• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

MSDS là gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất Material Safety Data Sheet

Last Updated on Tháng Mười Hai 26, 2018 By SONGANHLOGS 42 Bình luận

MSDS (Material Safety Data Sheet) được gọi là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất), đây là một bộ tài liệu liên quan đến kỹ thuật xử lý an toàn sản phẩm và toàn bộ những thông tin sản phẩm đề cập đến 4 vần đề:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
  • Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
  • Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
  • Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Material Safety Data Sheet

Material Safety Data Sheet

Nói tóm lại mẫu MSDS sẽ giúp con người hiểu rõ tính chất của vật liệu để tự phòng tránh nhiễm độc, tai nạn khi tiếp xúc. Hoặc nếu trong trường hợp xảy ra rủi ro thì luôn luôn có được chỉ dẫn cấp cứu nhanh chóng.


Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (vật liệu) MSDS có thể là dạng viết tay hoặc giấy in. Nhưng phải đáp ứng tính sẵn sàng. Nội dung trong MSDS đúng quy định của luật pháp.

Mỗi quốc gia có đơn vị quản lý MSDS, chẳng hạn bạn xuất hàng sang Canada thì cơ quan quản lý MSDS là WHMIS, tại Mỹ là OSHA, tại Việt Nam Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất VCERC

Nội dung

  1. Mục đích của MSDS
  2. Trách nhiệm các bên trong MSDS
    1. Đối với người xuất khẩu
    2. Đối với người nhập khẩu
    3. Với người lao động
  3. Nội dung của một MSDS
    1. Preparation Information (Thông tin về MSDS)
    2. Product Information (Thông tin sản phẩm)
    3. Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại)
    4. Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)
    5. Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)
    6. Reactivity Data (Các dữ liệu về phản ứng)
    7. Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)
    8. Preventative Measures (Biện pháp phòng ngừa)
    9. First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)
  4. Hướng dẫn làm MSDS
    1. Download mẫu MSDS Tiếng Anh và Tiếng Việt
  5. Chuyển từ MSDS sang SDS
  6. Lời kết

Mục đích của MSDS

MSDS có tác dụng cảnh báo nguy hiểm bằng các nhãn ghi chú và tác dụng thứ 2 là giúp người lao động hiểu biết về sự nguy hại của sản phẩm, cũng như cách sơ cứu trong trường hợp cấp thiết.

Phiếu an toàn hóa chất MSDS mẫu
Phiếu an toàn hóa chất MSDS mẫu

Trách nhiệm các bên trong MSDS

Trong một bảng MSDS đề cập đến trách nhiệm của các bên gồm người nhập khẩu, người sản xuất và người lao động.

Đối với người xuất khẩu

Phải có MSDS để kiểm soát được quá trình xuất/nhập khẩu sản phẩm

MSDS phù hợp với từng sản phẩm. Cung cấp thông tin độc hại chính xác. Bộ tài liệu MSDS này không bị quá hạn (thường là không quá 3 năm trước ngày nhập khẩu hoặc xuất khẩu)

Người bán có trách nhiệm cung cấp MSDS
Người bán phải cung cấp MSDS

Đảm bảo rằng người mua phải có bảng MSDS tại thời điểm hàng được giao hoặc trước thời điểm nhận được hàng.

Người bán có thể phải cung cấp thông tin, kể cả thông tin bí mật thương mại (trong giới hạn cho phép) khi bác sĩ hoặc y tá cấp cứu người. (Tuy nhiên luật pháp cũng quy định được giữ lại thông tin bí mật thương mại như nồng độ, các công thức pha chế…)

Đối với người nhập khẩu

Đảm bảo rằng MSDS được lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên

Lưu ý các thông tin trong MSDS phải có thời gian cập nhật: Nếu có thay đổi về hoá chất, bản cập nhật phải trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi. Cứ mỗi 3 năm phải có bản cập nhật mới

Người mua phải yêu cầu cung cấp MSDS
Người mua phải yêu cầu có MSDS

Phải có bản sao MSDS ở những nơi làm việc có khả năng tiếp xúc với hóa chất.

