và HQ việt nam bạn nha.
Dạ cho em hỏi trong sales contract thì mình như vậy có đúng không ạ, Say: US Dollars One hundred ninety eight thousands Two hundred seventy seven and Tweenty-four cents only./. – CIF Haiphong and Hochiminh ports (INCOTERMS 2010)- included local charges THC,EBS,CIC etc. các khoản chi phí này có được bao gồm trong giá bán không ạ. Em cảm ơn
Chào bạn,
“Included local charges” có nghĩa là đã bao gồm local charge rồi đó bạn, tuy nhiên bạn lưu ý vì bạn mua hàng theo điều kiện CIF nên local charge mà được đề cập đến chỉ là local charge ở đầu xuất thôi đó bạn, khi hàng về tới VN hàng tàu hoặc đại lý hãng tàu ở VN sẽ thu thêm local charge đầu nhập nữa, cái này thì bên bạn trả.
Dạ cho em khỏi nếu nhập khẩu giá fob thì trong hợp đồng mình không ghi cảng giao hàng, mà chỉ ghi cảng nhận hàng là ở đâu được không ạ? Xin cảm ơn!
Chào Em,
Được nha em, nếu ghi rõ càng tốt , ko thì cũng ko ai bắt buộc mình thể hiện đầy đủ chi tiết này trong contract.
Chúng tôi có một khách hàng muốn vận chuyển fob mà tôi chưa rõ hình thức. Bạn có thể tư vấn cho tôi đc ko..
Email của tôi: hungngva1989@gmail.com
Chào Anh,
FOB: Free on board là hình thức vận chuyển mà người bán sẽ làm thủ tục thông hóa hàng hóa ok hết và vận chuyển hàng bằng đường thủy nội địa hay đường biển tới lan can tàu, phần còn lại từ lan can tàu tới tay người nhận thì người nhận consignee sẽ lo hết.
Nhà nhập khẩu thuê FWD làm quy trình nhận hàng theo FOB . FWD nhận được tin khi tàu về đến cảng nhập
đã đâm va vào một cần cẩu tại cảng, dẫn đến hư hại cả tàu và cần cầu.
Hãng tàu đang xác định những hàng hóa bị tổn thất. Trong trường hợp này, người
giao nhận có những phương án giải quyết tình huống này như thế nào?
Có những trường hợp nào xảy ra ạ?
mong ad giải giúp mình bài này với ạ, mình cảm ơn nhiều ạ
Ngày 8/4/2019 công ty CEMEX (Việt Nam) ký hợp đồng số 001/NK-19 mua của công ty KOMO (Hàn Quốc) 20 xe ô tô vận tải nhẹ HUYNDAI 2,5 tấn đã qua sử dụng, chất lượng tốt, sản xuất từ 2017 trở đi với giá 4000 USD/chiếc, điều kiện CIF cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, thanh toán bằng L/C trả chậm 1 năm (lãi suất 8%/năm), trị giá hợp đồng 86.400 USD.
Ngày 25/4/2019 CEMEX đã xin mở một L/C trị giá 86.400 USD cho lô hàng trên.
Ngày 8/6/2019 ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với hợp đồng và phù hợp với L/C nên đã ký chấp thuận thanh toán hối phiếu trị giá 86.400 USD đáo hạn ngày 2/7/2019.
Ngày 10/6/2019 hàng về đến cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh. Khi kiểm hóa, Hải quan đã phát hiện một số khung xe bị mờ, không rõ số khung và có hiện tượng tẩy xoá nên đã đề nghị giám định. Kết quả giám định cho thấy:
+ 03 xe sản xuất năm 2017,
+ 12 xe sản xuất năm 2012,
+ 05 xe sản xuất năm 2010,
Vì vậy, Hải quan lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với CEMEX, tạm giữ xe một thời gian, toàn bộ thiệt hại mà CEMEX sẽ phải chịu khoảng 600 triệu đồng Việt Nam.
