• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Thủ Tục Nhập Khẩu Sắt Thép – Kiểm Tra Chất Lượng

Last Updated on Tháng Bảy 5, 2018 By SONGANHLOGS 1 Bình luận

Thủ tục nhập khẩu sắt thép là một trong những vấn đề phức tạp cho cá nhân và doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, sở dĩ khó khăn là quy định nhập khẩu sắt thép có nhiều thông tư, văn bản của chính phủ gồm: bộ công thương, bộ khoa học công nghệ, các cơ quan hải quan. Trong mảng sắt thép sản phẩm có nhiều chủng loại như thép phế liệu, thép cuộn, thép tấm, thép dài, phôi phép… Thông thường thì người ta chia làm 2 chủng loại là thép chịu thuế tự vệ và không chịu thuế tự vệ. Những loại thép không chịu thuế tự vệ thường là những loại còn dạng thô, những loại chịu thuế tự vệ là những dòng thép gần như thành phẩm: phôi thép, thép dài, thép xây dựng hay những loại thép đã được tạo hình sẵn dùng để xây dựng nhà thép tiền chế, thép cây trong xây dựng dân dụng…

Thủ Tục Nhập Khẩu Thép
Thủ Tục Nhập Khẩu Thép

Bài viết này SongAnhlogs sẽ nói về những chú ý khi bạn chuẩn bị nhập khẩu sắt thép để tránh những phiền phức, sở dị mọi vấn đề liên quan đến túi tiền của bạn thông qua việc đóng thuế (như trên nói chịu thuế tự vệ hay không). Trong những phần sau mình sẽ phân tích kỹ hơn, nhưng tóm tắt có 2 vấn đề bạn cần phải lưu ý khi nhập khẩu thép:

Thứ 1: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động. Những loại sắt thép nào cần giấy nhập khẩu tự động và những loại nào không cần giấy phép này. (Ghi chú: Hiện nay nhà nước đã bãi bỏ thông tư nhập khẩu tự động với sản phẩm thép theo Thông tư 14/2017/TT-BCT)
Thứ 2: Chất lượng sắt thép nhập khẩu, loại nào phải kiểm tra chất lượng, loại nào không cần kiểm tra.

Đây là 2 vấn đề bạn cần phải lưu ý khi mới bắt đầu nhập khẩu sắt thép. Tất nhiên trong xuất nhập khẩu mọi hàng hoá phân chủng loại theo mã HS code.

Nội dung

  1. 1. Những Mặt Hàng Thép Nhập Khẩu Cần Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Tự Động và Không Cần Giấy Phép
  2. 2. Loại Thép Nào Phải Kiểm Tra Chất Lượng Nhập Khẩu, Loại Nào Không
  3. 3. Tại Sao Nhà Nước Lại Có Quy Định Này
  4. 4. Kết Luận

1. Những Mặt Hàng Thép Nhập Khẩu Cần Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Tự Động và Không Cần Giấy Phép

Trong phần này mình chỉ trình bày thêm, chứ hiện tại nhà nước đã có Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT nhằm bỏ giấy phép nhập khẩu tự động. Nên các bạn chỉ tham khảo thêm, hiện nay không áp dụng nữa

Để biết được mặt hàng thép cần xin giấy phép nhập khẩu tự động bạn phải dựa vào Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 (Tuy nhiên thông tư này đã được bãi bỏ bởi thông tư 12/2015/TT-BCT nhằm tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, tứ là từ ngày 01/09/2017 doanh nghiệp nhập khẩu thép không cần xin giấp phép nhập khẩu tự động nữa. Trong thông tư này phần phụ lục 01 sẽ có danh sách mặt hàng thép áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động. Tất nhiên để biết chủng loại thép bạn đang nhập loại nào, bạn cần hỏi nhà cung cấp của bạn mã HS Code của sản phẩm, sau đó tra theo bảng phụ lục 01 nhé. SongAnhlogs.com có tải phụ lục này vào cuối bài viết. Phụ lục này rất dài, mình chụp một phần và hướng dẫn bạn cách tra.