Bạn có thể thêm các thông tin trong MSDS nhưng không ít thông tin hơn trong bảng MSDS đầu tiên.

Với người lao động

Theo dõi các thông tin an toàn có biện pháp tự phòng ngừa theo chỉ dẫn
Hiểu các mục trong MSDS và xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố.

MSDS giúp công nhân phòng chống nguy hiểm
MSDS giúp công nhân phòng chống nguy hiểm

Nội dung của một MSDS

Ngoài những thông tin như tên sản phẩm, thành phần, tên gọi, công ty sản xuất. Thì trên 1 MSDS phải có 9 mục sau

Preparation Information (Thông tin về MSDS)

Địa chỉ tên và số điện thoại của người đã lập bảng MSDS.
Ngày lập MSDS, số điện thoại, email, fax…

Preparation Information (Thông tin về MSDS)
Preparation Information (Thông tin về MSDS)

Product Information (Thông tin sản phẩm)

Cung cấp tên sản phẩm, tên hóa học, hóa chất và công thức (có thể bao gồm cả trọng lượng phân tử)
Liệt kê các thông tin nhận dạng sản phẩm, địa chỉ và số điện thoại khẩn cấp

Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại)

Tên hóa học và nồng độ liên quan đến chất độc.
LD 50 và LC50 chỉ ra khả năng gây độc ngắn hạn của sản phẩm
Số CAS cung cấp thêm thông tin chi tiết khi sản phẩm có nhiều tên gọi.

Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại) MSDS
Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại) MSDS

Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)

Tính chất đặc trưng sản phẩm, cách sử dụng, lưu trữ, xử lý sau khi sử dụng, và nó sẽ phản ứng thế nào với những sản phẩm khác thể hiện qua những thông tin sau:

Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)

Trạng thái của sản phẩm: rắn, lỏng hay khí
Mùi, vị (nếu có) và hình thức của sản phẩm
Trọng lượng riêng, mật độ hơi, tốc độ bay hơi, điểm sôi và điểm đóng băng
Áp suất hơi, nồng độ, ngưỡng mùi, nồng độ trong không khí thấp nhất củamột hóa chất có thể cảm nhận được bằng mùi
Độ pH phản ánh tính chất ăn mòn hoặc gây kích ứng của sản phẩm.

Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)

Nhiệt độ và điều kiện có thể khiến hóa chất bắt lửa hoặc phát nổ
UEL (Upper explosion limit – Giới trên gây nổ) hoặc UFL (Upper flammable limit – Giới trên gây cháy) là nồng độ cao nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ khi có nguồn lửa (nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa)

Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)
Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)

LEL (Lower explosion limit – Giới hạn thấp gây nổ) hoặc LFL (Lower flammable limit -giới hạn thấp gây cháy) là nồng độ thấp nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ. Khi một chất có nồng độ từ LEL đến UEL sẽ gây cháy nổ.

Trong phần này cũng ghi chú các thiết bị dập tắt cháy nổ như bình chữa cháy. Thiết bị bảo vệ con người, các thông tin về phản ứng cháy nổ đã được thí nghiệm.

Reactivity Data (Các dữ liệu về phản ứng)

Ghi rõ những thông tin về sản phẩm, hóa chất có thể gây phản ứng hóa học trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và hóa chất khác.

Trong trường hợp lưu trữ sản phẩm cần có những điều kiện gì để sản phẩm ổn định, xử lý thế nào để đảm bảo không gây ra các phản ứng gây nguy hại

Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)

Tác hại của việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
Sản phẩm có khả năng xâm nhập vào cơ thể như thế nào và có ảnh hưởng gì đến các cơ quan trong cơ thể. Ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mãn tính) khi tiếp xúc với sản phẩm

Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)
Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)

Các giới hạn phơi nhiễm – nồng độ chất độc tối đa trong không khí mà người lao động có thể tiếp xúc nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Giới hạn phơi nhiễm được thể hiện theo ba cách:

TWA (Time Weighted Average – Thời gian trung bình) là mức trung bình tối đa mà người lao động có thể được tiếp xúc trong một ngày làm việc (8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần)

STEL (Short-term exposure limit – Giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn) là nồng độ tối đa mà người lao động có thể tiếp xúc một cách an toàn trong khoảng thời gian tối đa 15 phút.