(Ô tô cũ nhập khẩu về Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km (mười nghìn)).
Câu hỏi:
1. Theo bạn CEMEX có cơ sở để khiếu nại KOMO không? Nếu khiếu nại thì phải lập bộ hồ sơ gồm những gì?
2. Bạn hãy giúp CEMEX đưa ra hướng giải quyết sao cho phía KOMO có thể chấp nhận và quyền lợi của CEMEX được bảo vệ.
ad cho mình hỏi với ạ
mình nhập khẩu hàng của công ty hàn quốc với điều kiện CIF, chứng từ thanh toán L/C trả chậm
khi nhận hàng thì mình thấy thiếu hàng và sai loại hàng so với hợp đồng đã ký
vậy mình có được quyền khiếu nại phía công ty hàn quốc k ạ
mình cảm ơn
chào bạn,
Được quyền khiếu nại và cũng có thể không nhận hàng và yêu cầu bồi thường nha bạn, vì trên hợp đồng thương mại luôn thể hiện nội dung hàng hóa đạt yêu cầu, đủ số lượng… và nếu sai hơp đồng thì người nhận hàng có đủ mọi quyền nha bạn.
tại sao ở đây không phải khiếu nại bảo hiểm mà khiếu nại công ty hàn quốc vậy ạ
chào bạn,
Khi người bán xuất hàng đến bạn, thì cont hàng ở tại kho nhà máy của họ, và chính họ là người kiểm hàng, là người cân đo đông đếm mọi thứ, thậm chí kiểm hải quan nước họ và bấm seal, và khi hàng về tới tay công ty bạn mà seal vẫn còn nguyên vẹn, cont không bị đập phá, thì dĩ nhiên là BẢo hiểm họ không biết, bảo hiểm chỉ châp nhận bồi thường khi hàng về bị hư hỏng có nguyên do cụ thể và qua sự giám định đàng hoàng, riêng thiếu hàng chỉ duy nhất bên bán chịu bạn nha.
Vậy có khiếu nại được bên bảo hiểm theo điều kiện cif k ạ
chào E,
E không thể khiếu nại được bên Bảo hiểm e nha, vì CIF là có phần bảo hiểm nhưng chỉ bảo hiểm về tai nạn hàng hóa khi vận chuyển, còn về thiếu hụt hàng hóa bảo hiểm không liên can nha E, thiếu hàng chỉ có người bán là phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
ajCho e hỏi với ạ
Tại sao lại không phải khiếu nại bên bảo hiểm mà lại khiếu nại bên công ty hàn quốc ạ?
Chứng từ L/C trả chậm có tác dụng gì với bên mua không ạ?
chào bạn,
Hàng thiếu và không chất lượng thì khiếu nại nơi bán là đúng vì họ là người ship hàng đến consignee, ngân hàng đâu liên quan gì tới khiếu nại về hàng hóa bạn, và chứng từ L/C trả chậm là do thỏa thuận giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng thương mại, trả chậm hay trả ngay thì khi đúng nguyên tác hợp đồng thì đúng thời gian sẽ được thanh toán, nếu sai thì dĩ nhiên sẽ không thanh toán như đúng nội dung LC được.
Em chào ad ạ. Em muốn anh chị giải thích cho em một vài câu hỏi sau ạ. Em cám ơn
Người Mua (Pháp) và người Bán (Cuba) ký với nhau một hợp đồng mua bán
10.000 MT đường kính trắng đóng trong bao PP. Hàng được giao theo điều
kiện FOB (Incoterms 2010).
Trong hợp đồng chuyên chở ký với hãng vận tải có ghi: “Người thuê tàu có
nghĩa vụ xếp hàng lên tầu, dỡ hàng xuống tầu, tự chịu mọi chi phí và rủi ro để
xếp, dỡ hàng”. Hàng được xếp thông khoang từ đáy đến sát boong tầu. Sau khi
xếp hàng lên tầu, thuyền trưởng cấp B/L sạch đã xếp hàng lên tàu.
