Đa số chúng ta đều hiểu về Logistics như một thuật ngữ chỉ về tất cả các hình thức và hoạt động liên quan đến vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhưng đã có ai từng nghe về “Logistics Ngược” hay “Logistics Thu Hồi” (Reverse Logistics) chưa? Mục đích của bài viết này là để giúp bạn có một góc nhìn khác về ngành công nghiệp Logistics và cụ thể là Logistics Thu Hồi, đưa ra những quan điểm nhận thức về Logistics thu hồi cũng như ý nghĩa và vai trò của nó trong ngành Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain).
Tại sao cần phải có Logistics Thu Hồi?
Ngày nay, bởi rất nhiều lý do khác nhau như sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng do quá trình sản xuất hay vận chuyển, hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, nên đã có rất nhiều sản phẩm được trả về từ khách hàng để kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp hay đơn giản là thu hồi để tái sử dụng v.v. Có thể nói rằng đó là một hiện tượng phổ biến không thể tránh khỏi mà hầu hết những doanh nghiệp, nhà sản xuất, các trung tâm phân phối, nhà cung cấp sỉ – lẻ đều quan tâm và lo lắng. Vì thế, Logistics Thu Hồi sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp tiết kiệm những chi phí, tăng hiệu quả trong việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Không những thế, phương pháp này còn giúp cho việc ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty đến môi trường được hạn chế và đó là tiền đề tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty.
Logistics Ngược là gi?
Hình thức Logistics truyền thống mà chúng ta hay biết đến được gọi là Logistics Xuôi (Forward Logistics), có vai trò là lập ra kế hoạch, thực hiện và quản lý một cách hiệu quả sự chung chuyển sản phẩm từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến khi thành sản phẩm hoàn chỉnh, lưu kho và phân phối đến nơi tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Khác với Logistics Xuôi, hoạt động của Logistics Ngược thì hoàn toàn ngược lại. Đó là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng sản phẩm được thu hồi từ nơi phân phối hay điểm tiêu thụ về nơi sản xuất và các hoạt động liên quan đến tái sử dụng vật liệu. Nói một cách khác, Logistics Thu Hồi bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu khi chúng bị hư hỏng và không thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Nói theo đúng thuật ngữ chuyên ngành Chuỗi Cung Ứng thì các hoạt động của Logistics Ngược được gọi là Quản Lý Thu Hồi Sản Phẩm (Return Management Process).
Cụ thể, qúa trình hoạt động của Logistics Ngược được phân thành 4 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 – Tập hợp, là bước bao gồm những kế hoạch và hoạt động cần thiết để thu hồi và tập hợp các sản phẩm có khuyết điểm . Bước tiếp theo « Kiểm tra », bộ phận có chuyên môn của công ty sẽ tiến hành các quá trình cần thiết để kiểm tra lại chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại. Giai đoạn 3 – Xử lý, ở bước này, sản phẩm và vật liệu sẽ được quyết định bằng cách tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại ; thay thế, phục hồi (sửa chữa, nâng cấp…) hoặc chuyển thành rác thải (thiêu đốt, tái chế…). Giai đoạn 4 – Phân phối và hoàn trả lại sản phẩm sau khi được phục hồi. Giai đoạn này sẽ được thực hiện theo mô hình của Logistics Xuôi.
So sánh Logistics Ngược và Logistics Xuôi
Các tiêu chí so sánh giữa I-2010 và I-2000 | Incoterms 2000 | Incoterms 2010 |
---|---|---|
Số các điều kiện thương mại | 13 | 11 |
Số nhóm được phân | 04 nhóm | 02 nhóm |
Cách thức phân nhóm | Theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro. | Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải khác. |
Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa | Không quy định trong I-2000 | Có qui định tại A2/B2; A10/B10 |
Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms | Thương mại quốc tế | Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan. |
Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi | Không quy định | Có quy định |
Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF | Lan can tàu | Hàng phải được xếp lên tàu |
Các điều kiện thương mại: DAT, DAP | Không | Có quy định thêm 2 điều kiện này |
Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU | có quy định | I-2010 đã bỏ 4 điều kiện này thay bằng 2 điều kiện : DAT, DAP. ( Do đó I2010 giảm 2 điều kiện) |
Dựa vào bảng so sánh, có thể thấy rằng quá trình quản lý dòng sản phẩm thu hồi của Logistics Ngược có nhiều khó khăn và bất lợi hơn so với việc vận hành Logistics Xuôi. Chính vì điều đó, Logistics Ngược luôn là thách thức với đa số các doanh nghiệp, nhưng nó sẽ trở thành một công cụ cạnh tranh tuyệt vời nếu như họ có được chiến lược hiệu quả để phát triển và cải thiện dòng Logistics này.
Tầm quan trọng của Logistics Ngược trong Chuỗi Cung Ứng
Đòn bẩy giúp thông suốt dòng Logistics Xuôi: Trong quá trình vận hành Logistics Xuôi, khi sản phẩm được phân phối đến nơi tiêu thụ và bị hoàn trả lại vì nhiều lý do, thì vai trò của Logistics Thu Hồi trở nên vô cùng quan trọng khi nó giúp cho các sản phẩm vật liệu được sửa chữa và phục hồi nhanh chóng để đưa về kênh Logistics Xuôi một cách kịp thời, hiệu quả.
Tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp: Khi một khách hàng yêu cầu công ty đưa sản phẩm về để bảo trì hay sửa chữa (đa số đó là những sản phẩm có kích thước lớn hay do địa điểm giữa nhà phân phối và nơi tiêu thụ khá xa nên người tiêu dùng không thể vận chuyển bằng phương tiện cá nhân), thì doanh nghiệp sẽ phải tính toán mọi chi phí việc vận chuyển để thu hồi hàng hóa. Logistics Ngược thường chiếm khoảng 3% -15% trên tổng chi phí của công ty. Chính vì thế, việc lên kế hoạch và phát triển hệ thống Logistics Thu Hồi sẽ giúp công ty giảm được nhiều chi phí cho vận chuyển từ việc tái chế hoặc tái sự dụng bao bì, giữ lại những bộ phận còn sử dụng được của sản phẩm đã bị loại bỏ hay bán lại những sản phẩm đã qua sử dụng. Những hoạt động này làm tăng doanh thu của công ty.
Xây dựng hình ảnh tốt cho công ty nhờ nâng cao dịch vụ khách hàng: Khách khàng sẽ hài lòng với dịch vụ của công ty khi sản phẩm của họ được sửa chữa và bảo dưỡng đúng thời hạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn luôn thành công.
Trả lời