C (Ceiling – trần) mô tả nồng độ có thể không vượt quá mức an toàn bất cứ lúc nào.

Nếu vượt quá 3 giới hạn trên, người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân chuyên dụng.

Preventative Measures (Biện pháp phòng ngừa)

Hướng dẫn sử dụng, xử lý và bảo quản an toàn sản phẩm
Các thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc thiết bị an toàn cần thiết
Các hướng dẫn làm sạch hóa chất nếu có sự cố tràn
Thông tin về các quy định và yêu cầu xử lý chất thải sau khi sử dụng.

First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)

Các biện pháp sơ cứu liên quan đến tác động cấp tính khi tiếp xúc với hóa chất
Các bước sơ cứu theo đúng trình tự, cụ thể các bước
Thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp

First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)

Hướng dẫn làm MSDS

Khi bạn nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm có tính độc hại được yêu cầu phải có MSDS. Người xuất khẩu (nhà cung cấp) là người có trách nhiệm phải làm MSDS.

Để làm được bộ MSDS đòi hỏi bạn phải hiểu biết về các thành phần của sản phẩm. Trong mỗi công ty đều có những kỹ sư, kỹ sư hóa chất tham gia lập MSDS.

Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, nhiều công ty cũng không thể có điều kiện để thí nghiệm chi tiết. Mà họ có thể tham khảo từ nhiều.

Một MSDS bạn phải ghi đầy đủ các chỉ mục, và công ty bạn phải ký tên đóng dấu chịu trách nhiệm. Nên bạn cẩn thận bao nhiều thì tốt bấy nhiêu cho khách hàng, những con người lao động…

Có một cách tốt nhất (theo mình là thông tin đáng tin cậy nhất trên internet) là bạn có thể tham khảo tại website Sciencelab.com để tìm MSDS phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.

Sau đây là hướng dẫn các bạn tra MSDS có sẵn tại Sciencelab, toàn bộ MSDS bằng tiếng Anh. Bạn dùng tiếng Việt thì nên dịch ra tham khảo nhé.

Bước 1: Truy cập vào đường link sau:

http//www.sciencelab.com/msdsList.php

https://www.fishersci.com/

http://www.merckmillipore.com/

Bước 2: Trong mục này rất nhiều MSDS, bạn dùng tổ hợp phím “Ctrl + F” để tìm theo tên sản phẩm bằng tiếng Anh

Bước 3: Bạn download file PDF và tham khảo nhé.

Ngoài ra bạn có thể download các mẫu MSDS bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại đây nhé. Click download để download về và giải nén

Icon

Download mẫu MSDS Tiếng Anh và Tiếng Việt

1 file(s) 17.57 MB
Download

Chuyển từ MSDS sang SDS

Hiện nay OSHA đã chuyển từ MSDS sang SDS. Mục đích của việc chuyển đổi này là tạo ra một bảng an toàn hóa chất dơn giản và hiệu quả hơn
Để tham khảo thêm về SDS bạn đọc bài viết tại link này website của OSHA (Occupational Safety and Health Administration) để tham khảo thêm nhé Hazard Communication Standard: Safety Data Sheets

Lời kết

MSDS là trách nhiệm của người cung cấp phải làm để giúp những người lao động: khách hàng, công nhân, nhân viên có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với hóa chất gây hại.

Việc làm MSDS là yêu cầu bắt buộc, bạn phải tuân thủ và có thể tham khảo từ nhiều nguồn uy tín khác nhau.

Ngoài ra khi bạn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, hãng tàu hoặc các công ty vận chuyển đều yêu cầu MSDS. Và với những mặt hàng cần MSDS phí vận chuyển lúc nào cũng cao hơn những mặt hàng thường.

Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Thủ Tục Nhập Khẩu Sắt Thép – Kiểm Tra Chất Lượng
  • Thuộc chủ đề:Kiến Thức

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Hà đình duy viết

      Tháng Tư 27, 2021 lúc 9:19 sáng

      E chào a/c Song Ánh ạ!