Phụ Lục 01 Thông Tư 12/2015/TT-BCT
Phụ Lục 01 Thông Tư 12/2015/TT-BCT

Trong phụ lục có phần mã hàng, một mã hàng có tối đa là 8 chữ số. Và 4 chữ số đầu tiên phân loại chủng loại hàng.
Ví dụ:

Loại thép có HS code: 720720 – Có hàm lượng carbon từ 0,25% trở lên tính theo trọng lượng thuộc nhóm hàng 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

Bạn nên tra 4 số đầu tiên của HS code xem có nằm trong phụ lục 01 này không nhé. Nếu nằm trong phụ lục 01 này có nghĩa rằng mặt hàng sắt thép bạn nhập được áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động.

Các mã hàng được áp dụng theo thông tư là: 7207, 7209, 7210, 7211, 7212, 7213, 7214, 7215, 7219, 7220, 7224, 7227, 7228, 7229, 7306 (Xem kỹ phụ lục 01)

2. Loại Thép Nào Phải Kiểm Tra Chất Lượng Nhập Khẩu, Loại Nào Không

Dựa vào thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thông tư này do Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ phát hành để biết loại thép nào phải kiểm tra chất lượng nhà nước, loại thép nào không cần kiểm tra chất lượng.

Bạn phải dựa vào Phụ Lục 01 để biết mã hàng sắt thép miễn phí kiểm tra chất lượng, phụ lục này cũng tra theo mã HS Code

Phụ Lục I 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN
Phụ Lục I 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN

Cụ thể các mã hàng HS code sản phẩm thép được miễn kiểm tra chất lượng nhà nước: 7208, 7209, 7211, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7218, 7219, 7220, 7221.00.00, 7222, 7225, 7226, 7229

Trong phần phụ lục II của thông tư này là những sản phẩm phải kiểm tra chất lượng nhà nước.


[sociallocker id=”1411″]https://songanhlogs.com/download/thong-tu-quy-dinh-ve-nhap-khau-sat-thep [/sociallocker]

Download văn bản và thông tư nhập khẩu sắt thép

3. Tại Sao Nhà Nước Lại Có Quy Định Này

Như phần trên mình có đề cập về sản phẩm thép phải chịu thuế tự vệ và không phải chịu thuế nhập khẩu tự vệ. Hầu hết các loại thép tại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Quy định đó là để bảo vệ các doanh nghiệp và ngành thép trong nước. Cụ thể vào tháng 10/2016, Hiệp hội Thép Việt Nam gởi công văn phản ánh tình hình các doanh nghiệp có gian lận thuế bằng cách khai sai mã HS Code nhằm tránh thuế tự vệ. Như thép cuộn mã HS 7227.90.00 (chịu thuế tự vệ) đã giảm 29% so với năm 2015 trong khi thép cuộn nhập khẩu mã HS 7213.91.90 (không chịu thuế tự vệ) tăng đột biến lên gấp 14 lần.

Như vậy việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động và quy định những loại thép phải kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo công ty nhập khẩu thép khai đúng mã HS code, tránh tình trạng trốn thuế, bán phá giá làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước và ngành thép Việt Nam nói chung.

4. Kết Luận

Trong bài viết này mình đã trình bày sơ lược thủ tục nhập khẩu sản phẩm sắt thép, có 2 vấn đề cần chú ý là sản phẩm thép bạn nhập có cần giấy phép nhập khẩu tự động hay không (đã bãi bỏ) và vấn đề kiểm tra chất lượng nhà nước thế nào.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Chứng từ nhập khẩu Trung Quốc C/O form E
  • Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
  • Invoice Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hóa Đơn Proforma & Commercial
  • Tại sao lại có sự khác biệt giữa trọng lượng trên vận đơn và manifest
  • Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói
  • Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng nước ngoài cho công ty xuất khẩu
  • Thuộc chủ đề:Thủ Tục Hải Quan, Uncategorized

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Min viết

      Tháng Năm 24, 2018 lúc 3:11 sáng

      Mình muốn hỏi là khi xuất nhập khẩu thép thì ngoài thuế GTGT mình còn phải chịu những khoản thuế phí và lệ phí nào nữa không

      Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • Mẫu vận đơn đường biển Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • Mẫu Packing List Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Giao diện ban đầu phần mềm ECUS – Khai báo hải quan điện tử VNACSS Hướng dẫn khai báo Hải quan điện tử qua phần mềm Ecus
    • Quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Khóa học khai hải quan điện tử Ecus Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS
    • Tờ khai hải quan điện tử Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu - Tra Cứu & In Mã Vạch
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Japan Advance Filing Rules Phí AFR khai báo hải quan chuẩn Nhật Bản Japan Advance Filing Rules

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap