• Home
  • Vận Chuyển Sea-Air
    • Local Charges
    • Giá Cước
    • Phụ Phí
  • Thủ Tục Hải Quan
  • Hãng Tàu Container
  • Kiến Thức
  • Đào Tạo XNK
  • Giới Thiệu

Song Ánh Logistics

Học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Miễn Phí

Phân biệt giữa hình thức 1PL, 2PL, 3PL và 4PL

Last Updated on Tháng Một 22, 2016 By SONGANHLOGS 21 Bình luận

Cùng với sự phát triển về nhu cầu Logistics hiện nay, việc thuê các dịch vụ Logistics bên ngoài đang trở thành một xu hướng phổ biến. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những hình thức dịch vụ chính trong hoạt động Logistics bao gồm 1PL, 2PL, 3PL và 4PL cũng như chia sẻ với các bạn về cách nhận biết những điểm chung và khác nhau giữa các loại hình này.

Hệ thống cấp bậc của Logistics
H1: Hệ thống cấp bậc của Logistics

Nội dung

  1. 1PL (First Party Logistics hay Logistics Tự Cấp)
  2. 2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)
  3. 3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
  4. 4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)
  5. So sánh sự khác nhau giữa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL

1PL (First Party Logistics hay Logistics Tự Cấp)

Thường là một công ty hay một cá nhân tự tổ chức các hoạt động logistics để đáp ứng mục đích vận chuyển hàng hóa của họ. Những công ty hoặc cá nhân này thường sở hữu những phương tiện vận tải, công cụ hay thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ và di chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác, kho xưởng và những nguồn lực khác kể cả con người để tự thực hiện và điều hành các hoạt động logistics. Như vậy, vai trò của người vận chuyển và cung cấp hàng hóa dưới hình thức Logistics Tự Cấp thường đại diện cho cả người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng hóa (consignee). Nhà hoạt động Logistics Tự Cấp có thể là một nhà sản xuất, giao dịch, công ty xuất nhập khẩu, nhà bán sỉ-lẻ, hay nhà phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Ở một khía cạnh khác, có thể hiểu đơn giản rằng bất cứ cá nhân nào tự tổ chức và sử dụng phương tiện của họ để vận chuyển hàng hóa của họ từ nơi này đến nơi khác cũng được xem như là Logistics Tự Cấp.

2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)

Bao gồm những nhà cung cấp các dịch vụ Logistics đơn lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những công ty cung cấp dịch vụ này thường sở hữu và sử dụng những phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho công việc vận chuyển đặc thù của họ. Ví dụ, những công ty vận tải biển lớn trên thế giới như Wan Hai, Maersk, Yang Ming và Ever Green là những tập đoàn lớn chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hoặc những công ty dịch vụ về vận tải đường bộ và vận chuyển hàng hóa bằng các loại xe tải. Điều đó có nghĩa là dịch vụ 2PL chỉ đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặc thù hay cung cấp các dịch vụ vận chuyển đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics củamột công ty khách hàng.

Trong một số trường hợp, hàng vận chuyển có kích thước lớn và không thể vận chuyển bằng những phương tiện thông thường, thì 2PL có thể được coi như là “Hợp đồng phụ” – Sub-contract của 1PL – Logistics Tự Cấp và sẽ đảm nhận công việc vận chuyển này.

3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)

Là một công ty đại diệnbên được thuê bên ngoài để đảm nhận toàn bộ các dịch vụ Logistics của công ty khách hàng dựa trên hợp đồng bao gồm việc thực hiện các thủ tục kê khai hải quan và thông quan hàng hóa, giấy tờ xuất nhập khẩu, chứng từ giao nhận và vận chuyển, xếp dỡ hàng, v.v để giao hàng đến đúng điểm quy định. Công ty 3PL thường sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng không, hoặc có mối liên kết lớn với nhiều công ty vận chuyển khác đểtận dụng tối đa chức năng dịch vụ của họ. Ngoài ra những công ty cung cấp dịch vụ 3PL còn chịu trách nhiệm về việc sắp xếp thời gian vận chuyển hợp lý sao cho hàng hóa được giao đúng thời điểm cũng như đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn. Nếu như hàng hóa hay bao bì hàng hóa không được nguyên vẹn khi giao đến tay người nhận, thì công ty Logistics được thuê phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Vì thế, có thể nói rằng những công ty cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty khách hàng.