      E nhờ anh chị tư vấn giúp e trường hợp này với ạ, Bên e xuất khẩu đồ gia dụng nội thất nhà bếp bằng thép thường, sơn tĩnh điện bằng loại sơn bột, có chân đế bằng cao su chống trượt. Thì bên e có phải làm MSDS cho Sơn và Chân đế cao su không ạ? Hay là bên cung cấp sơn và chân đế cao su phải làm MSDS cho mình ?

      Xin cảm ơn anh chị nhiều ạ?

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Tư 28, 2021 lúc 2:39 chiều

        Chào bạn,
        Thông thường MSDS của 1 sản phẩm sẽ do công ty sản xuất ra sản phẩm đó làm bạn nhé.

        Trả lời
    2. phuong viết

      Tháng Tư 24, 2020 lúc 10:36 sáng

      bên mình muốn hỏi làm MSDS cho xốp xuất qua Canada, anh chị có thể tư vấn hỗ trợ giùm dc ko ah? sdt cua minh : 0923208268

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 27, 2020 lúc 12:34 chiều

        chào bạn, bạn có thể liên hệ nơi làm MSDS này nhé!
        Bên em nhận làm MSDS ạ
        ac nào cần có thể liên hệ 0979547465

        Trả lời
    3. nguyễn mạnh tuấn viết

      Tháng Ba 23, 2020 lúc 10:20 sáng

      mình muốn làm bản MSDS cho mặt hàng than mùn cưa (Sawdust charcoal), bên bạn có mẫu ko cho mình xin với

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Ba 24, 2020 lúc 1:12 chiều

        Chào bạn,

        Thật tiếc, bên mình chưa làm mặt hàng này bạn ơi, nên không giúp được bạn

        Trả lời
    4. Hien viết

      Tháng Tám 13, 2019 lúc 10:47 sáng

      Bạn có thể cho biết quy định cứ ba năm phải cập nhật MSDS một lần là theo điều khoản nào của luật nào được không?
      Mình tìm văn bản quy định mà không thấy

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Tám 13, 2019 lúc 3:35 chiều

        Chào bạn,

        Bạn có thể tham khảo các văn bản này nha: Thông tư 28/2010/TT-BCT, nghị định số 108/2008/NĐ-CP và tham khảo luật WHMIS nha bạn

        Trả lời
    5. Trần Thanh Hải viết

      Tháng Năm 15, 2019 lúc 2:49 sáng

      Hiện công ty mình chuẩn bị xuất khẩu mặt hàng viên nén trấu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bân. Hi vọng a tư vấn thủ tục và giá cước ạ

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Năm 15, 2019 lúc 11:23 sáng

        Chào bạn,

        Mình chưa xuất mặt hàng này nên không tư vấn cụ thể cho bạn được, nhưng thông thường đối với hàng xuất khẩu (không phải hàng cấm xuất) thì bạn nên hỏi đối tác của mình ở KR và JP, cụ thể là để nhập được mặt hàng này vào nước họ thì cần những loại chứng từ gì, phía VN cần cung cấp chứng từ gì để họ nhập được, sau đó bạn sẽ kiểm tra thủ tục xin các loại giấy tờ đó

        Trả lời
    6. Minh Chau viết

      Tháng Bảy 30, 2018 lúc 2:11 sáng

      Cho em hỏi, Trên MSDS của một hợp chất.
      Có phải thể hiện rõ tên thành phần, hàm lượng (đủ 100%), mã cas không.
      Hay chỉ thể hiện những thành phần có tính chất nguy hại (độc tính, cháy nổ…).

      Trả lời
    7. Nguyễn Thị Bích Thương viết

      Tháng Bảy 3, 2018 lúc 4:18 sáng

      Cho em hỏi, MSDS của băng keo trong opp và Msds của băng keo 2 mặt chịu nhiệt không ạ?
      Co thể hướng dẫn em cách làm dc không ạ?

      Trả lời
    8. Hoạch viết

      Tháng Tư 16, 2018 lúc 4:18 sáng

      Bên mình muốn làm cho Pallet gỗ. Vui lòng hướuong dẫn mình. Sđt 0886757666

      Trả lời
      • Song Ánh Trần (Mr.) viết

        Tháng Tư 23, 2018 lúc 12:19 chiều

        Bạn cung cấp Pallet gỗ à?

