Điều kiện CFR, CIF là phần mở rộng của FOB, CFR (Cost and Freight) đòi hỏi người bán kí hợp đồng vận chuyển với hãng tàu và trả trước phí vận chuyển, còn CIF (Cost, Insurance and Freight) yêu cầu người bán phải mua thêm bảo hiểm cho người mua. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ ở đây là rủi ro hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua theo điều kiện FOB, CFR và CIF là như nhau – ngay khi hàng hóa lên tàu bất chấp ai là người trả phí vận chuyển cũng như bảo hiểm.
Bởi vì FOB không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa bằng container (container traffic), CFR và CIF cũng tương tự. Về việc vận chuyển hàng bằng container, Incoterms 2010 ta nên sử dụng FCA (Free Carrier) thay cho FOB, CPT (Carriage Paid To) thay cho CFR và CIP (Carriage and Insurance Paid to) thay cho CIF. Rủi ro hàng hóa chuyển sang người mua theo điều kiện FCA, CPT và CIP là như nhau – khi hàng đã được giao cho bên thứ 3.
Vậy chính xác là rủi ro chuyển sang người mua khi nào theo điều kiện CPT và CIP?
Theo điều kiện CPT và CIP, rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đặt dưới sự định đoạt của người mua hoặc đại lý của người mua. Điều này có nghĩa là forwarder được người mua chỉ định để lấy hàng. Nơi chuyển rủi ro có thể thay đổi tùy thuộc vào việc forwarder lấy hàng từ bạn hay bạn giao đến họ. Nếu không có forwarder tham gia và bạn giao hàng thẳng đến cầu tàu, điểm chuyển rủi ro chính là bãi tập kết container ở cầu tàu – CY (container yard)
Vậy bảo hiểm thì sao?
Người bán phải cung cấp bằng chứng về bảo hiểm cho người mua, thông thường bằng việc cung cấp một giấy chứng nhận bảo hiểm. Điều cần chú ý ở đây là theo 2 điều khoản này, người mua sẽ chịu nhiều rủi ro về khâu vận chuyển. Do đó, người mua cần phải quan tâm kĩ càng về các điều khoản được bảo hiểm để đảm bảo chúng thỏa mãn yêu cầu về rủi ro của họ.
Nhưng tại sao lại dùng CPT và CIP thay cho CFR và CIF. Dường như người bán chịu ít rủi ro về hàng hơn khi dùng điều kiện CPT và CIP.
Bạn có thể nhìn nhận như vây, nhưng hãy nghĩ rằng bạn đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng ở điểm tập kết ở cầu tàu. Đầy là khu vực do hải quan kiểm soát, hàng hóa chưa thật sự rời khỏi biên giới quốc gia nhưng trong thực tế, cuộc hành trình đã bắt đầu bởi vì những hàng này sắp sửa được cho lên tàu và xuất đi. Do đó, rủi ro nên chuyển từ lúc này bởi vì người điều hành bến bãi đóng vai trò như là đại lý hãng tàu. Tôi mong điều này đã giải đáp khúc mắc của bạn.
Ví dụ điển hình cho việc doanh nghiệp sử dụng điều kiện FOB và CIF và gặp rắc rối phát sinh:
Đầu năm 2011, công ty A bán 60MT (4xconts) nông sản cho Taiwan theo CIF Taichung, Taiwan, Incoterms 2010. Do bán CIF nên công ty A bán và mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện A (all risk) như người mua đề nghị. Công ty bảo hiểm căn cứ vào hợp đồng mua bán đã cấp bảo hiểm ghi rõ “Covering all risks from port to port only”. Vì là hàng vận chuyển bằng container, người bán đưa hàng ra tại 1 bãi đóng hàng container ở HCM để đóng hàng và ngay sau đó giao cho đại lý hãng tàu. Cùng ngày, các container này được đại lý hãng tàu kéo về bãi CY tại cầu cảng (Container Terminal) cũng ở TPHCM nhưng cách điểm đóng hàng kia khoản chục cây số.
Khi hàng tới cảng đích, người mua thông quan để nhận hàng thì hải quan sở tại thông báo 4xconts vẫn nguyên seal nhưng trọng lượng bị thiết hụt khá nhiều so với chứng từ giao hàng. Giám định viên cho rằng nhiều khả năng hàng bị thiết hụt do một khối lượng đáng kể đã bị lấy ra khỏi container trong khi chờ bốc lên tàu ở cảng đi (POL: Port of Loading).
Trên cơ sở đó, người mua khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường nhưng bị từ chối vì bảo hiểm cho rằng seal vẫn còn nguyên khi hàng tới cảng đích, mất mát không phải trong quá trình vận chuyển như theo quy định trong chứng từ bảo hiểm: chỉ bảo hiểm từ port-to-port chứ không phải từ bãi đóng hàng container ở cảng đi tới bãi rút hàng ở cảng đến. Không đòi được bảo hiểm, người mua đòi người bán bồi thường vì cho rằng người bán giao hàng theo CIF chứ không phải CIP nên phải chịu rủi ro về hàng hóa hư hỏng mất mát cho đến khi hàng thật sự lên tàu => Người bán VN miễn cưỡng chấp nhận.
Nói tóm lại, từ tình hình nói trên, các doanh nghiệp cần loại bỏ các quy tắc FOB, CFR, CIF càng sớm càng tốt khi vận chuyển hàng bằng container.
Đây là bài viết đưa lên quan điểm cá nhân.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sức khỏe và thanh công
Đào Ngố viết
Chào Anh,.
Cảm ơn anh vì những bài viết rất có tâm
Chúc anh luôn thành công trong cuộc việc và cuộc sống.
Minh viết
Khi bạn copy bài viết của tác giả khác, bạn hãy ghi nguồn để tôn trọng tác giả và chính bạn!
Song Ánh Trần (Mr.) viết
Chào bạn, bạn dẫn bài copy cho mình xin nhé.
Tuan viết
“Rủi ro hàng hóa chuyển sang người mua theo điều kiện FCA, CPT và CIP là như nhau”
Bạn nhầm à
Huyền viết
Chào anh Ánh,
Em có thắc mắc chỗ là trong ví dụ thì nếu VN bán theo điều khoản CIP thì khi hàng bị như vậy thì ai chịu trách nhiệm anh? (có phải đại lý hãng tàu không anh?)
Cảm ơn anh!
Huyền viết
Đọc bài này kết hợp vs bài viết về Incoterm trước đó của anh rất dễ hiểu luôn, cảm ơn anh Ánh nhiều nhiều! Chúc anh sức khỏe và thành công