Hàng tới Pháp bị tổn thất. Biên bản giám định của cơ quan giám định quốc tế
SGS ghi: “…
+ 466 bao đường nằm giữa khoang tầu bị ngấm nước ngọt gây vón cục và hư
hỏng. Số đường này bị ngấm nước ngọt trước khi được đưa vào khoang tầu.
+ 516 bao đường bị bục vỡ, rách bao do chất xếp quá cao không đúng quy
cách”.
1. Người Mua sẽ phải khiếu nại ai? Vì sao?
2. Khi bị khiếu nại, người Bán sẽ dựa vào những lý lẽ gì để bảo vệ quyền lợi
của mình?
3. Người vận tải có liên quan gì đến tổn thất của hàng hóa trong trường hợp trên?
Chào bạn,
Vì lô hàng này đã được cấp vận đơn sạch, nên theo ý kiến của mình thì:
– Người mua dùng vận đơn sách kiếu nại người chuyên chở, vì vận đơn sạch là vận đơn xác nhận không có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vận đơn được cấp bởi người chuyên chở sau khi kiểm tra kĩ lưỡng tất cả các kiện hàng được sắp xếp trong điều kiện tốt, không có khuyết điểm.
– Bán hàng theo FOB, sau khi được cấp vận đơn sạch thì người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình rồi.
Cho sđt đi bạn. Mình muốn hỏi trực tiếp
Bạn để lại câu hỏi nhé
Thân chào quý Cty
Đầu tiên mình muốn cám ơn tt của Cty, dễ hiểu và rỏ ràng.
Mình xin tự giới thiệu mình tên là Quang, hiện đang sinh sống tại Dubai, mình xin hỏi Cty có xuất khẩu hàng Việt qua Dubai ko.??
Mình rất muốn nhập hàng thực phẩm việt qua Dubai- UAE , mong muốn Cty tư vấn thêm.
Xin trân trọng cám ơn.
Chào bạn,
Cụ thể bạn đang quan tâm đến mặt hàng nào vậy bạn, bạn nêu rõ hơn mình sẽ tư vấn cho bạn nha.
Chao ban, minh moi hoc Logistics ben Canada va rat hay tham khao web cua ban, Minh co 1 cau hoi ve CIF. theo dieu khoan cua CIF thi trach nhiem cua nguoi ban hang la tai cang do hang ( cang den), Vay thi xac dinh “diem rui ro o lan can tau” de lam gi a? vi rui ro o lan can tau hay ko lan can tau vi ng ban van phai cover hang den diem cuoi cung ma? y minh la, ko hay ko cai “lan can tau” , no chang khac nhau gi ??
Cam on ban
Chào bạn,
CIF (Incoterms 2010): người bán chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa khi hàng được giao lên tàu thôi bạn nhé. Bên cạnh đó người bán phải trả tiền cước tàu đến cảng đến và mua bảo hiểm cho người mua. Nếu trên quá trình vận chuyển trên đường, nếu có rủi ro xảy ra thì người mua sẽ tự liên hệ với bên bảo hiểm để tự thỏa thuận tiếp nhé bạn.
Cam on bai viet va nhung chia se duoi phan binh luan cua moi nguoi. Rat huu ich !
Mình bán hàng giá FOB vậy phí LSS sẽ do bên nào trả.cảm ơn
Chào e,
Consignee trả phí nếu Shipper bán giá FOB nha E! và tùy tuyến nữa sẽ có hãng tàu thu hoặc không thu phí này nha E.
Chào bạn,
Công ty mình lần đầu tiên nhập khẩu 03 máy gia công phụ kiện giày từ TQ. Đơn hàng khoảng USD 50.000. Mình đang phân vân chưa biết nên dùngvhuowng pháp vận chuyển FOB hay CIF ?Bạn Có thể cho mình một lời khuyên không?