Những lợi thế của dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng:
– Mạng lưới dịch vụ rộng lớn: Cho phép 3PL thực hiện và tối ưu các hoạt động logistics không chỉ trong phạm vi lãnh thổ mà còn mở rộng ra toàn cầu.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp hạn chế việc đầu tư không cần thiết vào việc mua phương tiện vận chuyển, các thiết bị và chi phí thuê người vận chuyển. Không những thế, việc điều hành logistics không hiệu quả sẽ gây nên nhiều thiệt hại và tốn kém.
– Chuyên môn cao: đội ngũ nhân viên của công ty 3PL là những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển. Bên cạnh đó, họ biết áp dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý các hoạt động Logistics được hiệu quả.
– Không gian mở rộng và linh hoạt: Hệ thống kho và trung tâm phân phối rộng khắp của 3PL giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tiết kiệm chi phí và thời gian, và tăng sự linh hoạt.
– Sự tối ưu hóa liên tục: Những công ty 3PL quản lý quá trình chuỗi cung ứng nhờ vào hệ thống tiên tiến có khả năng điều chỉnh liên kết trong chuỗi cung ứng, theo dõi và phân tích sự thiếu hiệu quả và khắc phục sai sót.

Ví dụ: DHL và FedEx là những công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu, bao gồm các dịch vụ từ vận chuyển bằng đường tàu đến đường hàng không, lên kế hoạch và tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển, quản lý người vận chuyển, quản lý hệ thống bảo mật, Incoterm, bảo hiểm hàng hóa, v.v.

4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)

Là một công ty dịch vụ tư vấngiữ vai trò điều phối và giám sát tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng từ việc thu nhập các nguồn lực, tìm kiếm những khả năng và áp dụng công nghệ,với mục đích là để thiết kế, xây dựng và vận hành một chuỗi Logistics toàn diện. Ở một khía cạnh nào đó có thể coi 3PL là nền tảng để phát triển 4PL rộng hơn, đa dạng hơn, cụ thể hơn và toàn vẹn hơn, nhằm vươn tới một chuỗi phân phối bao phủ thị trường toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

Mối quan hệ giữa các hình thức dịch vụ Logistics
H2: Mối quan hệ giữa các hình thức dịch vụ Logistics

So sánh sự khác nhau giữa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL

Trước tiên, dựa vào cách giải thích trên, bạn có thể dễ dàng phân biệt được sự khác biệtrõ ràng giữa 1PL và 3 loại hình Logistics còn lại đó chính là 1PL giành cho nhà Logistics Tự Cấp.

Nói tóm lại ở hình thức 1PL, người sở hữu hàng hóa tự đầu tư vào những phương tiện vận tải, các công cụ hỗ trợ và nguồn nhân lực có sẵn để tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân. Đa số hình thức 1PL được áp dụng cho những hàng hóa có kích thước không quá lớn, dễ di dời và phạm vi vận chuyển là trong nội bộ hoặc trong nước. Trong một số trường hợp, đó cũng có thể là một công ty rất lớn có khả năng tự thiết lập và điều hành Logistics. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không có đủ quy mô cũng như không có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong việc thực hiện Logistics, thì hình thức 1PL sẽ làm giảm hiệu quả, gây nhiều thiệt hại và tốn kém chi phí.

Trong khi đó 3 hình thức còn lại là của những công ty cung cấp dịch vụ Logistics cho khách hàng.
2PL chỉ đảm nhận và cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chuỗi logistics của khách hàng. Thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay đường hàng không.

Đáng chú ý nhất là hai hình thức Logistics cấp cao 3PL và 4PL. Đa số mọi người đã biết về 3PL, tuy nhiên đối với 4PL thì hoàn toàn xa lạ. 4PL là một loại hình dịch vụ Logistics khá mới mẻ và chưa phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là nó có độ phức tạp cao trong chức năng, vai trò và quản lý. Vậy nên, việc phân biệt 3PL và 4PL thì không hề dễ dàng. Dưới đây là một số phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng cụ thể của hai loại hình Logistics này.