        Trả lời
    9. Anh Hung viết

      Tháng Tám 9, 2017 lúc 1:51 sáng

      Thua Anh,

      Xin chi dan minh gui mau hang di Hong Kong ,Nuoc ep trai cay, len men, khoang 6 do con,
      gui may bay, co can MSDS khong ? Neu gui buu dien co duoc khong ?
      Cam on,
      Hung

      Trả lời
    10. Hong Dang viết

      Tháng Bảy 21, 2017 lúc 9:59 sáng

      anh oi, anh co the chi cho em lam thu tuc dao chuyen tau khong a?

      do hang cua em dong khong kip, em muon chuyen sang tau khac nhung em da khai hai quan tau chay khong kip roi, gio em phai lam thu tuc dao chuyen tau nhu the nao anh?

      Trả lời
    11. Bích Lập viết

      Tháng Bảy 5, 2017 lúc 7:19 sáng

      anh ơi cho em hỏi với ạ, bên em muốn xuất mặt hàng hóa lỏng nước rửa chén thì MSDS xin tại đâu vậy a, và ngoài cái đó ra thì có cần giấy tờ gì nữa không ạ. em cảm ơn!

      Trả lời
    12. Trường viết

      Tháng Sáu 13, 2017 lúc 10:11 sáng

      Cho e hỏi hun trùng chi phí tính ra sao vậy a

      Trả lời
      • Song Ánh Logs Support viết

        Tháng Năm 4, 2020 lúc 10:13 sáng

        Chào bạn,
        Bạn liên hệ các đơn vị làm dịch vụ hun trùng để được thông tin về chi phí cụ thể nha.

        Trả lời
    13. QuỳnhChi viết

      Tháng Sáu 9, 2017 lúc 2:11 sáng

      Em chào anh,
      Công ty em đang muốn xuất rượu đi hông kong và bên hãng tàu có yêu cầu MSDS.
      Hàng là của khách gửi kho, giờ xuất tiếp thì có phải MSDS mình nên yêu cầu lấy từu shipper ban đầu hay tự mình bây giờ làm mới cũng được ạ?
      Mong nhận được câu trả lời từ anh,
      Em cảm ơn ạ!

      Trả lời
      • Song Ánh Trần (Mr.) viết

        Tháng Sáu 10, 2017 lúc 2:48 sáng

        Lấy từ shipper nhé bạn

        Trả lời
    14. Hieu viết

      Tháng Mười Hai 28, 2016 lúc 3:55 sáng

      Minh muon lam MSDS cho mat hang Cui Trau Vien.

      Xin vui long gui bao gia

      Trả lời
      • kimanh viết

        Tháng Sáu 24, 2017 lúc 4:23 sáng

        msds cho coconut charcoal

        Trả lời
    15. Phạm Bình Thanh viết

      Tháng Mười 14, 2016 lúc 3:48 sáng

      Chúng tôi xuất khẩu nước mắm đóng chai, khách hàng đề nghị chúng tôi cung cấp MSDS.
      Vui lòng cho biết đơn vị nào làm dịch vụ MSDS

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 25, 2020 lúc 10:10 sáng

        Bạn có thể liên hệ thử dv làm MSDV mà mình biết nha:0979547465

        Trả lời
        • Trang viết

          Tháng Tám 23, 2020 lúc 7:41 chiều

          Mình là chủ nhân sđt này và mình k làm MSDS bạn nhé

          Trả lời
          • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

            Tháng Tám 25, 2020 lúc 11:22 sáng

            Dear Bạn,

            Thật sự xin lỗi bạn nha, có thể lúc đó mình ghi nhầm sdt của bạn, cho mình xin lỗi bạn nha!

            Trả lời
    16. Phương viết

      Tháng Chín 21, 2016 lúc 9:28 sáng

      Cho mình hỏi mình muốn nhập hàng giầu gió từ Singapore thì bên sipper có phải làm MSDS ko? Thanks.