Cảm ơn bạn nhiều!
Chào bạn,
Đơn hàng khoảng 50.000 USD, vậy 50.000 USD này là giá bạn mua theo điều kiện gì, giá FOB hay CIF ? FOB thì giá này trong đó chưa có cước và bảo hiểm, ngược lại CIF thì bên người bán đã tính luôn cước và bảo hiểm vào rồi. Giờ bạn phải tìm hiểu thêm trước tiền cước khoảng bao nhiêu và chi phí bảo hiểm nữa, sau đó mới so sánh lựa chọn được.
Chào Bạn,
Công ty mình lần đầu tiên nhập khẩu bánh kẹo từ India, theo phương thức FOB. Mình cần tư vấn về các thủ tục hải quan và báo giá cho các thủ tục.
Chào bạn,
Mặt hàng bánh kẹo thì cần làm thủ tục kiểm tra ATTP khi nhập khẩu, trước khi nhâp hàng bạn cần xin công bố hoặc làm tự công bố trước, sau đó khi hàng về thì làm kiểm tra ATTP bạn nhé.
Bài viết rất hay và hữu ích
Ở phần so sánh giữa CIF và FOB lại có câu là “Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).”
Mình không hiểu trách nhiệm “cuối cùng” này là gì vì người bán đã chuyển rủi ro cho người mua ở cảng xếp hàng rồi. Cảm ơn bạn.
Chào bạn,
Bạn hiểu đơn giản thế này nhé, cả 2 điều kiện giao hàng đều có vị trí chuyển rủi ro là khi hàng được giao lên tàu, FOB là sau khi hàng được giao lên tàu là xong, phần còn lại là trách nhiệm người mua, còn CIF thì cũng vậy, sau khi hàng được giao lên tàu thi người bán không chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển trên biển nữa, nhưng phải có trách nhiệm trả tiền cước tàu đến cảng đến và mua bảo hiểm cho người mua đến cảng đến.
Bài viết hay!
Rất cám ơn bạn
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã qua tâm và dành lời khen đến Songanhlogs, chúng mình sẽ cố gắng viết nhiều bài viết liên quan đến XNK hơn nữa để chúng ta cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau bạn nhé !
CIF thì vị trí chuyển rủi ro của người bán tại cảng xếp hàng, người bán mua bảo hiểm cho lô hàng. Vạy thì trách nhiệm của người bán từ cảng xếp đến cảng dỡ là gì ?
Chào bạn,
Đối với điều kiện CIF thì người bán chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro, tổn thất và mọi chi phí đến khi hàng được giao lên tàu tại cảng bốc, mua bảo hiểm cho người mua, trả toàn bộ chi phí vận chuyển đến cảng đến tuy nhiên không chịu trách nhiệm và rủi ro trên chặng đường vận tải biển đó bạn.
Cám ơn bài viết để mình hiểu rõ giữa FOB hay CIF,
Cho mình xin hỏi một câu về CIF: Người bán hàng sẽ chịu làm trách nhiệm thủ tục và chi phí vận chuyển đến cảng đến cho người mua, nhưng riêng bảo hiểm người mua phải chịu trách nhiệm liên hệ nếu có rủi ro đúng không anh?
Chào bạn,
Đúng rồi nha bạn, người bán chỉ mua bảo hiểm thay cho người mua thôi, nếu trên đường vận chuyển trên biển có rủi ro gì thì người mua liên hệ với bên bảo hiểm để tự làm việc với nhau.
Cảm ơn ad bài viết rất hữu ích cho những người không phải đúng chuyên ngành như e.
Dear Trang Le,
mình nghĩ là với CIF người bán sẽ chịu trách nhiệm tới cảng xếp (đi), sau đó mua bảo hiểm cho đến cảng (đến), còn FOB thì không mua bảo hiểm khi lên tàu. này là ý kiến riêng thôi không đúng cũng thông cảm nhé.
Theo mình hiểu thì điều kiện CIF thì rủi ro chuyển giao ở cảng xếp hàng, người bán trả cước phí tới cảng đến và mua bảo hiểm thay cho người mua, sau đó gửi chứng thư bảo hiểm cùng với bộ chứng từ cho người mua.
Nếu trên đường đi có xảy ra tổn thất gì thì người mua phải tự liên hệ làm việc với công ty bảo hiểm, nói cách khác là người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng đường vận chuyển. đường biển.
Anh cho em hỏi làm thủ tục xuất khẩu hàng từ việt nam sang Trung Quốc theo kiểu CIF tất cả mọi thủ tục là bao nhiêu tiền. 20 tấn hàng nông sản
Chao anh
anh cho em hỏi giá cước hàng nông sản từ việt nam sang Trung Quốc theo kiểu CIF là bao nhiêu
Chào anh Công ty em bây giờ mới bắt đầu nhập khẩu hàng từ trung quốc, từ trước đến giờ chưa bao giờ nhập khẩu hàng hóa, em tuy làm kế toán lâu năm nhưng chưa bao giờ làm về XNK, anh có thể hướng dẫn em thủ tục bước đầu để nhập hàng về và có tài liệu hướng dẫn cho em xin với ạ Email: hohuong2482@gmail.com, cảm ơn rất nhiều
Chào bạn,
Đầu tiên bạn cần xác định mặt hàng trước, sau đó kiểm tra chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó, nhập bình thường hay có cần kiểm tra chuyên ngành gì không, nếu có thì thuộc quản lý của bộ nào để bạn chuẩn bị trước, sau đó mới đưa hàng về.
Ví dụ: bạn định nhập hàng là trái cây tươi, đầu tiên cần kiểm tra với cục BVTV xem trái đó có được nhập hay cấm nhập, nếu được nhập thì phải xin giấy phép trước, sau đó mới cho hàng về và thực hiện việc kiểm tra KVTV theo quy định của Bộ NNPTNT.
Dear anh,
“CIF – người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu. Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng.”
Anh có thể giãi thích rõ hơn về “vị trí chuyển rủi ro” và “vị trí cuối cùng hết trách nhiệm” khác nhau thế nào đc không ạ? Tại sao lại cần phân biệt như vậy ạ?
Giả sử khi sdung CIF, trên đường vận chuyển từ cảng đi tới cảng đến, hàng bị hỏng hóc/đổ vỡ/… , vậy bên nào sẽ chịu những trách nhiệm gì và chi phí gì ạ?
Em cám ơn các bài viết rất hữu ích của anh và em đã tự học đc rất nhiều từ đó.
Chúc anh luôn thành công.!!!
FOB thì người bán sẽ hết trách nhiệm sau khi chuyển hành lên tàu, vì vậy mọi chi phí và rủi ro từ lúc hàng được chuyển lên tàu ở cảng đi và trong suốt quá trình vận chuyển sau đó sẽ do người mua chịu ạ.
Chào bạn Minh Lê,
Đúng rồi nhé bạn, FOB thì người bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng lên tàu thôi, phần còn lại là trách nhiệm thuộc về người mua.
Chào bạn,
Vị trí chuyển rủi ro có nghĩa là người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng sau khi hàng được đưa lên tàu, tuy nhiên người bán có trách nhiệm trả cước phí tới cảng đến và mua bảo hiểm cho người mua, trong quá trình vận chuyển nếu có rủi ro xảy ra thì người mua tự liên hệ với bên bảo hiểm để làm việc và đòi bảo hiểm đó bạn.
Vậy khi mua theo CIF thì quyền thụ hưởng bảo hiểm khi có vấn đề xảy ra là Seller hay Buyer, và theo CFR và FOB tương tự thì quyền thụ hưởng bảo hiểm là ai >
Mình cảm ơn
Chào bạn,
CIF là người bán mua bảo hiểm cho người mua, nên khi có sự cố thì người mua được bảo hiểm nhưng người mua phải tự liên hệ với bên bảo hiểm để làm việc đòi bảo hiểm. Còn CFR và FOB thì không có bảo hiểm đó bạn.
Cảm ơn Add. Bài viết cô đọng và rất dễ hiểu.
khách em có 1 cont lạnh xuât CFR đi BUSAN, cước không inc EBS. Lúc em báo giá quên k báo Cước inc EBS hay không?
em không biết có nên báo lại với shipper về vấn đề này hay không. em sợ bên consignee không chịu trả EBS
Nên báo lại nhé em, mà em comment vào sai chuyên mục rồi
hi anh, em mua hàng với giá CIF,nhưng trên CO form E (mua từ Trung Quốc) lại để đúng giá trị trên PO là giá CIF (nhưng quy định giá trên CO form E là FOB) như vậy có cần yêu cầu nhà cung cấp thay đổi gì không ạ?
cám ơn anh
Nếu các tiêu chí khác trên C/O phù hợp với bộ chứng từ hải quan và thực tế hàng hóa thì sự khác biệt này không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O bạn nhé, vẫn được chấp nhận đó bạn
công ty em trước giờ nhập khẩu theo điều kiện CIF, Bây giờ muốn thay đổi sang điều kiện FOB để chủ động trong việc thuê tàu mua bảo hiểm. Nhưng giá trị hàng hóa cao, nhập FOB phải thanh toán tiền hàng tại cảng đi trong khi nhập CIF hàng về tới mới thanh toán tiền hàng.Anh chị có thể tư vấn cho em được không ạ.
Bạn đang dùng phương thức thanh toán nào vậy bạn? Khách bạn đang phát House Bill hay Master Bill cho bạn
Hi anh, anh cho em hỏi nếu Nhập hàng điều kiện CIF thì việc khách phát HBL hoặc MBL có sự khác biệt gi ở đây ạ ?
Chào bạn,
Bạn nhập CIF thì người bán thuê tàu, việc phát hành HBL hay MBL là ở đầu xuất đó bạn, cũng tùy bên đầu xuất họ có book tàu thông quan đại lý hay không hay book trực tiếp hãng tàu nữa
Cảm ơn bạn. Bài viết rất chi tiết, dễ hiểu.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến website
cả trang web tìm ko ra số đt của song ánh, sao liên lạc??
Chào bạn,
Bạn muốn liên lạc về vấn đề gì vậy bạn, bạn có thể để lại thông tin bạn cần giải đáp lên đây để mọi người cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm bạn nhé.
xin chào toi sinh ra va lon len o mien tay co rat nhieu mat hang nong san trai cay muon dua ra thi truong quoc te nhung chua biet phai lam the nao va phai bat đầu tu dau . toi chua biet gi ve thu tuc hai quan va van chuyen nhu the nao. rat muon duoc tu van tran trong ! CẢM ƠN
Chào bạn Diễm My,
Trước khi bạn muốn xuất 1 loại trái cây nào đó đi nước ngoài, trước tiên bạn phải xác định được nước bạn muốn xuất đi là nước nào, và bạn phải nhờ đối tác phía nước ngoài kiểm tra xem nước đó có được phép NK loại trái cây mà bạn muốn xuất đi hay không, nếu bên kia được nhập thì bên đây mới xuất được nhé bạn.
Về thủ tục hải quan xuất thì đơn giản thôi bạn, chỉ cần làm thủ tục hải quan và kiểm dịch là được. Nếu lần đầu làm chưa rành thì bạn có thể nhờ các đơn vị dịch vụ làm giúp nhé.
2 bảng tóm tắt FOB và CIF giống y chang nhau, chỉnh lại các bạn nhé
Để mình xem lại bạn nhé
Cảm ơn anh! Bài viết rất tuyệt vời! Mong anh sec chia sẻ nhiều hơn!