• Điểm giống và khác giữa 3PL và 4PL

Giống nhau
Nhìn chung, cả hai hoạt động này đều đóng góp vào hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến hàng hóa đầu ra và thực hiện các thực hiện các hoạt động vận chuyển cần thiết.

Khác nhau

Đối với 3PL, công ty dịch vụ cung cấp hệ thống Logistics đa chiều giúp hỗ trợ dòng chảy nguyên vật liệu và thiết bị từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất, đưa thành phẩm đến các kênh phân phối và nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, không thể nói 3PL mang giá trị cốt lỗi cho toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, bởi vì nó chỉ đơn giản là một dịch vụ được thuê với mục đích để cắt giảm chi phí. 3PL chỉ đóng góp chiến thuật và giá trị vào một mắt xích trong chuỗi cung ứng, và nó sẽ chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành những chiến thuật đó. Vì thế nó được gọi là Thỏa Thuận về Cung Cấp Dịch Vụ (Service Level Agreement).

Đối với 4PL thì hoàn toàn khác, hình thức này ảnh hưởng đếnkhông chỉ hệ thống Logistics mà còn toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty khách hàng. Các công ty cung cấp dịch vụ 4PL thường là một liên doanh và có hợp đồng dài hạn với khách hàng. Những công ty đó có vai trò như một cầu nối giữa khách hàng với các nhà cung ứng và các nhà phân phối, giúp chuỗi cung ứng được phát triển phù hợp với tầm nhìn chung của công ty khách hàng. Hay nói cách khác, mọi khía cạnh trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được quản lý bởi 4PL. Cụ thể, 4PL đảm nhận các hoạt động mang tính chiến lược, quản lý chuyên sâu, tập trung cải thiện hiệu quả của quy trình và vận hành toàn bộ hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng.

Vì 4PL được phát triển từ 3PL, nên nó đảm nhiệm và quản lý hầu như tất cả các chức năng của 3PL. Ngoài ra, 4PL có thể liên kết cũng như tham gia quản lý vào một hoặc nhiều công ty 3PL khác để cung cấp toàn bộ các chức năng Logistics được thuê ngoài. Nếu như việc thực hiện 3PL nhằm mục đích cắt giảm chi phí cho một công ty, thì 4PL sẽ là giá trị cốt lõi, có ảnh hưởng lâu dài đến tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng của công ty, không riêng về việc tiết kiệm chi phí đơn lẻ.

Chính vì điều đó mà 4PL được coi như là Những Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Dẫn Đầu (Lead Logistics Providers).

Bài viết liên quan đến chủ đề này:
  • Chuyển tải là gì? Phân biệt đi Direct và VIA
  • Tại sao lại có sự khác biệt giữa trọng lượng trên vận đơn và manifest
  • Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
  • Phân biệt cước Prepaid và cước Collect
  • Logistics Thu Hồi và Vai trò quan trọng trong Chuỗi Cung Ứng
  • Khác nhau giữa FCL và LCL vận chuyển hàng lẻ và full container
  • Thuộc chủ đề:Kiến Thức

    Nói về SONGANHLOGS

    SONGANHLOGS.com là website chuyên về xuất nhập khẩu, Logistics và thủ tục hải quan. Chúng tôi chia sẻ kiến thức đến cộng đồng bạn đọc.

    Hãy ủng hộ SongAnhLogs bằng cách đánh giá bài viết để chúng tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn. Theo dõi website để nhận những bài viết mới nhất.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Bình luận

    1. Kim Oanh viết

      Tháng Tư 11, 2020 lúc 8:45 chiều

      A, cho em hỏi công ty sotrans logistics có phải là 4 Pl Không ạ

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 22, 2020 lúc 3:54 chiều

        Chào E,

        Như tàu bị delay là do hãng tàu có thay đổi, chỉ ảnh hưởng tới đầu nhập khẩu hàng chậm thôi, người mua không phải chịu bất cứ chi phí nào phát sinh cả.
        nếu như e bị tính phí phát sinh gì đó, thì cụ thể đó đề Songanh tư vấn e tốt hơn nha. thanks E!

        Trả lời
    2. Nada viết

      Tháng Tư 8, 2019 lúc 3:02 chiều

      Cảm ơn anh về bài viết rất bổ ích <3

      Trả lời
    3. Hoàng Thị Dung viết

      Tháng Sáu 9, 2017 lúc 8:54 sáng

      Bài viết rất cụ thể.
      Anh cho em hỏi là ở Việt Nam đã có công ty Startup 4PL chưa ạ

      Trả lời
      • Song Ánh Trần (Mr.) viết

        Tháng Sáu 10, 2017 lúc 2:48 sáng

        Cảm ơn bạn. Mình không rõ công ty nào startup bạn à

        Trả lời
    4. Huyền Rubbi viết

      Tháng Một 9, 2017 lúc 1:48 chiều

      Anh có thể cho e ví dụ cụ thể về từng loại logistics k ạ

      Trả lời
    5. Khang viết

      Tháng Chín 18, 2016 lúc 2:36 chiều

      Bài viết rất hay. A có thể cho e biết các công ty điển hình cho từng hình thức trên không a.

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Chín 19, 2016 lúc 11:16 sáng

        Em tự search xem sao. Anh cũng không nhớ hết để liệt kê.

        Trả lời
    6. HaiNhiVo viết

      Tháng Chín 14, 2016 lúc 6:52 sáng

      A có thể cho e hỏi ưu điểm của 1PL được không ạ … 1PL ó Ưu điểm gì mà co nhiều công ty Việt Nam sử dụng mô hình 1PL.???

      Trả lời
    7. Tuyen viết

      Tháng Tám 19, 2016 lúc 5:12 chiều

      Anh ơi. Cho em hỏi tí nha. Thầy em kêu thuyết trình về Logistic 2PL mà em kiếm không có tài liệu . Anh có thể chỉ cho em tìm tài liệu ở đâu không ạ

      Trả lời
      • Hỗ Trợ 02 Song Ánh Logs viết

        Tháng Tư 24, 2020 lúc 11:37 sáng

        Logistics 2PL (Second party logistics) là dịch vụ Logistics bên thứ hai, dịch vụ này sẽ đảm nhận các vai trò cơ bản như: vận tải chuyển chở, kho vận, thủ tục hải quan, chứng từ hãng tàu, thanh toán chi phí..

        Bạn có thể tham khảo trên web về second party Logistics nha.

        Trả lời
    8. trang viết

      Tháng Sáu 13, 2016 lúc 2:53 sáng

      anh cho e hỏi tại sao các công ty Logistic ở Việt Nam chỉ hoạt động ở 1PL, 2PL hoặc tối đa là 3PL .
      e cảm ơn a nhiều

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Bảy 6, 2016 lúc 6:22 chiều

        Theo anh thì các công ty VN nhỏ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là thiếu các đại lý ở nước ngoài để khai triển đa phương thức.

        Trả lời
    9. Nguyên viết

      Tháng Tư 8, 2016 lúc 5:58 sáng

      E đang học ngành kinh tế đối ngoại và cũng xác định sau này sẽ làm về logistic nhưng không biết phải bắt đầu từ đau. Anh tư vấn giúp e dc ko a

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Tư 13, 2016 lúc 9:48 sáng

        Em cứ học tốt đã, giỏi tiếng Anh là lợi thế. Sau này xin vào hãng tàu hoặc FWD làm. XIn vào những công ty xuất hàng số lượng lớn cũng tốt em à.

        Trả lời
    10. dao viết

      Tháng Ba 23, 2016 lúc 3:28 sáng

      bai viet rat hay

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Ba 23, 2016 lúc 8:59 sáng

        Cảm ơn bạn nhiều nhé. Chúc bạn ngày tốt lành .

        Trả lời
    11. Huyền viết

      Tháng Ba 7, 2016 lúc 2:01 sáng

      Anh giải đáp thắc mắc này cho em với. Nhập khẩu đường hàng không tự công ty nhập khẩu nhận hàng tại sân bay được không hay phải thông qua forwarder? Ngoài ra em còn thắc mắc là mình nhập khẩu hàng lẻ thì forwarder đó do bên xuất khẩu có đại lý bên mình hay mình tự thuê vậy?

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Ba 10, 2016 lúc 7:35 chiều

        Chào Huyền,
        Nếu công ty bạn liên lạc được với hãng máy bay thì tự nhập được nhé. Nhưng thường sẽ rất khó gặp dc sale hãng máy bay mà hầu hết đi qua FWD nếu hàng của bạn không có nhiều.

        Trả lời
    12. Thanh Bình viết

      Tháng Một 11, 2016 lúc 7:17 sáng

      Thấy bài viết bổ ích nên mình muôn down về lưu lại mà không được ban?

      Trả lời
      • Song Ánh Trần viết

        Tháng Một 11, 2016 lúc 9:43 sáng

        Bạn có thể lưu lại đường link và đọc bất cứ lúc nào. Nội dung trên website đều do mình biên tập và tự viết và tất cả nội dung đều được bảo vệ bản quyền bởi DMCA (Digital Millennium Copyright Act). Mọi việc copy đều bất hợp pháp và vi phạm pháp luật. Nếu mình kiện thì có thể người copy có thể dính đến luật pháp. Bạn hãy lưu lại đường link và đọc nhé. Cảm ơn bạn !

        Trả lời

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký nhận bài mới

    Có Thể Bạn Quan Tâm

    • Kích Thước Container Kích Thước Container – 20 feet, 40′, 45′ Cao, Lạnh, Flat Rack, Open Top
    • Phân biệt Master bill và House bill Master Bill, House Bill Là Gì? So Sánh Khác Nhau Giữa MBL và HBL
    • Mẫu vận đơn đường biển Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển
    • LC (Letter of Credit) là thư tín dụng do ngân hàng phát hành LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • DEM là gì DET là gì DEM, DET, Storage Là Gì? Phí Lưu Container Demurrage, Detention
    • container 20 feet Kích Thước Container 20 feet – Cont Khô, Lạnh, Phủ Bì, Lọt Lòng
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân Luồng Hải Quan Là Gì và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Cách tính số lượng hàng hóa khi đóng container 20 feet
    • Trọng lượng và thể tích container 20 feet Container 20 feet chứa bao nhiêu tấn và thể tích khối của hàng
    • Mẫu Packing List Packing List Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu – Mẫu Phiếu Đóng Gói

    Bài viết mới

    • Hướng Dẫn Khai Hải Quan Điện Tử Với ECUS5 VNACCS 2018
    • Khóa Học Xuất Nhập Khẩu – Nghiệp Vụ Thực Tế
    • Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Đường Biển & Hàng Không
    • Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu
    • Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Xuất Nhập Khẩu – Tra Cứu & In Mã Vạch
    • FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
    • Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Online – Ngân Hàng & Xuất Nhập Khẩu
    • Học Thanh Toán Quốc Tế Ra Làm Gì? Người Mới Bắt Đầu Cần Hiểu
    • LC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Quy Trình Thanh Toán & Các Bước L/C
    • Khóa Học Khai Báo Hải Quan Điện Tử Bằng Phần Mềm ECUS & VNACCS

    Bài Viết Liên Quan Đến Chủ Đề Này

    • Hợp đồng xuất khẩu gạo Hợp Đồng Ngoại Thương (International Trade Contracts) Nội dung & soạn thảo
    • Quy trình hải quan điện tử và phân luồng hải quan Xanh, Vàng, Đỏ Phân luồng hải quan là gì và ý nghĩa của luồng Xanh, Vàng, Đỏ

    Tất cả bài viết là sản phẩm của SongAnhlogs.com. Do đó chúng tôi nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức Copy bài viết. Chúng tôi sẽ bảo vệ nội dung trên cơ sở đạo luật DMCA & Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006

    Đơn vị chủ quản Công Ty TNHH SONG ÁNH LOGS
    MST: 0314920544
    Địa Chỉ: Số 208/4 Bùi Đình Túy – Phường 24- Quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh

    DMCA.com Protection Status

    © Copyright 2014-2018 SongAnhlogs.com · All Rights Reserved. Sitemap