      Trả lời
    17. Nguyễn Hoàng Quí viết

      Tháng Chín 16, 2016 lúc 7:51 sáng

      Cơ sở tôi chuyên sản xuất rượu có nồng độ 29 vol, bên mua đòi MSDS (Trung gian xuất qua Nhật). Nhờ anh tư vấn giúp tôi. Cảm ơn anh nhiều!
      Nguyễn Hoàng Quí09.432.

      Trả lời
    18. Phan Lợi viết

      Tháng Tám 4, 2016 lúc 1:27 chiều

      Tôi sản xuất túi nhựa PE nhưng bên mua yêu cầu cung cấp MSDS. Anh tư vấn giúp với ạ.

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Tám 5, 2016 lúc 8:37 sáng

        chào anh, bên anh người mua hàng là khách trực tiếp hay trung gian ạ. Anh xuất theo điều kiện gì, FOB hay CIF . Em thấy MSDS chủ yếu nếu hãng tàu có yêu cầu thì mình làm, còn không thì ko cần đâu anh.

        Trả lời
        • loc pham viết

          Tháng Chín 16, 2016 lúc 2:37 chiều

          phí làm msds cho bột than cui khoảng bao.nhieu vay anh

          Trả lời
          • Song Ánh Trần viết

            Tháng Chín 19, 2016 lúc 11:24 sáng

            Để có các chỉ tiêu bạn thử gọi hỏi VIna control xem thế nào bạn,

            Trả lời
    19. NGUYEN VAN NGHIEM viết

      Tháng Sáu 28, 2016 lúc 5:06 sáng

      Tôi làm bên thép không gỉ, bạn có thể hướng dẫn cách lập MSDS không?
      Nghiêm

      Trả lời
    20. Huyền viết

      Tháng Năm 18, 2016 lúc 2:36 sáng

      Bên mình là hàng Mỹ phẩm muốn làm MSDS, vui lòng hướng dẫn giúp mình

      Trả lời
    21. Diệu viết

      Tháng Ba 24, 2016 lúc 7:28 sáng

      Chào anh,
      Có trường hợp nào mà MSDS bị bác bỏ không vậy anh?!

      Trả lời
    22. Nguyễn Cảnh viết

      Tháng Một 12, 2016 lúc 11:47 sáng

      Mình muốn làm MSDS cho loại Cồn Ethanol cần những gì bạn.

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Một 13, 2016 lúc 5:21 chiều

        Bạn đã đến trung tâm kiểm định để kiểm tra các chỉ số hàng hóa của bạn chưa ?

        Trả lời
    23. Thinh viết

      Tháng Mười Một 25, 2015 lúc 3:28 sáng

      Dear Mr. Anh,

      Mình chuẩn bị xuất hàng than đá đi Manzanillo khoản 30-40 con’t 20.
      Check giúp giá cước và thủ tục cần thiết.

      Thanks,

      Thinh
      0908 688 534
      Skybe: voxuanthinh

      Trả lời
    24. Tuan viết

      Tháng Mười Một 18, 2015 lúc 11:51 sáng

      Cty chung toi thuong xuyen xuat khau than qua Han Quoc, vui long chao gia cho chung toi.

      Trả lời
      • Luke viết

        Tháng Một 7, 2016 lúc 10:26 sáng

        Anh có thể để lại thông tin liên lạc để em có thể liên hệ vs anh dc ko ?

        Trả lời
      • Ngân viết

        Tháng Một 12, 2016 lúc 6:08 sáng

        mình đang cần tìm hãng tàu xuất khẩu than, bạn có thể liện hệ với mình mình đang cần gấp

        cám on ban

        Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • Mẫu vận đơn đường biển Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng
    • Mẫu chi tiết vận đơn Bill of lading
    • Điều Kiện Giao Hàng FOB - Incoterms 2010 FOB Là Gì? Trách Nhiệm Người Mua và Người Bán Trong Hợp Đồng

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Hợp đồng xuất khẩu gạo Hợp Đồng Ngoại Thương (International Trade Contracts) Nội dung & soạn thảo
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân luồng hải quan là gì và ý nghĩa của luồng Xanh, Vàng, Đỏ

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap